Đề thi học kỳ II môn Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2009-2010

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ II môn Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: 	Lớp: 3...............
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC : 2009 – 2010.
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 3
Giám thị
Giám khảo
Điểm
Nhận xét của giáo viên
A/Đọc hiểu – Đọc thành tiếng
I. Đọc thầm bài tập đọc trong 10 phút.
Ba anh em
Nghỉ hè, Ni-ki-ta, Gô-sa và Chi-ôm-ca về thăm bà ngoại.
Ăn cơn xong, Ni-ki-ta chạy vội ra ngõ, hòa vào đám trẻ láng giềng đang nô đùa. Gô-sa thấy nhiều mẩu bánh mì vụn rơi trên bàn, liếc nhìn bà rồi nhanh tay phủi xuống đất, hối hả chạy theo anh. Còn Chi-ôm-ca ở lại giúp bà lau bàn, nhặt hết mẩu bánh mì vụn đem cho bầy chim đang gù bên cửa sổ.
Buổi tối ba anh em quây quần bên bà. Bà nói:
-Ba cháu là anh em ruột mà chẳng giống nhau.
Ni-ki-ta thắc mắc:
-Bà ơi, ai cũng bảo anh em cháu giống nhau như những giọt nước cơ mà?
Bà mỉm cười:
-Bà nói về tính nết các cháu cơ. Ni-ki-ta thì chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình, ăn xong là chạy tót đi chơi. Gô-sa hơi láu, lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất. Chi-ôm-ca bé nhất lại biết giúp bà. Em nó còn biết nghĩ đến cả những con chim bồ câu nữa. Những con bồ câu cũng cần ăn chứ nhỉ?
Theo Giét-Xtep
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu.
1. Trong câu chuyện trên có mấy nhân vật?
a. 2 nhân vật	b. 3 nhân vật	c. 4 nhân vật
2. Tính cách của Gô-sa như thế nào?
	a. Nhanh nhẹn	b. Láu lỉnh	c. Chăm chỉ
3. Chi-ôm-ca giúp bà làm gì?
	a. Lau bàn	b. Nhặt hết mẩu bánh vụn đem cho chim ăn
	c. Cả 2 ý trên
4. Bà nói: “Ba cháu là anh em ruột mà chẳng giống nhau.” Là bà nói về điều gì?
	a. Tính nết của ba anh em	b.Hình dáng của ba anh em
	c. Trò chơi của ba anh em
5. Con vật gì được nhắc đến trong bài?
	a. Con chó	b. Chim bồ câu	c. Con mèo
6. Qua bài này ta hoc được điều gì?
7. Bộ phận in đậm trong câu: “Buổi tối, ba anh em quây quần bên bà.” Trả lời cho hỏi nào?
	a. Làm gì?	b. Như thế nào?	c. Khi nào?
8. Bộ phận in đậm trong câu: “Còn Chi-ôm-ca ở lại giúp bà lau bàn, nhặt hết mẩu bánh vụn đem cho bầy chim đang gù bên cửa sổ.” Trả lời cho câu hỏi nào?
	a. Làm gì?	b. Như thế nào?	c. Ở đâu?
9. Trong bài tập đọc ở trên có mấy câu hỏi?
	a. 1 câu	b. 2 câu	c. 3 câu
II. Đọc thành tiếng toàn bài trong 2 phút.
B/ Viết 
I.Chính tả
Bài tập: Điền vào trỗ trống rủ hay rũ?
a.Cười .. rượi, nói chuyện .. rỉ (1 đ)
b.Chọn một từ ngữ mới được hoàn chỉnh ở bài tập a, đặt câu với từ đó.(1 đ)
II.Tập làm văn 
I.Chính tả: Đọc 2-3 lần trước khi đọc cho HS viết.
GV đọc cho HS viết đoạn “Nghỉ hè, Ni-ki-ta,  gù bên cửa sổ.”
Từ khó: Ni-ki-ta, Gô-sa, chi-ôm-ca, láng giềng
II.Tập làm văn:
Em hay viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về người thân của em đang lao động. (9 điểm , 1điểm trình bày).
HƯỚNG DẪN CHẤM
1.Đọc hiểu: Mỗi câu 0,5 điểm, riêng câu 6 được một điểm.
2.Đọc tiếng: - Đọc đúng, to, rõ ràng diễn cảm 5 điểm
	-Đọc đúng, to ,rõ ràng 4 điểm
- Phát âm sai hoặc thiếu 2 tiếng trừ 1 điểm.
3.Chính tả: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (8đ)
Sai 2 lỗi trừ 1 điểm (viết thiếu chữ, sai lỗi phụ âm đầu, vần, dấu thanh,không viết hoa đúng quy định). Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không đúng thể thức đoạn văn, bôi xóa bẩn: trừ 1đ toàn bài.
4. Tập làm văn: Viết được từ 7- 10 câu, có sử dụng một số hình ảnh nghệ thuật, đúng dấu chấm dấu phẩy. Đoạn văn phải có câu mở đầu và kết thúc, phần chính phải kể được nét tiêu biểu của người được kể khi đang lao động. (10 điểm)
	Câu mở đầu 1,5 điểm.
	Phần kể chuyện 7 điểm.
	Câu kết thúc 1,5 điểm
Còn lại tùy bài GV cho điểm.
Lỗi chính tả, dấu câu, trình bày toàn bài trừ 1 điểm, nhiều trừ 2 điểm.

File đính kèm:

  • docDE THI HKII Tieng Viet Lop 3.doc