Viết bài tập làm văn số 1 (bài làm ở nhà)

doc25 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Viết bài tập làm văn số 1 (bài làm ở nhà), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Viết bài tạp làm văn số 1
( Làm ở nhà)

Đề 1:Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động , hoặc buồn cười…) mà em gặp ở truờng.
Đề 2: Kể lại “Cuộc chia tạy của những con búp bê”băng ngôi thứ ba.
Đề 3: Hãy tả lại một ngày hè đẹp trời.
Đề4: Tả chân dung một người bạn.
























Đề kiểm tra Ngữ văn 7
( tiết 31 , 32 : Viết bài số 2
đề 1 : 
I.Phần trắc nghiệm (3 điểm )
 Đọc và lựa chọn chữ cái đứng đầu phương án đúng:
 1. Văn biểu cảm là
 A. Kể lại một câu chuyện cảm động.
 B. Bàn về một hiện tượng trong cuộc sống.
 C. Là những vấn đề được viết bằng thơ.
 D. Bộc lộ cảm xúc , tình cảm của con người trước những sự vật hiện tượng trong đời sống.
2.Tình cảm trong văn Biểu cảm thường được thể hiện bằng
 A. Tình cảm đẹp thấm nhuần tư tưởng nhân văn. C. Nhỏ nhen , ích kỷ.
 B. Thái độ tiêu cực với cuộc sống. D.Lãng mạn , xa rời cuộc sống.
3. Bố cục của bài văn biểu cảm
 A. Mở bài , thân bài, kết bài C. Mở bài , thân bài .
 B. Thân bài, kết bài. D. Không theo bố cục nào.
4. Đặc điểm của đề văn biểu cảm là 
 A. Giới thiệu sự việc.
 B. Chỉ ra đối tượng miêu tả.
 C. Nêu đối tượng biểu cảm,và định hướng tình cảm.
 D. Trình bày diễn biến sự việc.
5. Các bước làm bài văn biểu cảm
 A. Tìm hiểu đề , tìm ý. C. Lập dàn bài.
 B. Viết bài và sửa bài. D. Cả ba ý trên.
6. Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm phải:
 A. Hình dung cụ thể đối tưọng biểu cảm B. Tả chính xác đối tượng .
 C.Trình bày diễn biến sự việc D. Quan sát kĩ khi tả.
II. Phần tự luận (7 điểm )
 Người em yêu quí.
Đề kiểm tra Ngữ văn 7
( tiết 31 , 32 : Viết bài số 2
Đề 2:

I. Phần trắc nghiệm (3 điểm ) 
 Đọc và chọn chữ cái đứng trước phương án đúng :
1. Các bước của quá trình tạo lập văn bản là
A. Định hướng. C. Viết bài, kiểm tra.
B. Tìm ý ,lập dàn ý. D. Tất cả các bước trên .
2. Người ta có nhu cầu biểu cảm khi
 A. Khi có cảm xúc dạt dào . B. Muốn miêu tả
 C. Muốn kể một câu chuyện. D. Cần giải thích một vấn đề.
 3. Văn biểu cảm là
 A.Kể lại một câu chuyện. B.Tái hiện lại một cảnh đẹp.
 C.Viết ra nhằm biểu đạt tình cảm , cảm xúc. D. Giải thích một vấn đề .
4. Bố cục của bài văn biểu cảm là
 A. Mở bài , thân bài. C. Mở bài , thân bài , kết bài.
 B. Thân bài , kết bài . D. Mở bài, kết bài.
5. Yêu cầu đối với một đề văn biểu cảm
 A. Chỉ ra đối tượng miêu tả .
 B. Nêu đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm.
 C. Đưa ra lí lẽ để lập luận .
 D. Không có yêu cầu nào.
6. Trong các đề sau, đề văn biểu cảm là
 A. Cảm nghĩ về một đêm trăng đẹp . B. Tình yêu với quê hương
 C. Cảm nhận về một bài thơ hay. D. Cả ba đề trên.
 
II. Phần tự luận(7 điểm )

Đề bài: Cảm nghĩ về mái trường thân yêu.




