Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố lớp 9 năm học 2009-2010 môn : vật lý

doc10 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 4448 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố lớp 9 năm học 2009-2010 môn : vật lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THÀNH PHỐ KON TUM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ LỚP 9
PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2009-2010 
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn : Vật Lý - Phần thi : Tự luận
 Ngày thi :19/01/2010
 Thời gian : 60 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1/ (2đ) Một vật có khối lượng 2kg và thể tích 1dm3 nằm trong hồ nước ở độ sâu 5m. 
 Ph ải thực hiện một công bằng bao nhiêu để nâng nó lên độ cao 6m trên mặt 
 nước ? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3
Câu 2/ (3đ) Có một hộp kín với hai dây dẫn ló ra ngoài , bên trong hộp là ba điện trở loại
 1; 2; 3 được mắc thành mạch điện. 
 a/ Hãy vẽ sơ đồ cách mắc các điện trở trong hộp (tất cả các cách có thể) và tính 
 điện trở tương đương của mỗi cách mắc. 
 b/ Với một ắc quy 2V, một ampe kế (giới hạn đo thích hợp) và các dây dẫn , hãy
 nêu cách xác định bằng thực nghiệm để tìm sơ đồ thực của mạch điện trong hộp.
Câu 3/(3đ) Cho mạch điện như hình vẽ, khi cường độ dòng điện trong mạch I1= 2A thì công 
 suất toả nhiệt trên biến trở là P1 = 48w , khi cường độ dòng điện trong mạch 
 I2 = 5A thì công suất toả nhiệt trên biến trở là P2 = 30w.
 a/ Tìm hiệu điện thế U và điện trở r .
 b/ Tìm công suất toả nhiệt lớn nhất có thể có trên biến trở. Khi đó điện trở của
 biến trở là bao nhiêu ?
 + U -
 R r
 ********************
UBND THÀNH PHỐ KONTUM KỲ THI CHỌN HS GIỎI CẤP THÀNH PHỐ LỚP 9
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Năm học : 2009 – 2010
ĐỀ CHÍNH THỨC
 ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM, HƯỚNG DẪN CHÂM 
 Phần tự luận
 Câu
 Đáp án
B.điểm
Câu 1
Thay số đúng tính sai cho 0,25đ. Viết đúng công thức tính sai cho 0,25đ
 2đ
m = 2kg Công thực hiện khi vật di chuyển trong nước : 
V = 1dm3 = 0,001m3 A1 = (P – FA). s1 = =(10.m – d.V). h0
h0 = 5m = (10.2 – 10000.0,001).5 = 50(J)
h = 6m Công thực hiện khi vật di chuyển khi ra khỏi nước : 
d = 10000N/m3 A2 = F. s2 = P. h = 10.2.6 = 120(J)
A = ? Công thực hiện cần tìm :
 A = A1 + A2 = 50 + 120 = 170(J)
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2
3,5đ
a)
b)
Vẽ đúng sơ đồ cách mắc các điện trở trong hộp
Tính đúng điện trở tương đương của mỗi cách mắc 
: 1 2 3 3 2
 a/ R1 = 6 b/ R2 = 11/3 c/ R3 = 11/4
 3 2
 1
 d/ R4 = 11/5 e/ R5 = 3/2 f/ R6= 4/3
 1
 g/ R7 = 5/6 h/ R8 = 6/11
Mắc hộp kín vào mạch theo sơ đồ 
Đọc số chỉ của ampe kế : I
Xác định Rh = U/I = 2/I
So sánh giá trị của Rh với giá trị ở các sơ đồ trên, suy ra mạch điện trong hộp.
1đ
1đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 3
4,5đ
a)
b)
Gọi R1, R2 là điện trở tương ứng của biến trở với hai trường hợp đã cho , ta có :
Hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch :
U = I1 (r + R1 ) = 2(r + 12)
U = I2 (r + R2 ) = 5(r + 6/5)
Giải hệ trên, ta được : U = 36V; r = 6
Gọi I là cường độ qua mạch, Pb là công suất trên biến trở. Ta có :
P = UI = rI2 + Pb 
Hay : rI2 – UI + Pb = 0
Để phương trình có nghiệm thì : 
Vậy : 
Khi đó : 
và : 
Theo định luật Ôm thì : (r + R) = U/I 
 hay 6 + R = 36/3 
 R = 6
Pbmax = 54w, khi điện trở của biến trở là 6
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
UBND THÀNH PHỐ KON TUM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ LỚP 9
PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2009-2010 
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn : Vật Lý - Phần thi : Trắc nghiệm
 Ngày thi :19/01/2010
 Thời gian : 30 phút (không kể thời gian phát đề)
Trường :........................................................Lớp :.......
