4 Đề thi Trạng nguyên nhỏ tuổi Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Lũng Hòa

doc13 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 4 Đề thi Trạng nguyên nhỏ tuổi Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Lũng Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điểm bài thi :
Họ tên, chữ ký giám khảo số 1
Họ tên, chữ ký giám thị số 1:
..............................................
Bằng số :
.................................
Họ tên, chữ ký giám khảo số 2
Họ tên,chữ ký giám thị số 2:
Số phách do chủ tịch
 HĐ ghi vào đây : 
Bằng chữ : 
.................................
.................................
Số phách do chủ tịch HĐ ghi vào đây : 
Đề thi môn Tiếng Việt lớp 5 : đề số 1
TRường TH lũNG HòA 
 = = = = = = = = = = = 
Tờ giấy thi
Trạng Nguyên nhỏ tuổi
 Khối lớp : 5
Năm học 2007 – 2008
Họ và tên học sinh : 
.............................................
Ngày sinh : .......................... 
Học sinh lớp : ..........
Trường Tiểu học : 
......................... ................... 
 Số báo danh :
 ......................
Đọc bài thơ 
Tháng giêng của bé
Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười
Quất gom từng hạt nắng rơi
Làm thành quả - Những mặt trời vàng mơ
Tháng giêng đến tự bao giờ
Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào
 Theo Đỗ Quang Huỳnh
Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý đúng nhất cho từng câu hỏi 
dưới đây 
Câu 1: Tháng giêng đến khi
A. Mầm cây tỉnh giấc .... B. Hạt mưa .... trốn tìm
C. Cây đào ....lim dim tiếng cười D. Tự bao giờ không biết
Câu 2: Nội dung chính mà bài thơ phản ánh là: 
 A. Cánh đồng làng còn vương chút heo may 
 B. Vườn cây , tiếng chim, cây đào, cây quất
 C. Cảnh sắc thiên nhiên tháng giêng 
Câu 3: Biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ
 A. So sánh B. Nhân hoá
 C. Cả A và B 
KHÔNG VIếT VàO CHỗ KHÔNG Có DòNG Kẻ
Câu 4: Hai câu thơ cuối bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì? 
Câu 5: Em hãy điền dấu ? vào chỗ thích hợp trong bài thơ trên.
Câu 6 : Chọn ra một từ láy ở trong bài thơ để rồi tạo ra 3 từ láy 
mới bằng cách thay đổi bộ phận âm đầu hoặc thanh ở hai tiếng
sao cho thích hợp.
Từ láy .......................... Từ láy mới tạo ra:
Câu 7 : Dòng thứ nhất và dòng thứ 2 của bài thơ có:
 A. 3 danh từ, 2 động từ, 3 tính từ
 B. 5 danh từ, 2 động từ, 2 tính từ
 C. 9 danh từ, 2 động từ, 1 tính từ
 D. 7 danh từ, 3 động từ, 1 tính từ
Câu 8: Nghĩa của từ ngọt ngào
 A. Ngọt gây cảm giác dễ chịu
 B. Ngọt lắm, vị ngọt như còn đọng mãi ở trong miệng
 C. Ngọt thấm vào người gây cảm giác ngọt dễ chịu, thích thú
Câu 9 : Các từ: ngọt ngào, ngọt lịm, ngọt bùi, ngọt lự
 A. Là từ nhiều nghĩa 
 B. Là từ gần nghĩa 
 C. Là từ đồng nghĩa không hoàn toàn
Câu 10: 
 Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 dòng tả lại cảnh sắc thiên nhiên ở quê em khi tiết trời đã vào 
giêng.
Điểm bài thi :
Họ tên, chữ ký giám khảo số 1
Họ tên, chữ ký giám thị số 1:
..............................................
Bằng số :
.................................
Họ tên, chữ ký giám khảo số 2
Họ tên,chữ ký giám thị số 2:
Số phách do chủ tịch
 HĐ ghi vào đây : 
Bằng chữ : 
.................................
.................................
Số phách do chủ tịch HĐ ghi vào đây : 
Đề thi môn Tiếng Việt lớp 5: đề số 2
Trường TH LũNG HòA
 = = = = = = = = = = = 
Tờ giấy thi
Trạng Nguyên nhỏ tuổi
 Khối lớp : 5
Năm học 2007 – 2008
Họ và tên học sinh : 
.............................................
