Đề thi giáo viên giỏi cấp trường - Môn thi: Sinh Học

doc8 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giáo viên giỏi cấp trường - Môn thi: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tr­êng thcs l­¬ng s¬n 	 thi gi¸o viªn giái CÊP TR¦êNG
Th­êng xu©n	 N¨m häc 2009-2010
	 M«n thi: Sinh Häc 
 §Ò chÝnh thøc	 	 (Thêi gian: 150phót - kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)
Câu 1. Cho biết 2n = 6. Trong một cơ thể đực, xét 5 tế bào sinh dục sơ khai (tế bào mầm) nguyên phân liên tiếp 5 lần để tạo các tinh nguyên bào. Phân nửa số tinh nguyên bào này tiếp tục giảm phân tạo tinh trùng.
1.1. Tính số tinh trùng được tạo ra.
1.2. Tính tổng số nhiễm sắc thể tự do mà môi trường nội bào phải cung cấp cho toàn bộ quá trình phát sinh giao tử nói trên.
1.3. Nếu quá trình nói trên xảy ra trong cơ thể cái thì số nhiễm sắc thể tự do cần thiết sẽ bằng bao nhiêu ?
Câu 2. Nguyên tắc bổ sung giữa các nuclêôtit tương ứng có thể được nhận thấy trong những cấu trúc và cơ chế di truyền nào ? Giải thích (ngắn gọn).
Câu 3. Một gen tự nhân đôi liên tiếp 4 lần, môi trường nội bào phải cung cấp tất cả 36.000 nuclêôtit tự do, trong số này có 10.500 nuclêôtit tự do thuộc loại X.
3.1. Tính chiều dài của gen bằng micrômét.
3.2. Trên mạch khuôn (dùng làm khuôn mẫu để tổng hợp ARN) của gen, số lượng X = 25% số nuclêôtit của mạch. Tính số lượng từng loại nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào phải cung cấp khi gen sao mã 3 lần. Cho biết số lượng nuclêôtit loại A của cả gen được phân bố đều trên hai mạch đơn.
Câu 4. 
 4.1. Từ hai cơ thể cha mẹ bình thường hãy trình bày sự tạo thành một cơ thể tứ bội do cơ chế nguyên phân (không yêu cầu vẽ hình).
 4.2. Thể đa bội có đặc điểm gì ? Do đâu mà nó có những đặc điểm ấy ?
Câu 5. Bệnh máu khó đông ở người do một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X (không có gen tương ứng trên Y). Một cặp cha mẹ, mà mẹ thì khỏe mạnh bình thường còn cha thì bị bệnh, sinh được một con trai mắc bệnh.
Con trai đã nhận gen bệnh từ cha hay mẹ ? Giải thích và minh họa bằng sơ đồ lai.
Câu 6. 
 6.1. Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối gần nhằm mục đích :
A) tạo dòng thuần.	C) tạo ưu thế lai.
B) tạo cơ thể lai. 	D) làm tăng sức sống cho thế hệ sau.
Chọn câu đúng.
 6.2. Trình bày phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi. Cho một thí dụ.
Câu 7. Nêu một vài thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống vi sinh vật.
Câu 8. 
 8.1. Đặc điểm thích hợp (thích nghi) làm giảm sự mất nhiệt ở động vật xứ lạnh là cơ thể : 
A) có kích thước nhỏ. 	C) có lớp mỡ dày bao bọc.
B) ra mồ hôi. 	D) có lớp lông ngắn và thưa.
Chọn câu đúng.
 8.2. Một người viết : “Sinh vật thuộc nhóm hằng nhiệt có khả năng chịu đựng sự thay đổi nhiệt độ của môi trường cao hơn so với sinh vật biến nhiệt”.
a/ Câu viết trên đúng hay sai ? Giải thích.
b/ Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt của nhóm sinh vật hằng nhiệt. 
Câu 9. 
 9.1. Một quần thể sẽ đi đến chỗ bị diệt vong nếu mất đi nhóm tuổi : 
A) sinh sản.	C) trước sinh sản và sau sinh sản.
B) sinh sản và sau sinh sản. D) trước sinh sản và sinh sản.
Chọn câu đúng.
