Đề kiểm tra học kì I năm 2011 – 2012. môn: Sinh Học 7 - Trường THCS Ngô Quyền

doc5 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I năm 2011 – 2012. môn: Sinh Học 7 - Trường THCS Ngô Quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trường THCS Ngô Quyền 
	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 2011 – 2012.
	Môn : Sinh học 7
Đề chính thức
 	Thời gian : 45 phút .
I. Phần trắc nghiệm : (2 điểm )
 Chọn đáp án đúng:
Trùng sốt rét có đặc diểm: 
a. Có chân giả b. Kích thước nhỏ hơn hồng cầu
c. Sống tự do ngoài thiên nhiên d. Kí sinh ở thành ruột.
2. Thực vật và động vật giống nhau ở điểm nào?
a. Tế bào đều có thành xenlulozơ
b. Đều có cấu tạo tế bào, lớn lên và sinh sản
c. Đều sử dụng chất hữu cơ có sẵn
d. Đều di chuyển được
3. Thủy tức có đặc điểm nào sau đây?
a. Cơ thể hình trụ, đối xứng tỏa tròn. Sống bám, di chuyển nhanh.
b. Cơ thể hình trụ, đối xứng hai bên. Sống bám, di chuyển chậm.
c. Cơ thể hình tròn, đối xứng hai bên. Sống bám, di chuyển nhanh.
d. Cơ thể hình trụ, đối xứng tỏa tròn. Sống bám, di chuyển chậm.
4. Loài động vật nào sống kí sinh trong ruột non của người?
a. Sán dây b. Giun đất	c. Thủy tức	d. Đỉa
5. Hình thức di chuyển nào thể hiện bản năng tự vệ của tôm? 
a. Bò 	b. Bơi giật lùi.
c. Nhảy	d. Bơi về phía trước
6. Mực có đặc điểm nào sau đây?
a. Có 2 mảnh vỏ bao bọc bên ngoài	b. Có 1 chân rìu . 
c. Có 8 tua 	d. Vỏ đá vôi tiêu giảm
7. Cơ thể chân khớp có vỏ gì bao bọc bên ngoài ?
a. Cuticun b. Vỏ mềm	c. Kitin	d. Vỏ cứng
8. Phần ngực của châu chấu có mấy đôi chân?
a. 5 đôi b. 4 đôi 	c. 3 đôi	d. 6 đôi 
II. Phần tự luận: (8 điểm)
1. Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận nào trong cơ thể của người và động vật? Vì sao? Để phòng chống giun dẹp kí sinh, cần ăn uống, giữ vệ sinh như thế nào cho người và gia súc? (2đ)
2. Giun đất di chuyển được nhờ đâu?Vì sao mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất? (2đ)
3. Nêu đặc điểm cấu tạo của trùng kiết lị? Phòng chống bệnh kiết lị như thế nào? (2đ)
4. Nêu vài trò của ngành thân mềm? (2đ)
ĐÁP ÁN ĐỀ KT HK I SINH HỌC 7 2011 – 2012. 
I. Phần trắc nghiệm : 
1
2
3
4
5
6
7
8
B
B
D
A
C
D
C
C
II. Phần tự luận : 
Câu 1: (2đ)
 (1đ) Giun dẹp thường kí sinh ở các cơ quan giàu chất dinh dưỡng như ruột non, gan, máu,
(1đ) Để phòng chống giun kí sinh, phải ăn uống vệ sinh như: ăn chín uống sôi; tắm chỗ nước sạch để tránh mắc bệnh sán lá máu.
Câu 2: (2đ)
(1đ) Nhờ sự chun dãn cơ thể kết hợp với các vòng tơ mà giun đất di chuyển được.
(1đ) Mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất vì nước ngập cơ thể làm chúng bị ngạt thở (do hô hấp bằng da)
Câu 3: (2đ). Mỗi ý đúng 0,25đ. 
Đặc điểm trùng kiết lỵ:
Cơ thể đơn bào, cấu tạo đơn giản, 
Chỉ gồm 1 khối chất nguyên sinh lỏng và nhân
Có chân giả ngắn
Không có không bào
Cách phòng chống bệnh kiết lị: 
Không phóng uế bừa bãi 
Ăn chín uống sôi, hạn chế ăn rau sống, thịt tái 
Không tưới rau bằng phân chưa ủ hoai.
Giữ vệ sinh cá nhân, nhà ở, nơi làm việc
Câu 4: (2đ) Mỗi ý đúng 0,25đ.
1. Lợi ích
Cung cấp thực phẩm cho con người
Làm thức ăn cho động vật khác
Có giá trị xuất khẩu
Làm đồ trang sức, trang trí
Có ý nghĩa về mặt địa chất.
Cải tạo nền đáy, làm sạch môi trường nước, giúp cân bằng sinh học.
2. Tác hại
Có hại cho cây trồng
Là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán.
MA TRẬN
ĐỀ KIỂM TRA HK I – MÔN SINH HỌC 7
Chương
Mức độ cần đạt
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1:
MỞ ĐẦU. NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
- Nhận biết đặc điểm trùng sốt rét
- So sánh động vật - thực vật.
- Đặc điểm trùng kiết lị
- Cách phòng chống bệnh kiết lị.
Số câu
2
1
1
Số điểm
0,5
1
1
Chủ đề 2
RUỘT KHOANG
- Nhận biết đặc điểm thủy tức
Số câu
1
Số điểm
0,25
Chủ đề 3:
CÁC NGÀNH GIUN
- Nhận biết các loài giun kí sinh
- Biết các loài giun kí sinh ở bộ phận nào trên cơ thể
- Hiểu được cách di chuyển của giun đất.
- Cách phòng chống giun kí sinh trong đời sống
- Biết giun đất hô hấp qua da => giải thích hiện tượng thực tế.
Số câu
1
3
1
Số điểm
0,25
3
1
Chủ đề 4:
THÂN MỀM
Nêu được vai trò của thân mềm
- Phân biệt sự khác nhau giữa các đại diện ngành thân mềm
Số câu
1
1
Số điểm
2
0,25
Chủ đề 5
CHÂN KHỚP
Phân biệt các đặc điểm của ngành chân khớp với các ngành ĐV khác
Số câu
3
Số điểm
0,75
Tổng số câu:
4
2
3
2
Tổng số điểm
2
3
3
2

File đính kèm:

  • docde thi sinh 7 hoc ky 1 ma tran.doc
Đề thi liên quan