Ngày sinh : .......................... 
Học sinh lớp : ..........
Trường Tiểu học : 
......................... ................... 
 Số báo danh :
 ......................
Đọc đoạn văn
 Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Vầng trăng vàng thẳm 
đang từ từ nhô lên từ sau luỹ tre xanh thẫm. Mấy sợi mây còn vắt 
ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên quang đồng 
rộng, cơn gió nhẹ hưu hưu đưa lại, thoang thoảng mùi hương 
thơm mát.
 Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô 
lên khỏi rặng tre. Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao. Mặt 
trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không và du du như sáo 
diều. ánh trăng trong chảy khắp nhành cây, kẽ lá, tràn ngập con 
đường trắng xoá.
 Cành lá sắc và đen như mực vắt qua mặt trăng như một bức 
tranh tàu. Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và 
nhỏ nhấp nhánh như thuỷ tinh.
 ( theo Thạch Lam)
 Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước ý đúng nhất cho từng 
câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Bài văn miêu tả cảnh gì?
 A. Cảnh làng quê trong đên trăng.
 B. Cảnh đêm trăng đẹp.
 C. Các cảnh vật dưới ánh trăng.
Câu 2. Bài văn được miêu tả theo trình tự nào?
 A. Không gian. B. Thời gian C. Cả 2 trình tự trên
KHÔNG VIếT VàO CHỗ KHÔNG Có DòNG Kẻ
Câu 3. Trong bài văn tác giả dùng kiểu so sánh nào?
 A. So sánh ngang bằng
 B. So sánh hơn kém
 C. Cả 2 kiểu so sánh trên
Câu 4. Trong câu thứ hai, những từ nào là từ ghép phân loại
 A. Vầng trăng, vàng thẳm
 B. Vàng thẳm, xanh thẫm.
 C. Vầng trăng, xanh thẫm
Câu 5. Dòng nào dưới đây có 5 từ láy
 A. Hiu hiu, thoang thoảng, óc ách, nhỏ nhẹ, thăm thẳm.
 B. Nhấp nhánh, vằng vặc, cuống quít, hào hứng, hiu hiu.
 C. Thăn thẳm, hiu hiu, nhấp nhánh, cập kênh, ấm ức.
Câu 6: Câu “ Mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không 
và du du như sáo diều” có mấy tính từ?
 A. 2 B. 3 C. 4 D.5
Câu 7. Câu “ Mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh 
dần rồi đứt hẳn” Có mấy động từ?
 A. 0 B. 1 C. 2 D.3
Câu 8. Nghĩa: “ Trăng vào những đêm đầu tháng âm lịch, chưa 
tròn, những mỗi đêm lại đầy dần” hợp với từ nào?
 A. Trăng B. Trăng non C. Trăng lưỡi liềm.
Câu 9. Bài văn có mấy câu có thành phần phụ trạng ngữ ? 
 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 10. Cụm từ: “Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc 
lâu” trả lời cho câu hỏi nào ?
 A. ở đâu? B. Vì sao? C. Để làm gì D. Khi nào
Câu 11: Chủ ngữ của câu đầu đoạn thứ ba là những từ ngữ nào?
 A. Cành lá sắc và đen
 B. Cành lá sắc và đen như mực
 C. Cành lá sắc và đen như mực vắt qua mặt trăng
Câu 12. Bài văn có mấy câu ghép ?
 A1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 13. Các câu ghép nằm ở những đoạn nào? 
 A. Đoạn 1, đoạn 2 Đoạn 2, đoạn 3 C. Đoạn 3. đoạn 1
Câu 14. Các vế của câu ghép nối với nhau bằng cách nào?
 A. Nối bằng những từ có tác dụng nối
 B. Nối trực tiếp
 C. Cả 2 cách trên.
Câu 15. Dấu phảy thứ 2 của câu cuối đoạn 1 có tác dụng gì?
 A. Đánh dấu ranh giới giữa thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ
 B. Đánh dấu ranh giới giữa các từ ngữ cùng chức vụ trong câu.
 C. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép.
