Kiểm tra giữa kì I (đề số 1) - Môn: Sinh học 8

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra giữa kì I (đề số 1) - Môn: Sinh học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Hoài Đức
Lớp 8
Họ và tên: .
KIỂM TRA GIỮA KÌ I (ĐỀ SỐ 1)
Môn: SINH HỌC 8
Thời gian 45’
Điểm
Lời phê của thầy giáo
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5đ)
Khoanh tròn câu trả lời đúng: 
1. Vai trò của môi trường trong:
	A. Bao quanh tế bào để bảo vệ tế bào.	B. Giúp tế bào trao đổi chất với bên ngoài.
	C. Tạo môi trường lỏng để vận chuyển các chất	D. Giúp tế bào thải các chất trong môi trường sống.
2. Hoạt động nào là hoạt động của Limpho B:
A. Tiết kháng thể để vô hiệu hoá kháng nguyên B. Thực bào để bảo vệ cơ thể.
C. Tự tiết chất để bảo vệ cơ thể.	 D. Phá hủy tế bào bị nhiễm.
3. Máu gồm các thành phần cấu tạo:
A. Các tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. B. Nguyên sinh chất, huyết tương.
C. Protein, lipit, muối khoáng. D. Huyết tương, tế bào máu.
4. Tế bào T phá huỷ tế bào bị nhiễm bằng cách:
A. Tiết men phá huỷ màng 	 B. Dùng phân tử protein đặc hiệu.
C. Dùng chân giả tiêu diệt. 	 D. Nuốt và tiêu hóa tế bào nhiễm.
5. Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài khoảng:
	A. 0.3 giây	B. 0.1 giây
	C. 0.8 giây	D. 0.4 giây
6. Các biện pháp phòng tránh tác nhân gây hại cho tim, mạch là:
a. Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.
b. Không sử dụng các chất kích thích có hại
c. Cần phải liên tục kiểm tra tim, mạch
d. Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim, mạch như mỡ động vật.
e. Nếu bị sốc hoặc stress thì phải dùng ngay thuốc tim, mạch
	A. a, b, c	B. a, b, d
	C. c, d, e	D. a, d, e
7. Khi cơ làm việc nhiều, nguyên nhân mỏi cơ chủ yếu là:
	A. Các tế bào cơ hấp thụ nhiều glucozo	B. Các tế bào cơ sẽ hấp thụ nhiều oxi
	C. Các tế bào cơ thải ra nhiều CO2 	D. Do tích tụ axit lactic gây đầu độc cơ
8. Chức năng của khoang ngực là:
	A. Bảo vệ tim, phổi và các cơ quan trên khoang bụng
	B. Giúp cơ thể đứng thẳng: gắn với xương sườn và xương ức tạo thành lồng ngực
	C. Giúp cơ thể đứng thẳng và lao động
	D. Bảo đảm cơ thể vận động dễ dàng.
9. Khi gặp người gãy xương phải làm gì?
	A. Nắn lại ngay chỗ xương bị gãy	B. Chở ngay đến bệnh viện
	C. Đặt nạn nhân nằm yên	D. Tiến hành sơ cứu
10. Thân xương có chức năng:
	A. Chịu lực đảm bảo vững chắc	B. Phân tán lực tác động
	C. Chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn	D. Giúp xương người to ra về bề ngang.
B/ PHẦN TỰ LUẬN (5đ)
Câu 1/ (1.5 đ)Hoàn thành bảng kiến thức sau:
Các ngăn tim co
Nơi máu được bơm tới
Tâm nhĩ trái co
Tâm nhĩ phải co
Tâm thất trái co
Tâm thất phải co
Dựa vào bảng kiến thức trên hãy cho biết ngăn nào của tim có thành cơ dày nhất? Vì sao?
Câu 2/ Trình bày cấu tạo của xương dài? Giải thích sự lớn lên và dài ra của xương? Tại sao xương vừa có tính đàn hồi vừa rắn chắc? (1.5đ)
Câu 3/ Các tế bào của cơ thể được bảo vệ khỏi các tác nhân gây nhiễm (vi khuẩn, virút ) như thế nào? (1đ)
Câu 4: Hãy cho biết các biện pháp rèn luyện hệ vận động?
Trường THCS Hoài Đức
Lớp 8
Họ và tên: .