 9.2. Gọi tên, mô tả và vẽ biểu đồ tháp tuổi của quần thể ứng với lựa chọn ở câu 9.1. trên đây.
 9.3. Trình bày ý nghĩa sinh thái của các thành phần nhóm tuổi trong quần thể.
Câu 10. 
10.1. Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về mặt :
A) nguồn gốc.	C) cạnh tranh
B) dinh dưỡng.	 D) hợp tác.
Chọn và giải thích (ngắn gọn) câu đúng.
10.2. Cho các quần thể sinh vật sau đây cùng sống chung trong một sinh cảnh : thực vật (cỏ) ; cọp ; cáo ; sâu hại thực vật ; thỏ ; chim ăn sâu ; vi sinh vật hoại sinh (phân giải) ; ngựa rằn.
Vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật nói trên.
HẾT
HƯỚNG DẪN CHUNG
	Đáp án dưới đây có tính chất đại cương : nội dung chỉ nêu những ý cơ bản đáp ứng yêu cầu của đề bài ; hình thức được trình bày dưới dạng các đơn vị kiến thức theo một trong các trật tự có thể có, kèm theo biểu điểm và hướng dẫn chấm. Khi chấm giám khảo cần lưu ý những vấn đề sau đây :
	1) Chỉ yêu cầu thí sinh (TS) nêu được đầy đủ và đúng các nội dung chánh theo một thứ tự hợp lý, không bắt buộc phải trình bày y hệt như đáp án hay sách giáo khoa.
	2) Hết sức quan tâm đến tính chủ động và sự sáng tạo của TS thể hiện trong bài làm. Những ý mới, hay, hoặc kiểu trình bày độc đáo phải được xem xét cẩn thận và cân nhắc kỹ để cho điểm thích đáng. Nếu TS có trình bày thêm những nội dung – tuy không nêu trong đáp án, nhưng xét thấy đúng và hợp lý thì giám khảo cần tính toán kỹ để vẫn có thể cho điểm (bù vào những phần mà các em thiếu). Những phần bài làm bị sai thì chỉ không cho điểm chớ không trừ điểm.
	3) Khi chấm hình vẽ (nếu có) : yêu cầu chính xác, đầy đủ, cân đối (về kích thước và vị trí các chi tiết) trong nội dung thể hiện của hình được xem là chủ yếu. Yêu cầu thẩm mỹ – tuy không coi nhẹ, nhưng chỉ nên được xem xét ở mức độ vừa phải.
	4) TS làm không đúng yêu cầu của đề (như : trình bày những nội dung đề không yêu cầu, vẽ hình – nếu có – bằng viết chì đen hay dùng mực khác màu) hoặc có biểu hiện vi phạm quy chế thi thì cần đưa ra tổ chấm bàn bạc kỹ để có quyết định đúng mức : từ không cho điểm đến trừ một phần điểm. Những trường hợp rất đặc biệt nhất thiết phải xin ý kiến của Chủ tịch Hội đồng giám khảo.
	5) Do yêu cầu cao của kỳ thi tuyển ở một bộ môn khoa học thực nghiệm, cần đặc biệt quan tâm đến hình thức trình bày bài làm của TS để có thể cho điểm thêm (điểm hình thức) theo đúng các quy định sau đây : 
	* Điểm cho thêm chỉ gồm hai mức : 0,25 và 0,50.
	* Chỉ cho điểm thêm khi tổng điểm (phần nội dung) của bài làm chưa đạt điểm tối đa.
	* Chỉ cho điểm thêm khi hình thức bài làm thật xứng đáng : trình bày khoa học ; chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chánh tả ; câu đúng cú pháp, rõ nghĩa ; sử dụng đúng thuật ngữ khoa học bộ môn.
Tuyệt đối không dùng điểm hình thức để “vớt” hay “chiếu cố” cho TS.
	6) Những phần thang điểm đã quá nhỏ mà lại có nhiều nội dung thì chỉ yêu cầu trình bày ngắn gọn, tương đối đủ và đúng ý. Tùy thực tế bài làm giám khảo có thể chủ động ghi điểm sao cho phù hợp.
	7) Ký hiệu sử dung :
	* HD : Hướng dẫn chấm cụ thể phần đáp án ngay bên trên.
