Kiểm tra học kỳ II - Môn Sinh vật khối 9

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ II - Môn Sinh vật khối 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND xã Mỹ Hạnh Trung CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
Trường THCS Độc lập - Tự Do - Hạnh Phúc.
KIỂM TRA HỌC KỲ II
 MÔN SINH HỌC LỚP 9
 Thời gian : 60 phút.
Câu 1: (2.0đ)
A Nêu trách nhiệm của mỗi học sinh trong vuệc thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường hiện nay (1.0đ)
B Nêu hậu quả của việc chặt phá và đốt rừng.(1.0đ).
Câu 2: (2.0đ)
A Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa giống? Cho thí dụ . (1.0đ).
B Ưu thế lai là gì? Lai kinh tế là gì? (1.0đ).
Câu 3: (2.0đ)
A Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở những môi trường nào? (1.0đ).
B Nêu các biện pjáp hạn chế ô nhiễm môi trường (1.0đ).
Câu 4: (2.0đ)
A Hãy nêu hai thí dụ về sự biến động số lượng cá thể trong quần thể. (1.0đ).
B Thế nào là một quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào? (1.0đ).
Câu 5: (2.0đ)
Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của ếch đồng có giới hạn nhiệt độ từ 15oC đến 41oC trong đó điểm cực thuận là 32oC.
HẾT
ĐÁP ÁN
Câu 1: (2.0đ) A (1.0đ) – Đúng mỗi ý (0.25đ0
Mỗi học sinh tham gia tích cực vào việc tuyên truyền.
Đi đầu trong việc thực hiện luật bảo vệ môi trường.
Động viên những người thân trong gia đình.
Và mọi người đều thực huiện tốt luật bảo vẽ môi trường
B (1.0đ) – Đúng mỗi ý (0.25đ)
Hậu quả của việc chặt phá và đốt rừng là:
Làm cạn kiệt nguồn nước.
Xói mòn đất.
ảnh hưởng tới khí hậu do lượng nước bốc hơi ít.
Mất nguồn gen sinh vật.
Câu 2: (2.0đ) A (1.0đ) – Đúng mỗi ý (0.25đ)
Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao pjhối gần ở động vật dẫn đến thoái hóa là;
Do các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp / sang trạng thái đồng hợp gây hại.
Thí dụ: Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn bắt buộc ở cây ngô.
Gà giao phối gần có đầu dị dạng, chân ngắn.
Câu 3: (2.0đ) A (1.0đ) – Đúng mỗi ý (0.25đ)
Các chất bảo vệ thực vật và chất hóa học thường tích tụ trong đất,/ ao hồ nước ngọt, đại dương / và phát tán trong không khí. / bám và ngấm vào cơ thể sinh vật /
B (1.0đ) – đúng mỗi ý (0.245đ)
Có nhiều biện pháp chống ô nhiễm như;/Xử lý chất thải công nghiệp và chất thải sinh họat.
Cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm./Sử dụng nhiều loại nămg lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió, năng lượng mặt trời./Xây dựng nhiều công viên – Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao ý thức mọi người về phòng chống ô nhiễm.
Câu 4: (2.0đ) A (1.0đ) – Đúng mỗi ý (0.5đ)
Thí dụ: Mùa xuân hoa nhiều, ong bướm nhiều./Đến mùa nước nổi, thức ăn trong nước nhiều, cá cũng nhiều.
B (1.0đ) – Đúng mỗi ý (0.5đ)
Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau.
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài sinh sống trong một không gian nhất định ở một thời điểm nhất định.
Câu 5: (2.0đ)
Vẽ chính xác hình 41.2 trang 120 SGK (1.0đ).
Đúng 10 chú thích (1.0đ) Đúng 7,8,9 chú thích (0.75đ)
Đúng 4,5,6 chú thích (0.5đ) Đúng 1,2,3,4 chú thích (0.25đ).
HẾT.

File đính kèm:

  • docDe Thi HK II(1).doc
Đề thi liên quan