Họ và tên thí sinh :........................................SBD :......
Số phách : Chữ ký GT1 : Chữ ký GT2 : 
.................................................................................................................................................................
Chữ ký GK1
Bằng số
Chữ ký GK2
Số phách : Điểm bài thi :
Bằng chữ
 ĐỀ A
 Hãy chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu dưới đây :
Câu 1: Có nhiều cách để chuyển một vật nặng lên cao, cách nào dưới đây cho ta lợivề công ?
A. Dùng ròng rọc động. B. Dùng đòn bẩy.
C. Dùng mặt phẳng nghiêng. D. Cả ba cách đều không cho ta lợi về công
Câu 2: Tần số dao động của một con lắc là 5Hz. Số dao động con lắc đó thực hiện trong 10s là:
 A. 10 B. 50 C. 2 D. 15
Câu 3: Tác dụng nhiệt của dòng điện ở dụng cụ nào dưới đây là không có ích :
 A. Quạt điện B. Bếp điện C. Bàn là D. Nồi cơm điện
Câu 4: Trong hiện tượng phản xạ ánh sáng, nếu tia tới hợp với gương một góc bằng 300 thì góc phản xạ bằng :
 A. 00 B. 300 C. 900 D. 600
Câu 5: Để mở được nút chai thuỷ tinh dễ dàng, người ta thường :
 A. Làm lạnh cổ chai . B. Đốt nóng cổ chai. C. Làm lạnh đáy chai D. Đốt nóng đáy chai. 
Câu 6: Một vật AB đặt trước một gương phẳng cách gương 12cm.Ảnh của nó trong gương cách vật một khoảng: 
 A. 24cm B. 36cm C. 6cm D. 36cm
Câu 7: Một người đứng cách vách đá một đoạn dài 64m, sau khi vỗ tay 0,4s người đó nghe thấy tiếng vỗ tay
 vọng lại. Vận tốc truyền âm lúc đó là :
 A. 160m/s B. 160km/s C. 320m/s D. Một giá trị khác.
Câu 8: Một cốc chứa 0,3kg nước ở 700C . Khi nguội đến 400C thì toả ra một nhiệt lượng là :
 A. Q = 37800J B.Q = 3780J C. Q = 3780kJ D. Q = 378J
Câu 9: Một chiếc xà lan có dạng hình hộp dài 4m, rộng 2m. Biết xà lan ngập sâu trong nước 0,5m. Trọng lượng 
 riêng của nước là 10000N/m3 . Xà lan có trọng lượng là bao nhiêu ?
 A . P = 40000N B. P = 45000N C. P = 500N D. P = 80000N
Câu 10: Vì sao mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển ?
Do không khí tạo thành khí quyển có thể chuyển động tự do.
Do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng.
Do không khí tạo thành khí quyển luôn bao quanh Trái Đất.
Do không khí tạo thành khí quyển có mật độ nhỏ.
Câu 11: Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Hỏi áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm ở cách đáy 
 thùng 0,4m có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau :
A. p1 = 1200N/m2 và p2 = 800N/m2 B. p1 = 8000N/m2 và p2 = 1200N/m2
C. p1 = 1200N/m2 và p2 = 8000N/m2 D. p1 = 800N/m2 và p2 = 120N/m2
Câu 12: Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. Diện tích bàn chân tiếp xúc với mặt sàn 
 là 0,03m2 . Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó là bao nhiêu?
.