	* (  ) (những ý viết trong dấu ngoặc đơn) : TS có thể trình bày hay không đều được ; có khi có ý nghĩa tương đương dùng để thay thế nồi dung liền phía trước hoặc liền phía sau.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM – HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT
Câu 1. (2,0 điểm)
1.1. Số tinh trùng tạo ra (0,75) :	
	* (0,25) Số tinh nguyên bào :	5 x 25 = 160 tế bào.
	* (0,25) Số tinh nguyên bào trải qua giảm phân :	160 / 2 = 80 tế bào.
	* (0,25) Số tinh trùng tạo ra :	80 x 4 = 320 tinh trùng.
1.2. Số nhiễm sắc thể tự do (0,75) : 
* (0,25) Số NST cung cấp cho quá trình nguyên phân :	
5 x 6 x (25 – 1) = 930 NST.
* (0,25) Số NST cung cấp cho quá trình giảm phân:
80 x 6 = 480 NST.
* (0,25) Tổng số NST cung cấp :
480 + 930 = 1.410 NST.
	1.3. Trong cơ thể cái (0,50) :
	Tổng số NST cung cấp = 1.410 NST.
HD :	Nếu TS trả lời số NST tự do cung cấp trong cá thể cái cũng bằng với số NST tự do cung cấp trong cá thể đực, cho dù có sử dụng đáp số sai ở câu 1.2. trên đây : vẫn cho trọn 0,5.
Câu 2. (2,0 điểm)
* Trong cấu trúc của ADN (0,50) :
	+ (0,25) Các nuclêôtit tương ứng giữa hai mạch đơn của ADN liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.
	+ (0,25) A liên kết với T ; G liên kết với X.
* Trong cấu trúc của ARN vận chuyển (0,50) :
	+ (0,25) Các nuclêôtit tương ứng ở các đoạn ghép cặp trong cấu trúc của ARNvc liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.
	+ (0,25) A liên kết với U ; G liên kết với X.
* Trong cơ chế tự sao (tự nhân đôi/tổng hợp ADN) (0,50) :
	+ (0,25) Các nuclêôtit trong mạch (của ADN mẹ) dùng làm khuôn (để tổng hợp ADN con) liên kết với các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung.
	+ (0,25) Akhuôn liên kết với Ttự do ; Gkhuôn liên kết với Xtự do.
* Trong cơ chế sao mã (tổng hợp ARN) (0,50) :
	+ (0,25) Các nuclêôtit trên mạch khuôn của ADN liên kết với các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung (để hình thành phân tử ARN).
	+ (0,25) AADN liên kết với Utự do ; TADN liên kết với Atự do ; GADN liên kết với Xtự do ; XADN liên kết với Gtự do.
* Trong cơ chế giải mã (tổng hợp chuỗi axit amin/prôtêin) (0,50) :
	+ (0,25) Các nuclêôtit (côđon) trên ARN thông tin sẽ liên kết với các nuclêôtit của đối mã (anticôđon) trên ARN vận chuyển theo nguyên tắc bổ sung.
	+ (0,25) AARNm liên kết với UARNt ; GARNm liên kết với XARNt.
HD :	Thang điểm như nêu trên chỉ có ý nghĩa khi bài làm chưa hoàn chỉnh.
Câu 3. (2,0 điểm)
3.1. Chiều dài của gen (0,75) : 
	* (0,50) Tổng số nuclêôtit của gen (N) :
N x (24 – 1) = 36.000 nuclêôtit.
N = 36.000 / 15 = 2.400 nuclêotit.
* (0,50) Chiều dài của gen :
	2.400 / 2 x 3,4 x 10–4 = 0,408mm.
	HD :	Thang điểm từng ý nhỏ như nêu trên chỉ có ý nghĩa khi bài làm chưa hoàn chỉnh. 
3.2. Số lượng từng loại nuclêôtit tự do (1,25) :
	* (0,50) Số lượng từng loại nuclêôtit của gen :
X = G = 10.500 / (24 – 1) = 10.500 / 15 = 700 nuclêôtit.
A = T = 2.400 / 2 – 700 = 500 nuclêôtit.
	* (0,50) Số lượng từng loại nuclêôtit trên mạch khuôn của gen (ký hiệu mạch 1) :
X1 = 2.400 / 2 x 25% = 300 nuclêôtit.