Điểm bài thi :
Họ tên, chữ ký giám khảo số 1
Họ tên, chữ ký giám thị số 1:
..............................................
Bằng số :
.................................
Họ tên, chữ ký giám khảo số 2
Họ tên,chữ ký giám thị số 2:
Số phách do chủ tịch
 HĐ ghi vào đây : 
Bằng chữ : 
.................................
.................................
Số phách do chủ tịch HĐ ghi vào đây : 
Đề thi môn Tiếng Việt lớp 5 đề số 3
Trường TH Lũng Hòa 
 = = = = = = = = = = = 
Tờ giấy thi
Trạng Nguyên nhỏ tuổi
 Khối lớp : 5
Năm học 2007 – 2008
Họ và tên học sinh : 
.............................................
Ngày sinh : .......................... 
Học sinh lớp : ..........
Trường Tiểu học : 
......................... ................... 
 Số báo danh :
 ......................
Phần I: Trắc nghiệm
 Khoanh tròn vào các chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: 	
 - Tôi ăn1 cơm
 - Bạn ấy ăn2 ảnh
 A. ăn1, ăn2 là từ đồng âm B. ăn1, ăn2 là từ nhiều nghĩa
 C. Nghĩa gốc ăn1 D. Nghĩa chuyển ăn1
 E. Nghĩa gốc ăn2 F. Nghĩa chuyển ăn2
Câu 2:
 Từ nào dưới đây không phải là từ láy:
 A. Lim dim	C. Xả xác
 B. Rối rít	 D. Thoăn thoắt
Câu 3: Cho các câu văn: 
 - Cái nết đánh chết cái đẹp
 - Bông hoa hồng đẹp
 A. Cái đẹp là tính từ	 C. Đẹp là danh từ
 B. Cái đẹp là danh từ	 D. Đẹp là tính từ
Câu 4: Câu phủ định là:
 A. Tôi không biết	C. Tôi không biết đâu
 B. Tôi có biết	 D. Tôi biết đâu đấy
KHÔNG VIếT VàO CHỗ KHÔNG Có DòNG Kẻ
Câu 5: 
 Cho câu: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên
lòng yêu tổ quốc.”
 Chủ ngữ là:
 A. Lòng yêu nhà	 
 B. Yêu làng xóm	
 C. Lòng yêu tổ quốc, yêu miền quê
 D. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê
Phần II: Tự luận.
Câu 6: 
 Cho đoạn thơ:
 “...Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao!
 Giọng của người, không phải sấm trên cao
 Thấm từng tiếng ấm vào lòng mong ước,
 Con nghe Bác, tưởng nghe lời non nước
 Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau ...”
 Tố Hữu
 Nghệ thuật của đoạn thơ là gì? Tác dụng diễn đạt của biện
pháp nghệ thuật ấy?
Điểm bài thi :
Họ tên, chữ ký giám khảo số 1
Họ tên, chữ ký giám thị số 1:
..............................................
Bằng số :
.................................
Họ tên, chữ ký giám khảo số 2
Họ tên,chữ ký giám thị số 2:
Số phách do chủ tịch
 HĐ ghi vào đây : 
Bằng chữ : 
.................................
.................................
Số phách do chủ tịch HĐ ghi vào đây : 
Đề thi môn Tiếng Việt: đề số 4
Trường TH Lũng Hòa 
 = = = = = = = = = = = 
Tờ giấy thi
Trạng Nguyên nhỏ tuổi
 Khối lớp : 5
Năm học 2007 – 2008
Họ và tên học sinh : 
.............................................
Ngày sinh : .......................... 
Học sinh lớp : ..........
Trường Tiểu học : 
......................... ................... 
 Số báo danh :
( Học sinh làm bài trực tiếp trên tờ đề thi )
Đọc câu chuyện sau:
Con sẻ
 Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng 
chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc 
lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có nhúm 
lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống.
 Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một 
con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước 
mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng
và thảm thiết. Nó nhảy ba bước về phía cái mõm há rộng đầyrăng
của con chó.
 Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng 
nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc. Trước mắt nó, con chó như
một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh vô 
hình vẫn cuốn nó xuống đất.