 A. P = 530N và m = 53kg. B. P = 520N và m = 52kg 
 C. P = 510N và m = 51kg D. P = 500N và m = 50kg
Câu 13: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 18V thì cường độ dòng điện chạy qua nó 0,6A. Nếu hiệu 
 điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là:
 A. I = 1,8A B. I = 1,2A C. I = 3,6A D. I = 2,4A
Câu 14: Cho mạch điện gồm ba điện trở R1 = 8, R2 = 12, R3 = 4, mắc nối tiếp nhau. Hiệu điện thế ở hai 
 đầu mỗi điện trở là :
 A. U1 = 24V; U2 = 16V; U3 = 8V B. U1 = 16V; U2 = 8V; U3 = 24V
 C. U1 = 16V; U2 = 24V; U3 = 8V D. U1 = 8V; U2 = 16V; U3 = 24V
Câu 15: Cho mạch điện gồm hai điện trở R1 = 30, R2 = 20 mắc song song, điện trở tương đương của đoạn 
 mạch là :
 A. R = 10 B. R = 50 C. R = 12 D. R = 60
Câu 16: Cho mạch điện gồm hai điện trở R1 = 5, R2 = 10 mắc song song, cường độ dòngđiện qua R2 là 
 2A. Cường độ dòng điện ở mạch chính là giá trị nào sau : 
 A. I = 6A B. I = 4A C. I = 8A D. I = 10A
Câu 17: Ba điện trở giống nhau R1 = R2 = R3 . Hỏi có bao nhiêu cách mắc đồng thời ba điện trở này vào một 
 mạch điện mà điện trở tương đương của mỗi mạch là khác nhau?
 A. 5 cách B. 2cách C. 3 cách D. 4 cách
Câu 18: Hai đoạn dây bằng đồng cùng chiều dài, có tiết diện và điện trở tương ứng là S1, R1 và S2, R2 . Hệ thức 
 nào dưới đây là đúng ?
 A.S1. R1 = S2. R2 B. R1.R2 = S1 . S2 C. D. Cả ba hệ thức đều đúng.
Câu 19: Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây sẽ thay đổi ?
 A. Tiết diện dây dẫn của biến trở. B. Điện trở suất của chất làm dây dẫn của biến trở.
 C. Nhiệt độ của biến trở. D. Chiều dài dây dẫn của biến trở.
Câu 20: Một dây dẫn bằng nicrôm dài 15m, tiết diện 0,3mm2, điện trở suất 1,1.10-6m. Điện trở của dây dẫn là
 A. R = 55 B. R = 110 C. R = 220 D. R = 200
Câu 21: Trên một bóng đèn có ghi 220V - 75W. Thông tin nào sau đây là đúng ?
 A. Hiệu điện thế định mức của bóng đèn là 220V. B. Công suất định mức của bóng đèn là 75W.
 C. Khi bóng đèn sử dụng ở hiệu điện thế 220V thì cứ mỗi giây, dòng điện sản ra một công bằng 75J.
 D. Các thông tin A,B,C đều đúng.
Câu 22: Trên vỏ một máy bơm nước có ghi 220V - 750W. Cường độ dòng điện định mức của máy bơm là :
 A. I = 0,341A B. I = 3,41A C. I = 34,1A D. I = 341A
Câu 23: Một động cơ làm việc ở hiệu điện thế 220V, có dòng điện chạy qua là 3A. Công của dòng điện sinh ra
 trong 1giờ là :
 A. A = 2374kJ B. A = 2376kJ C. A = 2378kJ D. A = 2380kJ
Câu 24: Trên thanh nam châm, chỗ nào hút sắt mạnh nhất ?
 A. Phần giữa của thanh. B. Cực từ bắc C. Cả hai cực từ D.Mọi chỗ đều hút mạnh như nhau 
Câu 25:Khi cuộn dây quay đều đặn trong từ trường thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây đổi chiều nhưthế nào?
 A. Mỗi vòng quay dòng điện đổi chiều hai lần. B. Mỗi vòng quay dòng điện đổi chiều ba lần.
 B. Mỗi vòng quay dòng điện đổi chiều bốn lần. D. Mỗi vòng quay dòng điện đổi chiều một lần.
UBND THÀNH PHỐ KON TUM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ LỚP 9
PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2009-2010 
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn : Vật Lý - Phần thi : Trắc nghiệm
 Ngày thi :19/01/2010
 Đáp án và hướng dẫn chấm.
ĐỀ A
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
D
B
A
D
B
A
C
A
A
B
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
C
C
B
C
C
A
D
A
D
A
21
22
23
24
25
D
B
B
C
A
Mỗi câu chọn đúng được 0,4đ.