G1 = 700 – 300 = 400 nuclêôtit.
A1 = T1 = 500 / 2 = 250 nuclêôtit.
	* (0,50) Số lượng từng loại nuclêôtit tự do khi sao mã :
Gtự do = X1 x 3 = 300 x 3 = 900 nuclêôtit.
Xtự do = G1 x 3 = 400 x 3 = 1.200 nuclêôtit.
Atự do = Utự do = A1 x 3 = 250 x 3 = 750 nuclêôtit.
	HD :	@ Thang điểm từng ý nhỏ như nêu trên chỉ có ý nghĩa khi bài làm chưa hoàn chỉnh.
@ Trong mỗi ý nhỏ đều có 4 đáp số (4 loại nuclêôtit) ; nếu chỉ nêu đúng một : không ghi điểm, nêu đúng hai : cho 0,25, nêu đúng từ ba : cho trọn 0,50.
Câu 4. (2,0 điểm)
4.1. Cơ chế nguyên phân tạo cơ thể tứ bội (1,0) :	
	* (0,25) Cha và mẹ 2n đều giảm phân bình thường tạo giao tử (bình thường) n (đơn bội).
	* (0,25) Hai giao tử đực và cái n à thụ tinh tạo hợp tử (bình thường) 2n.
	* (0,25) Xử lý hợp tử bằng (các) tác nhân gây đột biến (đa bội) ngay trong lần nguyên phân đầu tiên à các nhiễm sắc thể (của hợp tử/tế bào mẹ ban đầu) đều tự nhân đôi nhưng không phân ly (thoi phân bào/vô sắc không hình thành/bị phá hủy) à hợp tử (tế bào con) mới 4n.
	* (0,25) Hợp tử 4n nguyên phân bình thường à cơ thể tứ bội 4n.
4.2. Đặc điểm thể đa bội (1,0) :
	* (0,5) Đặc điểm : Tế bào, cơ quan, cơ thể đều lớn hơn bình thường (0,25) -/- khả năng chống chịu (những điều kiện bất lợi của môi trường) tăng cao (0,25).
	* (0,5) Nguyên do : Số lượng NST tăng à số lượng ADN tăng à trao đổi chất nhanh và mạnh à sản phảm nhiều (to lớn), sức sống mạnh (khả năng chống chịu tăng).
Câu 5. (2,0 điểm)
* Giải thích (1,0) :	
	+ (0,50) (Theo cơ chế xác định giới tính ở người) Con trai nhận NST Y của cha và X của mẹ.
	+ (0,50) Gen quy định tính trạng bệnh chỉ nằm trên NST X nên con trai phải nhận gen bệnh từ mẹ (mẹ phải dị hợp).
* Sơ đồ lai (1,0) :
	+ (0,25) Ký hiệu gen : gen A : khỏe mạnh ; gen a : bệnh. (Có thể dùng ký hiệu khác)
	+ (0,25) Kiểu gen của cha và mẹ : XaY x XAXa.
+ (0,50) Sơ đồ lai.
	HD :	Kiểu gen của cha mẹ có thể ghi nhập chung với phần viết sơ đồ lai : vẫn cho đủ điểm.
Câu 6. (2,0 điểm)
6.1. Chọn câu đúng (0,50) :	Câu A (tạo dòng thuần).
6.2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi (1,50) : 
	* (0,25) Chủ yếu dùng phép lai kinh tế.
	* (0,25) Cho giao phối cặp vật nuôi cha mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau.
	* (0,25) Dùng con lai F1 làm sản phẩm (sử dụng ngay) ; không dùng làm giống.
	* (0,25) Phổ biến ở nước ta : con cái giống trong nước lai với con đực cao sản nhập nội.
	* (0,25) Con lai sẽ có khả năng thích nghi với những điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc và khí hậu địa phương giống mẹ ; đồng thời cũng có sức tăng sản cao giống cha.
	* (0,25) Ví dụ : Cho lai heo Ỉ Móng Cái (nội) với Đại Bạch (nhập ngoại) à con lai có sức sống và tỷ lệ thịt nạc cao, tăng trọng nhanh.
