Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Sinh 7

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Sinh 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2
Hãy nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống. 
Bộ lông mao dày xốp à giữ nhiệt và bảo vệ.
Chi trước ngắn à đào hang.
Chi sau dài khỏe àbật nhảy xa, chạy trốn nhanh.
Mũi tinh, lông xúc giác nhạy à thăm dò thức ăn và môi trường.
Tai có vành lớn, cử động à định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù.
Mắt có mí cử động à bảo vệ và giúp mắt không bị khô.
So sánh đặc điểm cấu tạo của hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thú thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp động vật có xương sống đã học.
Đáp án: bảng đã sửa
Tại sao thú mỏ vịt đẻ trứng mà được xếp vào lớp thú? tại sao kanguru con được nuôi trong túi da của thú mẹ?
Vì thú mỏ vịt có lông mao và tuyến sữa. 
Vì kanguru sinh con rất nhỏ, chỉ bằng hạt đậu, bú mẹ thụ động, ít lông.
Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của bộ thú thích nghi với từng điều kiện sống?
- Bộ dơi: có cánh da rộng, thân ngắn, chi sau yếu dùng để bám vào cành cây treo ngược cơ thể.
- Bộ cá voi: thân hình thoi, cổ rất ngắn, lớp mỡ dưới da rất dày, chi trước biến đổi thành bơi chèo, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.
- Bộ ăn sâu bọ: mõm kéo dài thành vòi ngắn, răng nhọn, khứu giác nhạy, chi trước ngắn, bàn rộng, ngón tay to khỏe dùng để đào hang.
- Bộ ngặm nhấm: răng cửa lớn, thiếu răng nanh,có khoảng trống hàm.
- Bộ ăn thịt: răng cửa ngắn sắc để róc xương, răng nah lớn, dại nhọn để xé mồi; răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để nghiền mồi. Ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt êm.
- Bộ móng guốc: có số ngón chân tiêu giảm, đốt cuối mỗi ngón có bao sừng bao bọc gọi là guốc, chân cao, trục chân thẳng à di chuyển nhanh.
- Bộ linh trưởng: đi bằng bàn chân; bàn tay, bàn chân 5 ngón, ngón cái đối diện với các ngón còn lại à thích nghi với việc cầm, nắm, leo trèo. 
Tại sao nói lớp thú là động vật có xương sống có tổ chức cơ thể cao nhất?
Là động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất. Thai sinh và nuôi con bằng sữa. Có lông mao, bộ răng phân hóa 3 loại(răng của, răng nanh, răng hàm). Tim 4 ngăn, bộ não phát triển, là động vật hằng nhiệt.
Sự tiến hóa các tổ chức cơ thể được thể hiện như thế nào?
- Hô hấp: từ chưa phân hóaà phân hóa (mang, da và phổi, phổi và túi khí, phổi hoàn chỉnh)
- Tuần hoàn: từ chưa có tim à có tim nhưng chưa có ngăn à tim có ngăn (2 ngăn, 3ngăn, 4 ngăn)
- Thần kinh: chưa phân hóa à hệ thần kinh mạng lưới à dạng chuỗi hạch à dạng ống (bộ não và tủy sống)
- Sinh dục: chưa phân hóa à tuyến sinh dục chưa có ống dẫnà tuyến sinh dục có ống dẫn.
Giải thích sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật?
 Sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính thể hiện ở:
- Từ thụ tinh ngoài -> thụ tinh trong
- Đẻ nhiều trứng gđẻ ít trứng g đẻ con.
- Phôi phát triển có biến thái g phát triển trực tiếp không có nhau thai g phát triển trực tiếp có nhau thai.
- Con non không được nuôi dưỡng g được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ g được học tập thích nghi với cuộc sống.
Trình bày ý nghĩa cây phát sinh giới động vật?
- Cây phát sinh là 1 sơ đồ hình cây phát ra những nhánh từ 1 gốc chung (tổ tiên chung). Các nhánh ấy lại phát ra những nhánh nhỏ hơn và tận cùng bằng 1 nhóm động vật.
- Kích thước của các nhánh trên cây càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu.
- Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn.
Đa dạng sinh học mang lại những lợi ích gì cho đời sống con người? Nguyên nhân ngây suy giảm sinh học? chúng ta cần làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học?
* Đa dang sinh học đáp ứng mọi yêu cầu về các mặt trong đời sống của con người, quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.
* Nguyên nhân: phá rừng, du canh, xây dựng đô thị, săn bắt ĐV, sử dụng thuốc trừ sâu, ..
* Biện pháp bảo vệ:
+ Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi, săn bắt, buôn bán ĐV hoang dã, .
+ Phòng chống ô nhiễm môi trường.
+ Thuần hoá, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và đa dạng về loài.
 Trình bày ưu, nhược điểm của các biện pháp đấu tranh sinh học. cho ví dụ.
- ưu điểm: tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại, tránh ô nhiễm môi trường.
- nhược điểm:
+ đấu tranh sinh học chỉ có hiệu quả ở nơi khí hậu ổn định.
+ Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật gây hại.
+ Tiêu diệt loài SV có hại này lại làm cho loài SV khác phát triển
+ Một loài thiên địch có thể vừa có ích vừa có hại.
Kể tên các cấp độ tuyệt chủng của động vật. cho ví dụ. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ động vật quý hiếm.
+ rất nguy cấp (CR)
+ nguy cấp (EN)
+ ít nguy cấp (LR)
+ sẽ nguy cấp (VU)
Biện pháp: 
Bảo vệ môi trường sống. 
Cấm săn bắn, buôn bán, giữ trái phép. 
Chăn nuôi, chăm sóc đầy đủ. 
Xây dựng khu dự trữ thiên nhiên.

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP HOC KI II.doc