Đề kiểm tra Ngữ văn 7
( tiết 31 , 32 : Viết bài số 2
Đề3:
I. Phần I: trắc nghiệm(3điểm )-
 Chọn chữ cái đứng đầu phương án đúng:
 1. Văn biểu cảm thuộc phương thức biểu đạt
 A. Tự sự . C. Miêu tả .
 B. Biểu cảm. D.Nghị luận.
2. Dòng nói đúng về văn biểu cảm là
 A. Chỉ bộc lộ cảm xúc. B. Cảm xúc được bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp
 C. Cảm xúc chỉ thể hiện trực tiếp. D. Không có lí lẽ lập luận
3. Tình cảm trong văn biểu cảm phải là
 A. Tình cảm đẹp B. Thuấm nhuần tư tưởng nhân văn.
 C. Chân thật , trong sáng D. Cả ba ý trên.
4. Bố cục của bài văn biểu cảm gồm các phần
 A. Mở bài , thân bài, kết bài B.Mở bài, thân bài.
 C.Thân bài , kết bài. D. Mở bài, thân bài.
5. Yêu cầu đối với đề văn biểu cảm là
 A. Nêu đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm.
 B. Giới thiệu sự việc.
 C. Định hướng tình cảm.
 D. Không có yêu cầu.
6. Đề bài thuộc thể loại biểu cảm là
 A. Cảm nghĩ về dòng sông. B. Vui buồn tuổi thơ.
 C. Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ. D. Cả ba đề trên.
II. Phần tự luận (7 điểm)
 Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời của mỗi người . Hãy viết về mẹ bằng trái tim yêu thương.






Đề kiểm tra Ngữ văn 7
( tiết 31 , 32 : Viết bài số 2
Đề 4
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm )
 Đọc và chọn chữ cái đứng đầu phương án đúng
1. Yêu cầu đối với đề văn biểu cảm
 A. Chỉ ra đối tượng miêu tả.
 B. Nêu đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm.
 C.Đưa dẫn chứng để chứng minh.
 D. Không có yêu cầu.
2. Đề thuộc thể loại văn biểu cảm là
 A. Quê hương em đẹp.
 B. Tả lại một chiều mùa hè ở thành phố em.
 C.Kể lại một kỉ niệm em nhớ nhất.
 D. Giải thích câu tục ngữ: “ Lá lành đùm lá rách”.
3. Các bước làm bài văn biểu cảm là
 A. Tìm hiểu đề , tìm ý B. Lập dàn bài.
 C. Viết bài và kiểm tra D. Tất cả các bước trên.

II. Phần tự luận: (7 điểm )
 
 Cảm nghĩ về mái trường thân yêu.
 
 


Đề kiểm tra ngữ văn7
 tiết 42: Kiểm tra văn
Đề 1
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm )
 Đọc đoạn trích sau và lựa chọn chữ cái đứng đầu phương án đúng:
Côn sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi ,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có trúc bóng râm,
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
 ( Ngữ văn 7- Tập I)
1. Đoạn thơ trên được trích từ văn bản
 A Qua Đèo Ngang. B. Côn Sơn ca.
 C. Sông núi nước Nam. D. Sau phút chia li
2. Tác giả của đoạn trích là
 A.Hồ Xuân Hương. C. Lí Thường Kiệt .
 B. Nguyễn Trãi. D. Nguyễn Du.
3. Đoạn trích thuộc phương thức biểu đạt
 A. Biểu cảm. B.Tự sự.
 C. miêu tả. D. Tự sự , miêu tả.
4. Vẻ đẹp của núi rừng Côn Sơn là
 A. Tươi tắn đầy sức sống. B. Kì ảo , lộng lẫy.
 C. Yên ả, thanh bình. D.Hùng vĩ và náo nhiệt.
5. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích là
 A. Điệp từ, so sánh , nhân hoá B. So sánh , ẩn dụ .
 C. Điệp từ, nhân hoá. D.Điệp từ, so sánh , ẩn dụ, nhân hoá.
6. Bài thơ đã khơi gợi trong em cảm xúc:
 A.Lòng căm thù giặc. B. Thương cảm với nỗi khổ của người dân lao động.
 C. Ghét thói lăng loàn. D. Tự hào và yêu quê hương đất nước..
II. Phần tự luận (7 điểm )
 
1. Chép thuộc lòng bài thơ : “Bánh trôi nước “
 
2. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn trích trên.