UBND THÀNH PHỐ KON TUM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ LỚP 9
PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2009-2010 
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn : Vật Lý - Phần thi : Trắc nghiệm
 Ngày thi :19/01/2010
 Thời gian : 30 phút (không kể thời gian phát đề)
Trường :........................................................Lớp :.......
Họ và tên thí sinh :........................................SBD :......
Số phách : Chữ ký GT1 : Chữ ký GT2 : 
.................................................................................................................................................................
Chữ ký GK1
Bằng số
Chữ ký GK2
Số phách : Điểm bài thi :
Bằng chữ
 ĐỀ B
 Hãy chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu dưới đây :
Câu 1: Một vật AB đặt trước một gương phẳng cách gương 12cm.Ảnh của nó trong gương cách vật một khoảng: 
 A. 24cm B. 36cm C. 6cm D. 36cm
Câu 2: Một người đứng cách vách đá một đoạn dài 64m, sau khi vỗ tay 0,4s người đó nghe thấy tiếng vỗ tay
 vọng lại. Vận tốc truyền âm lúc đó là :
 A. 160m/s B. 160km/s C. 320m/s D. Một giá trị khác.
Câu 3: Tác dụng nhiệt của dòng điện ở dụng cụ nào dưới đây là không có ích :
 A. Quạt điện B. Bếp điện C. Bàn là D. Nồi cơm điện
Câu 4: Trong hiện tượng phản xạ ánh sáng, nếu tia tới hợp với gương một góc bằng 300 thì góc phản xạ bằng :
 A. 00 B. 300 C. 900 D. 600
Câu 5: Có nhiều cách để chuyển một vật nặng lên cao, cách nào dưới đây cho ta lợi về công ?
 A. Dùng ròng rọc động. B. Dùng đòn bẩy.. 
 C. Dùng mặt phẳng nghiêng. D. Cả ba cách đều không cho ta lợi về công
Câu 6: Tần số dao động của một con lắc là 5Hz. Số dao động con lắc đó thực hiện trong 10s là:
 A. 10 B. 50 C. 2 D. 15
Câu 7: Để mở được nút chai thuỷ tinh dễ dàng, người ta thường :
 A. Làm lạnh cổ chai . B. Đốt nóng cổ chai. C. Làm lạnh đáy chai D. Đốt nóng đáy chai
Câu 8: Một cốc chứa 0,3kg nước ở 700C . Khi nguội đến 400C thì toả ra một nhiệt lượng là :
 A. Q = 37800J B.Q = 3780J C. Q = 3780kJ D. Q = 378J
Câu 9: Một chiếc xà lan có dạng hình hộp dài 4m, rộng 2m. Biết xà lan ngập sâu trong nước 0,5m. Trọng lượng 
 riêng của nước là 10000N/m3 . Xà lan có trọng lượng là bao nhiêu ?
 A . P = 40000N B. P = 45000N C. P = 500N D. P = 80000N
Câu 10: Vì sao mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển ?
Do không khí tạo thành khí quyển có thể chuyển động tự do.
Do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng.
Do không khí tạo thành khí quyển luôn bao quanh Trái Đất.
Do không khí tạo thành khí quyển có mật độ nhỏ.
Câu 11: Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Hỏi áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm ở cách đáy 
 thùng 0,4m có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau :
A. p1 = 1200N/m2 và p2 = 800N/m2 B. p1 = 8000N/m2 và p2 = 1200N/m2
C. p1 = 1200N/m2 và p2 = 8000N/m2 D. p1 = 800N/m2 và p2 = 120N/m2
Câu 12: Cho mạch điện gồm ba điện trở R1 = 8, R2 = 12, R3 = 4, mắc nối tiếp nhau. Hiệu điện thế ở hai 
 đầu mỗi điện trở là :
.
 A. U1 = 24V; U2 = 16V; U3 = 8V B. U1 = 16V; U2 = 8V; U3 = 24V
 C. U1 = 16V; U2 = 24V; U3 = 8V D. U1 = 8V; U2 = 16V; U3 = 24V
Câu 13: Cho mạch điện gồm hai điện trở R1 = 5, R2 = 10 mắc song song, cường độ dòng điện qua R2 là 
 2A. Cường độ dòng điện ở mạch chính là giá trị nào sau : 
 A. I = 6A B. I = 4A C. I = 8A D. I = 10A
Câu 14: Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. Diện tích bàn chân tiếp xúc với mặt sàn 
 là 0,03m2 . Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó là bao nhiêu?