KIỂM TRA GIỮA KÌ I (ĐỀ SỐ 2)
Môn: SINH HỌC 8
Thời gian 45’
Điểm
Lời phê của thầy giáo
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5đ)
Khoanh tròn câu trả lời đúng: 
1. Hoạt động nào là hoạt động của Limpho B: 
A. Tiết kháng thể để vô hiệu hoá kháng nguyên B. Phá hủy tế bào bị nhiễm.
C. Tự tiết chất để bảo vệ cơ thể.	 D. Thực bào để bảo vệ cơ thể.
2. Vai trò của môi trường trong: 
	A. Giúp tế bào thải các chất trong môi trường sống.	B. Giúp tế bào trao đổi chất với bên ngoài.
	C. Tạo môi trường lỏng để vận chuyển các chất	D. Bao quanh tế bào để bảo vệ tế bào.
3. Máu gồm các thành phần cấu tạo:
A. Các tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. B. Nguyên sinh chất, huyết tương.
C. Protein, lipit, muối khoáng. D. Huyết tương, tế bào máu.
4. Khi cơ làm việc nhiều, nguyên nhân mỏi cơ chủ yếu là: 
	A. Các tế bào cơ hấp thụ nhiều glucozo	B. Các tế bào cơ thải ra nhiều CO2
	C. Các tế bào cơ sẽ hấp thụ nhiều oxi	D. Do tích tụ axit lactic gây đầu độc cơ
5. Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài khoảng:
	A. 0.3 giây	B. 0.1 giây
	C. 0.8 giây	D. 0.4 giây
6. Các biện pháp phòng tránh tác nhân gây hại cho tim, mạch là:
a. Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.
b. Không sử dụng các chất kích thích có hại
c. Cần phải liên tục kiểm tra tim, mạch
d. Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim, mạch như mỡ động vật.
e. Nếu bị sốc hoặc stress thì phải dùng ngay thuốc tim, mạch
	A. a, b, c	B. a, b, d
	C. c, d, e	D. a, d, e
7. Tế bào T phá huỷ tế bào bị nhiễm bằng cách: 
A. Nuốt và tiêu hóa tế bào nhiễm. 	 B. Dùng phân tử protein đặc hiệu.
 C. Dùng chân giả tiêu diệt. 	 D. Tiết men phá huỷ màng
8. Thân xương có chức năng:
	A. Chịu lực đảm bảo vững chắc	B. Chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn
	C. Phân tán lực tác động	D. Giúp xương người to ra về bề ngang.
9. Chức năng của khoang ngực là:
	A. Bảo vệ tim, phổi và các cơ quan trên khoang bụng
	B. Giúp cơ thể đứng thẳng: gắn với xương sườn và xương ức tạo thành lồng ngực
	C. Giúp cơ thể đứng thẳng và lao động
	D. Bảo đảm cơ thể vận động dễ dàng.
10. Khi gặp người gãy xương phải làm gì?
	A. Nắn lại ngay chỗ xương bị gãy	B. Chở ngay đến bệnh viện
	C. Đặt nạn nhân nằm yên	D. Tiến hành sơ cứu
B/ PHẦN TỰ LUẬN (5đ)
Câu 1: (1.5 đ) Hoàn thành sơ đồ mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu để không gây kết dính hồng cầu:
 A
 A 
 O O AB AB
 B
 B
Dựa vào sơ đồ trên hãy cho biết: 
- Máu có kháng nguyên A có thể truyền cho người nhóm máu B được không? Vì sao?
- Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?
- Hãy cho biết các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu.
Câu 2: Phân tích những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người thể hiện sự thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động? (1.5 đ)
Câu 3: (1 đ) Vẽ sơ đồ đông máu:
Dựa vào sơ đồ cho biết: Quá trình đông máu có sự tham gia của những yếu tố nào? Yếu tố nào là quan trọng?
Câu 4: (1 đ) Hãy cho biết các biện pháp vệ sinh hệ tuần hoàn:

File đính kèm:

  • docsinh hoc 8.doc
Đề thi liên quan