Đề kiểm tra ngữ văn7
 tiết 42: Kiểm tra văn
Đề 2.

I. Phần trắc nghiệm ( 3 điểm )
 Lựa chọn chữ cái đứng đầu phương án đúng.
 1. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của nhà thơ
 A. Nguyễn Trãi. B. Hồ Xuân Hương.
 B. Bà Huyện Thanh Quan. D.Nguyễn Khuyến.
 2. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh 
 A. Nhà thơ đến vãn cảnh Đèo Ngang. 
 B.Trên đường vào Huế nhậm chức.
 C. Thăm người thân.
 D. Cả A,B,C đều sai
 3. Phương thức biểu đạt chính củabài thơ là
 A.Tự sự . B. Miêu tả.
 C. Biểu cảm. D. Thuyết minh.
 4. Bài thơ được viết theo thể thơ
 A. Song thất lục bát. C. Thất ngôn bát cú.
 B. Tứ tuyệt. D. Lục bát.
 5. Nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong câu thơ ba và câu bốn là
 A.So sánh. B.ẩn dụ .
 C. Đảo ngữ, đối ngữ. D. Điệp từ.
 6. Tâm trạng của tác giả được thể hiện trong bài thơ là
 A. Yêu say trước cảnh đep của thiên nhiên.
 B. Đau xót ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương đất nước.
 C. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh cô đơn.
 D. Cô đơn trước thực tại , da diết nhớ về quá khứ của đất nước.
 
 I. Phần tự luận (7 điểm )
 1. Chép thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang”.
 2. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. ( đoạn văn có độ dài khoảng 7đến 10 câu).


Đề kiểm tra ngữ văn7
 tiết 42: Kiểm tra văn
Đề 3
I. Phần trắc nghiệm : (3 điểm)
 Lựa chọn chữ cái đứng đầu phương án đúng
1 Bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” thuộc phần văn học
 A. Trung đại. B. Hiện đại .
 C. Nước ngoài. D. Dân gian.
2. Tác giả của bài thơ là
 A.Nguyễn Trãi . C.Nguyễn Du.
 B. Nguyễn Tuân. D.Nguyễn Bỉnh Khiêm.
3. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là
 A. Biểu cảm. B. Tự sự.
 C. Miêu tả. D. Tự sự , miêu tả.
4. Bài thơ được làm theo thể thơ
 A. Ngũ ngôn tứ tuyệt. C. Thất ngôn bát cú.
 B. Thất ngôn tứ tuyệt. D.Song thất lục bát. 
5. Hai đại từ nhân xưng “ ta” ở cuối bài dùng để chỉ
 A. Nhà thơ. B. Bạn 
 C. Nhà thơ và bạn. D. Mọi người.
6. ý nghĩa của bài thơ là
 A. Khẳng định một tình bạn đẹp, trong sáng ,thanh bạch.
 B. Một hồn thơ đẹp.
 C.Một nhân cách sống thanh cao.
 D. Tất cả các ý trên.
 II.Phần tự luận: ( 7 điểm )
 
 Câu 1: Chép thuộc lòng bài thơ: “Bạn đến chơi nhà”
 
Câu 2. Viết đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu ) trình bày cảm nhận của em về bài thơ “Qua Đèo Ngang”.



Đề kiểm tra ngữ văn7
 tiết 42: Kiểm tra văn
Đề 4.