 A. P = 530N và m = 53kg. B. P = 520N và m = 52kg 
 C. P = 510N và m = 51kg D. P = 500N và m = 50kg
Câu 15: Ba điện trở giống nhau R1 = R2 = R3 . Hỏi có bao nhiêu cách mắc đồng thời ba điện trở này vào một 
 mạch điện mà điện trở tương đương của mỗi mạch là khác nhau?
 A. 5 cách B. 2cách C. 3 cách D. 4 cách 
Câu 16: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 18V thì cường độ dòng điện chạy qua nó 0,6A. Nếu hiệu 
 điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là:
 A. I = 1,8A B. I = 1,2A C. I = 3,6A D. I = 2,4A 
Câu 17: Hai đoạn dây bằng đồng cùng chiều dài, có tiết diện và điện trở tương ứng là S1, R1 và S2, R2 . Hệ thức 
 nào dưới đây là đúng ?
 A. S1. R1 = S2. R2 B. R1.R2 = S1 . S2 C. D. Cả ba hệ thức đều đúng.
Câu 18: Cho mạch điện gồm hai điện trở R1 = 30, R2 = 20 mắc song song, điện trở tương đương của đoạn 
 mạch là :
 A. R = 10 B. R = 50 C. R = 12 D. R = 60
Câu 19: Trên thanh nam châm, chỗ nào hút sắt mạnh nhất ?
 A. Phần giữa của thanh. B. Cực từ bắc C. Cả hai cực từ D.Mọi chỗ đều hút mạnh như nhau 
Câu 20: Một dây dẫn bằng nicrôm dài 15m, tiết diện 0,3mm2, điện trở suất 1,1.10-6m. Điện trở của dây dẫn là
 A. R = 55 B. R = 110 C. R = 220 D. R = 200
Câu 21:Khi cuộn dây quay đều đặn trong từ trường thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây đổi chiều nhưthế nào?
 A. Mỗi vòng quay dòng điện đổi chiều hai lần. B. Mỗi vòng quay dòng điện đổi chiều ba lần.
 B. Mỗi vòng quay dòng điện đổi chiều bốn lần. D. Mỗi vòng quay dòng điện đổi chiều một lần.
Câu 22: Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây sẽ thay đổi ?
 A. Tiết diện dây dẫn của biến trở. B. Điện trở suất của chất làm dây dẫn của biến trở.
 C. Nhiệt độ của biến trở. D. Chiều dài dây dẫn của biến trở.
Câu 23: Một động cơ làm việc ở hiệu điện thế 220V, có dòng điện chạy qua là 3A. Công của dòng điện sinh ra
 trong 1giờ là :
 A. A = 2374kJ B. A = 2376kJ C. A = 2378kJ D. A = 2380kJ
Câu 24: Trên vỏ một máy bơm nước có ghi 220V - 750W. Cường độ dòng điện định mức của máy bơm là :
 A. I = 0,341A B. I = 3,41A C. I = 34,1A D. I = 341A 
Câu 25: Trên một bóng đèn có ghi 220V - 75W. Thông tin nào sau đây là đúng ?
 A. Hiệu điện thế định mức của bóng đèn là 220V. B. Công suất định mức của bóng đèn là 75W.
 C. Khi bóng đèn sử dụng ở hiệu điện thế 220V thì cứ mỗi giây, dòng điện sản ra một công bằng 75J.
 D. Các thông tin A,B,C đều đúng.
UBND THÀNH PHỐ KON TUM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ LỚP 9
PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2009-2010 
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn : Vật Lý - Phần thi : Trắc nghiệm
 Ngày thi :19/01/2010
 Đáp án và hướng dẫn chấm .
 ĐỀ B
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
A
C
A
D
D
B
B
A
A
B
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
C
C
A
C
D
B
A
C
C
A
21
22
23
24
25
A
D
B
B
D
Mỗi câu chọn đúng được 0,4đ.

File đính kèm:

  • docthi chon hsg lop 9.doc