Đề cương Vật lý lớp 6

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Vật lý lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ CƯƠNG VẬT LÝ 6
Bài 1-3: Đo độ dài- Đo thể tích
- Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.
Bài 6. Lực – Hai lực cân bằng
- Nêu được ví dụ về một số lực.
- Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng lực
- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
Bài 8: Trọng lực – Đơn vị lực
- Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
Bài 9: Lực đàn hồi 
- Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng. 
Bài 10: Lực kế- phép đo lực- Trọng lực và khối lượng
- Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m.
- Vận dụng được công thức P = 10m. 
Bài 11: Khối lượng riêng – Trọng lượng riêng
- Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D), trọng lượng riêng (d) và viết được công thức tính các đại lượng này. - - Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng và đo trọng lượng riêng.
- Vận dụng được các công thức D = và d = để giải các bài tập đơn giản.
Bài 13. Máy cơ đơn giản
- Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và thiết bị thông thường.
- Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng 
 này trong các ví dụ thực tế.
KIỂM TRA CUỐI KÌ I
	I. MỤC ĐÍCH
 	1/ Kiến thức: 
	-Kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh về chương cơ học
	2/ Kĩ năng: 
	- Vận dụng kiến thức làm bài và bài tập
	3/ Thái độ: 
	- Có hứng thú học tập. Có ý thức tốt trong giờ kiểm tra
 II- HÌNH THỨC CỦA ĐỀ KIỂM TRA:
- Đề kiểm tra hoàn toàn câu hỏi tự luận
III.MA TRẬN ĐỀ CHẲN
Tên Chủ đề
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1.-Đo độ dài- Đo thể tích
(3 tiết)
1.- Đổi đơn vị đo
2 Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo thể tích.
Số câu
Số điểm 
 Tỉ lệ %
2
2đ
1 
1đ
2
 3đ = 30%
2. Lực-Trọng lực.Khối lượng riêng
(2 tiết)
4-Tìm hiểu lực,đơn vị lực, nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động 
-Vận dụng được công thức P = 10m. 
- Vận dụng được các công thức D = 
Số câu
Số điểm 
 Tỉ lệ %
1
3đ
1 
3đ
 3
 6đ = 60%
3. Máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc
(3 tiết)
Nêu được tên các máy cơ đơn giản. 
Số câu
Số điểm 
 Tỉ lệ %
1 
1đ
 1
 1đ = 10%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2
4đ 
40 %
2
2đ
 20%
2
4đ 
 40%
6
10đ
100%
ĐỀ CHẲN
	I. Lý thuyết
Câu 1(2đ) : Tính:
a/ 1 m = .dm	 b/ 1 000mm= .. m
c/ 1000ml =lít 	 	 d/ 3 cm3 =.....mm3
Câu 2(3 đ) :Lực là gì? Đơn vị của lực là gì? Lực tác dụng lên một vật có thể 
Cm3
 gây ra những kết quả gì? Mỗi kết quả lấy 1 ví dụ.
Câu 3(1đ) : Nêu tên các máy cơ đơn giản.
II. Bài tập
Câu 4(1đ): Xác định giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất và thể tích chất
 lỏng bình chia độ bên.
 Câu 5: (2đ)
 a/ Viết công thức tính trọng lượng.
 b/ Áp dụng: Một chiếc mô tô có khối lượng 300kg . Tính trọng lượng của mô tô.
 Câu 6: (1đ)Một vật có khối lượng 7,8 tấn và thể tích vật là 1 m3 . Tìm khối lượng riêng 
 của vật, vật đó là vật gì?
	ĐÁP ÁN ĐỀ CHẲN
I. Lý thuyết 
Câu 1(2đ) : Tính:
a/ 1 m = 10 dm	(0,5đ)	b/ 1 000mm=1m (0,5 đ)
c/ 1000ml = 1lít 	(0,5 đ) 	d/ 3 cm3 	=3000mm3 (0,5 đ)
Câu 2/ Lực là:Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vât khác. Đơn vị lực là niutơn (N) (1 đ)
- Lực tác dụng lên vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm vật bị biến dạng. (1đ)
Ví dụ: 
- Lấy tay ném một hòn đá ra xa (hòn đá chuyển động)(0,5đ)
- Dùng búa đặp vỡ viên gạch (viên gạch biến dạng )(0,5đ)
Câu 3:Các máy cơ đơn giản là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. (1 đ)
II. Bài tập
Câu 4:
Giới hạn đo: 250cm3	(0,25 đ)
Độ chia nhỏ nhất: 10cm3(0,25 đ)
Thể tích chất lỏng: 150cm3 (0,5 đ)
 Câu 5 : 
 a/Viết được hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của một vật là P = 10m; 
 Trong đó, m là khối lượng của vật, có đơn vị đo là kg; P là trọng lượng của vật, 
có đơn vị đo là N.(1 đ)
b/ Áp dụng : 	 Gỉai
- Trọng lượng của mô tô là :
 P=10.m=10. 300=3 000(N) (1đ)
 Đáp số: P=30000(N)
Câu 6: 
	Giải
Đổi: 7,8 tấn=7 800 kg
 Khối lượng riêng của vật là:
	D=m: v=7 800: 1=7 800 (kg/m3)
	=>Vậy vật đó là sắt.(1 đ)
	Đáp số: D=7 800(kg/m3)	

File đính kèm:

  • docDe kiem tra Hoc ky ILy lop 6 5 chan.doc
Đề thi liên quan