I. Phần trắc nghiệm ( 3 điểm )
 Đọc và lựa chọn chữ cái đứng đầu phương án đúng.
 “ Đêm nay mẹ không ngủ được . Ngầy mai là ngày khai trường vào lớp một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường , cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói : “Đi đi con , hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh trường là một thế giơí kì diệu sẽ mở ra.”
 ( Ngữ văn 7- Tập I)
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản 
 A. Cổng trường mở ra. B. Mẹ tôi.
 C.Tre Việt Nam. D. Cuộc chia tay của những con búp bê.
2. Tác giả của đoạn văn bản đó là
 A. Lí Lan. B. Khánh Hoài.
 C. Thép Mới. D. Et- môn- đô- đơ A-mi- xi.
3. Phương thức biểu đạt của đoạn trích là
 A. Tự sự . C. Biểu cảm.
 B. Miêu tả. D.Biểu cảm , miêu tả.
4. Nội dung của đoạn văn trên là
 A. Nỗi lòng người mẹ khi nhìn con ngủ.
 B. Người mẹ sống lại kỉ niệm quá khứ.
 C.Cảm nghĩ của mẹ về sự quan tâm của toàn xã hội đối với ngày khai trường.
 D. Cảm nghĩ của mẹ về vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ.
5. Cảm nghĩ của người mẹ được thể hiện vào thời điểm
 A. Đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con.
 B. Đêm trước những ngày khai trường của con.
 C. Khi con đã trưởng thành.
 D. Khi con học đai học.
6. Văn bản “ Cổng trường mở ra” đã thức dậy trong em những kỉ niệm về
 A. Thơi thơ ấu đến trường.
 B. Thầy ô và bạn bè .
 C. Sự chăm sóc ân cần của mẹ.
 D. Tất cả những kỉ niệm trên.
II. Phần tự luận( 7 điểm)
 1. Tóm tắt văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Trong khoảng 10 dòng).
 2. Dựa vào hai văn bản “Cổng trường mở ra” của Lý Lan và “Mẹ tôi” của A-mi-xi , hãy viết đoạn văn ngắn nói về tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái.

Đề kiểm tra ngữ văn 7
Tiết 46 : Kiểm tra Tiếng Việt( 1 tiết)
Đề 1.
I. Phần trắc nghiệm(3 điểm)
 Đọc bài thơ và chọn chữ cái đứng đầu phương án đúng:
 Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
 Cỏ cây chen đá , lá chen hoa.
 Lom khom dưới núi tiều vài chú,
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
 Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
 Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
 Dừng chân đứng lại trời , non, nước,
 Một mảnh tình riêng ta với ta.
 ( Ngữ văn 7- tập I)
1. Nhan đề của bài thơ trên là
 A. Qua Đèo Ngang. B. Bạn đến chơi nhà.
 C. Bánh trôi nước. D.Bài ca Côn Sơn.
2. Tác giả của bài thơ đó là
 A. Nguyễn Khuyến. B. Hồ Xuân Hương.
 C. Bà huyện Thanh Quan. D. Đoàn Thị Điểm.
3. Từ KHÔNG phải từ láy được dùng trong văn bản trên là
 A. Lom khom. B. Lác đác.
 .C. Nước non. D. Lúc lắc.
4. Từ KHÔNG phải từ Hán- Việt là
 A. Tiều. B. Quốc quốc.
 C. Gia gia. D. Tình riêng.
5. Từ đồng nghĩa với từ “ gia gia” là
 A. Đất B. Nước 
 C. Nhà. D. Cửa.
6. Cặp từ trái nghĩa được sử dụng trong bài là
 A. Bước- dừng. B. Dừng - đứng.
 C. Lom khom – lác đác. D. Không có cặp từ trái nghĩa.

II.Phần tự luận ( 7 điểm )
 
1. Phân biệt từ đồng âm và từ đồng nghĩa? Cho ví dụ minh hoạ..:
 
2. Viết đoạn văn ngắn ( 6 đến 8 câu ) chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng cặp từ trái nghĩavà từ đồng nghĩa.




 
Đề kiểm tra ngữ văn 7
Tiết 46 : Kiểm tra Tiếng Việt( 1 tiết)

Đề 2.

I. Phần trắc nghiệm(3 điểm )
 Đọc đoạn văn và chọn chữ cái đứng đầu phương án đúng:
 “ Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao , hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đang đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào.”
 ( Ngữ văn 7- Tập I)
 1. Số từ láy được sử dụng trong đoạn trích là
 A. Một. B. Hai.
 C. Ba. D. Bốn.
2. Nhóm quan hệ từ được dùng trong đoạn trích là
 A. Cho nên, của, và, như. B. Cho nên, về, còn.
 C. Còn, tới, vừa. D. Không sử dụng quan hệ từ.
3. Từ trái nghĩa với “hốt hoảng” là
 A. Sợ hãi. B. Kinh sợ.
 C. Bình tĩnh. D. Tự tin.
4. Từ không phải từ Hán-Việt là:
 A. Khai trường. B. Ngôi trường.
 C. Cổng trường. D. Cánh cổng.
5. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích là
 A. Nhân hoá. B. ẩn dụ.
 C. So sánh. D. Không có.
6. Từ ghép đẳng lập là
 A. Bà ngoại. B. Ngôi trường.
 C. Cánh cổng. D. Sâu đậm.
II. Phần tự luận(7 điểm)
 
 1. Đặt 6 câu có sử dụng cặp từ trái nghĩa.
 