Câu 7. (2,0 điểm) 
* Chọn các thể đột biến tạo ra chất có hoạt tính cao (0,75) :
	Từ thể đột biến cho hoạt tính pênixilin cao, tạo ra bằng chiếu xạ bào tử (0,25), -/- người ta đã tạo được chủng nấm pênixilin có hoạt tính cao hơn 200 lần dạng ban đầu (0,5).
* Chọn các thể đột biến sinh trưởng mạnh (0,50) : để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn.
* Chọn các thể đột biến giảm sức sống (0,75) : không còn khả năng gây bệnh (yếu hơn dạng ban đầu) (0,25) -/- mà đóng vai trò như một kháng nguyên, gây miễn dịch ổn định cho vật chủ chống được một loại vi sinh vật nào đó (0,25). -/- Theo nguyên tắc này, người ta đã tạo được nhiều loại vắcxin phòng bệnh cho người và gia súc (0,25).
Câu 8. (2,0 điểm) 
8.1. Chọn câu đúng (0,5) :	Câu C (cơ thể có lớp mỡ dày bao bọc)
8.2. Giải thích (1,5) :
	* (0,25) Đúng.
	* (0,75) Giải thích : Sinh vật hằng nhiệt bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao (chim, thú, kể cả con người). Ở cơ thể sinh vật thuộc nhóm này xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt trong bộ não, do đó có cơ chế điều hòa nhiệt rất phát triển và có hiệu quả.
	* (0,75) Cơ chế điều hòa thân nhiệt :
	+ (0,50) Giảm mất nhiệt (khi trời lạnh) : lông, lớp mỡ dưới da dày ; co hệ mạch dưới da ; tăng cường sinh nhiệt qua trao đổi chất ; ngủ đông
	+ (0,50) Tăng thoát nhiệt (khi trời nóng) : lông, lớp mỡ dưới da mỏng ; dãn hệ mạch dưới da ; tăng thoát hơi nước qua hô hấp và tiết mồ hôi ; giảm sinh nhiệt qua trao đổi chất ; ngủ hè
HD :	Thang điểm phần 8.2. như nêu trên chỉ có ý nghĩa khi bài làm chưa hoàn chỉnh.
Câu 9. (2,0 điểm) 
9.1. Chọn câu đúng (0,5) :	Câu D (trước sinh sản và sinh sản)
9.2. Tháp tuổi (1,0) :
	* (0,25) Dạng giảm sút.
	* (0,50) Mô tả : 
+ (0,25) Đáy tháp hẹp.
+ (0,25) Tỷ lệ sinh thấp à nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn nhóm tuổi sinh sản.
+ (0,25) Số lượng cá thể giảm dần do yếu tố bổ sung yếu à quần thể đi theo hướng dần dần bị diệt vong.
	HD :	Thang điểm phần “Mô tả” như nêu trên chỉ có ý nghĩa khi bài làm chưa hoàn chỉnh.
Nhóm tuổi sau sinh sản
Nhóm tuổi sinh sản
Nhóm tuổi trước sinh sản
	* (0,25) Vẽ tháp tuổi.
HD :	Xem lưu ý số 6 phần HƯỚNG DẪN CHUNG phía trên.
9.3. Ý nghĩa sinh thái (0,50) :
	* (0,25) Nhóm tuổi trước sinh sản : Các cá thể lớn nhanh, do đó nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
	* (0,25) Nhóm tuổi sinh sản : Khả năng sinh sản của các cá thể thuộc nhóm này quyết định mức sinh sản của quần thể.
	* (0,25) Nhóm tuổi sau sinh sản : Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể.
	HD :	Thang điểm phần 9.3. như nêu trên chỉ có ý nghĩa khi bài làm chưa hoàn chỉnh.
Câu 10. (2,0 điểm) 
10.1. Chọn và giải thích (1,0) :	
* (0,5) Chọn :	Câu B (dinh dưỡng)
* (0,5) Giải thích : Chuỗi thức ăn gồm nhiều loài sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích thức ăn ; trong đó, mỗi mắt xích vừa là loài tiêu thụ (ăn) mắt xích phía trước, vừa là loài bị mắt xích phía sau tiêu thụ (bị ăn).

File đính kèm:

  • docDe thi GV gioi Sinh Hoc 20092010.doc
Đề thi liên quan