Kiểm tra học kỳ II - Môn: Sinh vật lớp 8

doc2 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ II - Môn: Sinh vật lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN: SINH 8
 A/ PHẦN TRĂC NGIỆM
 I/Khoanh tròn vào câu đúng:
1. Hệ bài tiết nước tiểu gốm các cơ quan.
 	a- Thận, cầu thận, bóng đái. c- Thận, ống thận, bóng đái.
 	b- Thận, bóng đái, ống đái. d- Thận, ống dẩn tiểu, bóng đái và ống đái.
2. Cấu tạo của thận là:
a- Vỏ, tuỷ và bể thận. 	c- Vỏ, tuỷ, bể thận, ống dẩn tiểu.
b- Vỏ, tuỷ, các đơn vị chức năng ống góp và bể thận.	d- Vỏ, tuỷ và các chức năng.
3. Các nguyên tắc rèn luyện da là.
a- Phải rèn luyện từ từ,nâng dần sức chịu đựng.
b- Rèn luyện thích hợp với tình trạng từng người.
c- Rèn luyện trong nhà-tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
d- Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng để cơ thể tạo ra vi ta min (D) chống còi xương.
II/.Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chổ trống để hoàn thiện thông tin sau: 
Tai là bộ phận tiếp nhận (1)sống âm vào tai làm rung(2) sau đó truyền qua(3) vào tai trong làm(4)ngoại dịch và(5)vào(6)trong. Tác động lên các tế bào thụ cảm(7)thộc cơ quan cooc ti trên (8) và trở thành xung thần kinh truyền về (9) giúp ta nhân biết về âm thanh đã phát ra.
Từ (hoặc cụm từ): A - Chuổi xương tai D - Màng cơ sở G - Âm thanh
 để lựa chon) B - Nội dịch E - Rung động H - Tai
 C - Thính giác F - Màng nhĩ K - Vùng thính giác
III Sắp xếp các thông tin giữa cột A và cột B để thấy rõ cấu tạo phù hợp với chức năng các bộ phận.
A
B
1. Các tế bào ở đảo tuỵ
2. Võ đại não với lớp chất xám dày
3. Các tuyến nội tiết trong cơ thể
4. Nơ ron là các tế bào thần kinh
5. Các cơ quan bài tiết
6. Tuỷ sống cấu tạo bởi chất xám nằm bên trong - bọc ngoài là chất trắng.
Bài tiết các chất cặn bả ra khỏi cơ thể.
Là trung ương của các phản xạ không điều kiện.
Dẫn truyền các xung thần khinh.
Tiết ra hooc môn điều hoà các quá trình sinh lý trong cơ thể.
Trung ương phản xạ có điều kiện.
Tiết ra hooc môn điều hoà lượng đường trong máu.
 B.PHẦN TỰ LUẬN
 Câu1: Phân biệt sự khác nhau giữa phản xạ có điều kiện và không điều kiện. (về khái niệm, tính chất, trung ương) và cho mỗi loại hai ví dụ.
 Câu2: Cầu mắt có cấu tạo như thế nào? Chức năng cơ bản của mắt.
------------------------
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
I 1-d ; 2-b ; 3-d ( 1điểm) mỗi ý 0.3 điểm
II 1-g ; 4-e ; 7-c
 2- f ; 5-b ; 8-d Mỗi ý đúng 0.2 điểm
 3-a ; 6-h ; 9-k 
III 1-f ; 4-c 
 2-e ; 5-a Mỗi ý đúng 0.2 điểm
 3-d ; 6-b
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: (2.5 điểm)
Phản xạ không điều kiện
Phản xạ có điều kiện
Khái niệm (0,5đ)
- Là phản xạ sinh ra đã có
- Phản xạ học tập tiếp thu được trong đời sống hằng ngày
Tính chất (1,5đ) 
Bẩm sinh 
Bền vững
Số lượng hạn chế
Di truyền
Hình thành trong đời sống hằng ngày
Không bền nếu không được củng cố
Không di truyền
Số lượng không giới hạn
Lấy mỗi loại
2 ví dụ (0,5đ)
- Tiết nước bọt khi ăn thức ăn
- Đèn soi vào mắt – nhắm mắt
- Rụt tay khi sờ phải lửa
- Thấy trời quá rét lấy áo ấm ra mặc
Câu 2: 
Cấu tạo của cầu mắt: (1,5đ)
 3 lớp màng:
- Màng cứng: ngoài cùng -> bảo vệ mắt.
- Màng mạch -> nằm giữa
- Màng lưới -> Trong cùng các tế bào thụ cảm thị giác.
Môi trường trong suốt:
Màng giác, lòng đen, con ngươi
Thể thủy tinh
Thủy dịch -> dịch thủy tinh
Chức năng của mắt: (1đ)
Thu nhận ảnh của vật.
Điều tiết để đưa ảnh của vật hiện rõ trên điểm vàng của màng lưới giúp ta nhìn rõ vật.
GV ra đề: Lê Thị Vịnh
---------------------

File đính kèm:

  • docHKII sinh 8 co dap an.doc
Đề thi liên quan