2. Viết đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng từ Hán-Việt( giải thích nghĩa của từ Hán Việt đó)








Đề kiểm tra ngữ văn 7
Tiết 46 : Kiểm tra Tiếng Việt( 1 tiết)
Đề 3:
I. Phần trắc nghiệm(3 điểm)
 Đọc bài thơ sau và chọn chữ cái đứng đầu phương án đúng
 Thân em vừa trắng lại vừa tròn
 Bảy nổi ba chìm với nước non
 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn 
 Mà em vẫn giữ tấm lòng son
 ( Ngữ văn 7- Tập I)
1. Nhan đề của bài thơ trên là
 A. Bánh đa. B. Bánh nướng.
 C. Bánh trôi nước. D.Bánh mì.
2. Tác giả của bài thơ đó là
 A. Hồ Xuân Hương. B. Bà huyện Thanh Quan.
 C. Nguyễn Trãi. D. Đoàn Thị Điểm.
3. Phép tu từ chủ yếu được sử dụng trong bài thơ là
 A. So sánh. B. Nhân hoá.
 C. ẩn dụ. D. Hoán dụ.
4. Thành ngữ có nghĩa gần giống với thành ngữ “Bảy nổi ba chìm”là
 A. Cơm niêu nước lọ. B. Lên thác xuống ghềnh.
 C. Nhà rách vách nát. D. Cơm thừa canh cặn.
5. Từ KHÔNG phải từ ghép chính phụ là
 A. Nước non. C. Nước lũ.
 B. Nước mưa. D. Nước dừa.
6. Bài thơ KHÔNG sử dụng biện pháp nghệ thuật
 A. ẩn dụ. B. Đối.
 C. Điệp từ. D.So sánh.

II. Phần tự luận (7 điểm)
 
1. Phân biệt từ đồng âm và từ đồng nghĩa? Cho ví dụ minh hoạ?

2. Viết đoạn văn phân tích tác dụng của các phép tu từ được sử dụng trong bài thơ trên.









Đề kiểm tra ngữ văn 7
Tiết 46 : Kiểm tra Tiếng Việt( 1 tiết)

Đề4.
I. Phần trắc nghiệm(3 diểm)
 Đọc đoạn văn sau và chọn chữ cái đứng đầu phương án đúng:
 Ôi, quê mẹ nơi nào cũng đẹp , nơi nào cũng rực rỡ chiến tích, kì công. Từ mảnh đất quê nghèo tôi chập chững ra đi, khi về đôi chân rắn chắc vì được luyện qua nhiều miền xa đất nước. Khi đi, từ khung cửa hẹp của ngôi nhà lá nhỏ tôi ngơ ngác nhìn ra vùng đất rộng bên ngoài với đôi mắt khù khờ. Khi về, ánh sáng mặt trời những miền đất lạ bao la soi sáng mỗi bước tôi đi. Tôi nhìn rõ quê hương hơn, thấy được xứ sở mình đẹp hơn ngày khởi cuộc hành trình”. 
 