 Con chó của tôi dừng lại và lùi. Dường như nó hiểu rằng trước
mặt nó có một sức mạnh. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối 
rối và tránh ra xa lòng đầy thán phục.
 Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn
nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước 
tình yêu của nó.
 Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho 
từng câu hỏi dưới đây:
KHÔNG VIếT VàO CHỗ KHÔNG Có DòNG Kẻ này
Câu 1: Trên đường đi, con chó thấy gì?
 a. Thấy một con sẻ non rơi từ trên tổ xuống.
 b. Thấy một con sẻ già lao từ trên tổ xuống.
 c. Thấy một chiếc lá rơi từ trên cây xuống.
Câu 2: Vì sao sẻ già tỏ ra rất hung dữ trước con chó?
 a. Vì sẻ già rất căm ghét con chó.
 b. Vì sẻ già muốn trả thù con chó.
 c. Vì sẻ già quyết tâm bảo vệ con.
Câu 3: Vì sao con chó dừng lại và lùi?
 a. Vì con chó thấy sẻ già khoẻ mạnh hơn mình.
 b. Vì con chó thấy e ngại trước một sức mạnh.
 c. Vì con chó thấy không ăn được thịt sẻ non.
Câu 4: Tác giả thán phục điều gì ở con sẻ già?
 a. Lòng dũng cảm của sẻ già.
 b. Tình yêu thương con của sẻ già.
 c. Cả hai điều trên.
Câu 5: Câu chuyện ca ngợi điều gì?
 a. Ca ngợi tình cảm yêu thương sâu nặng của sẻ già đối với sẻ
non.
 b. Ca ngợi hành động dũng cảm của sẻ mẹ trong việc cứu con 
thoát chết.
 c. Ca ngợi ý chí quyết tâm và sức mạnh to lớn của loài sẻ trong
việc bảo vệ đồng loại.
Câu 6: Nghĩa của từ bối rối là gì?
 a. Lúng túng, mất bình tĩnh, không biết nên xử trí thế nào.
 b. Lúng túng và rất khó xử vì lòmg dạ rối lên như tơ vò.
 c. Lúng túng, vụng về, không biết nên làm như thế nào.
Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ hung dữ?
 a. hung ác b. dữ tợn c. dữ dội
Câu 8: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ khổng lồ?
 a. bé con b. thấp bé c. bé bỏng
Câu 9: Trong câu Con chó chạy trước tôi, từ ngữ được gạch chân giữ chức vụ ngữ pháp gì?
 a. Định ngữ b. Bổ ngữ c. Trạng ngữ
Câu 10: Bộ phận chủ ngữ của câu Bỗng từ trên cây cao trên đó, một con sẻ già có bộ ức đen 
nhánh lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm con chó là những từ ngữ nào?
 a. một con sẻ già
 b. một con sẻ già có bộ ức đen nhánh
 c. một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống
1. Hãy nêu cách hiểu của em về nghĩa từ Tổ quốc bằng một câu ngắn gọn, sinh động mà đúng ý.
2. Tìm những từ ghép có tiếng tổ, có tiếng quốc được hiểu theo nghĩa từ Tổ quốc.
3. Trong bài Tiếng ru, nhà thơ Tố Hữu có viết:
	Một ngôi sao chẳng sáng đêm
	Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng.
	Một người - đâu phải nhân gian?
	Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
Theo em, nhà thơ muốn nói với chúng ta điều gì qua đoạn thơ trên?
4. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 25 dòng) miêu tả những nét nổi bật về cảnh vật và cuộc sống nơi em ở để những người bạn ở xa thêm yêu mến quê em.
1. Tìm và viết ra:
- 3 thành ngữ, tục ngữ có tên con vật nuôi trong nhà (gà, vịt, trâu, bò, ...)
- 3 thành ngữ, tục ngữ có tên con vật thường sống trong rừng (hổ, báo, ngựa, voi, ...)
- 3 thành ngữ, tục ngữ có tên cây cối, hoa quả (ớt,lạc, bầu, bí, ...)
2. Đặt 2 câu ghép không có từ chỉ quan hệ, 2 câu ghép có từ chỉ quan hệ nói về việc học tập của em.

File đính kèm:

  • docTRANG NGUYEN TV LOP 5.doc