 (Theo Tản Văn Mai Tạo)
1. Đoạn trích trên thuộc phương thức biểu đạt là
 A. Tự sự, miêu tả. B. Biểu cảm.
 B. Miêu tả. D. Tự sự.
2. Từ láy được dùng trong đoạn trích là
 A. Ba. B.Bốn.
 C. Năm. D. Sáu.
3. Câu văn “ Khi về ánh sáng mặt trời những miền đất lạ bao la soi sáng mỗi bước tôi đi.” thuộc kiểu câu
 A. Câu trần thuật đơn có từ “là” B. Câu ghép.
 C. Câu miêu tả. D. Câu tồn tại.
4. Hình ảnh “ ánh sáng mặt trời những miền đất lạ bao la soi sáng” là 
 A. Hình ảnh ẩn dụ. B. Hình ảnh so sánh liên tưởng.
 C. Hình ảnh nhân hoá. D. Hình ảnh hoán dụ.
5. Từ đồng nghĩa với từ “quê mẹ” là
 A. Xứ sở. B. non nước.
 C. Vùng đất. D. Vùng núi.
6. Đoạn trích trên đã khơi gợi trong lòng người đọc
 A. Lòng căm thù giặc.
 B. Nỗi nhớ quê hương.
 C. Lòng thương cảm đối với những người cùng cảnh ngộ.
 D. Lòng tự hào và tình yêu với quê hương đất nước.

II. Phần tự luận: (7 điểm)

1. Phân biệt danh từ , đại từ, động từ, quan hệ từ ? Cho ví dụ minh hoạ.

2. Viết đoạn văn ngắn (6 đến 8 câu) chủ đề tự chọn trong đó có dùng những cặp từ trái nghĩa.(gạch chân những cặp từ trái nghĩa.)


Đề kiểm tra ngữ văn 7
Tiết 51,52: Viết bài tập làm văn số 3
Đề 1.
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
 Đọc và chọn chữ cái đứng trước phương án đúng:
1. Mục đích của việc lập ý cho bài văn biểu cảm là
 A. Tạo ý cho bài, khơi nguồn cảm xúc.
 B. Để kể các sự việc theo trình tự hợp lí.
 C. Người đọc dễ theo dõi.
 D. Không nhằm mục đích nào.
2. Các cách lập ý cho bài văn biểu cảm là
 A. Liên hệ hiện tại với tương lai hoặc quan sát , suy ngẫm.
 B. Hồi tưởng quá khứ , suy nghĩ về hiện tại.
 C. Tưởng tượng tình hưống, hứa hẹn mông ước.
 D. Tất cả các ý trên.
3. Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm là
 A. Tái hiện lại cảnh vật và con người.
 B. Trình bày diễn biến của sự việc.
 C. Thuyết minh sự việc.
 D. Gợi ra đối tượng biểu cảm và khêu ngợi cảm xúc.


II. Phần tự luận (7 điểm)
 
 Đề bài: Cảm nghĩ về một người em yêu quí nhất.



 










Đề kiểm tra ngữ văn 7
Tiết 51,52: Viết bài tập làm văn số 3

Đề 2.
I. Phần trắc nghiệm: (3điểm)
 
 Đọc và chọn chữ cái đứng trước phương án đúng:
1. Văn biểu cảm khác với văn miêu tả là
 A.Tái hiện sự việc.
 B. Trình bày diễn biến của sự việc.
 C. Viết ra nhằm biểu đạt tình cảm ,cảm xúc của người viết đối với thế giới xung quanh.
 D. Lí giải một vấn đề.
2. Văn bản thuộc kiểu văn biểu cảm là
 A. Qua Đèo Ngang. C. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
 B. Bạn đến chơi nhà. D.Cả ba văn bản trên.
3. Mục đích của việc lập ý cho bài văn biểu cảm là
 A. Tạo ý cho bài, khơi nguồn cho mạch cảm xúc.
 B.Người đọc dễ theo dõi.
 C. Kể các sự việc theo trình tự hợp lí.
 D. Tái hiện lại cảnh.
4. Các cách lập ý là
 A. Liên hệ hiện tại với tương lai hoặc quan sát suy ngẫm.
 B. Hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ về hiện tại.
 C. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn mong ước.
 D. Tất cả các cách trên.
5. Tình cảm và sự việc trong văn biểu cảm phải là
 A. Phù phiếm ,thiếu tính thực tế.
 B. Lãng mạn, bay bổng.
 C. Chân thật, sự việc nêu ra phải có trong kinh nghiệm.
 D.Sự việc được hư cấu.
6. Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm là
 A. Tái hiện cảnh vật và con người.
 B. Trình bày diễn biến của sự việc.
 C. Gợi ra đối tượng biểu cảm và khêu gợi cảm xúc.
 D. Thuyết minh sự việc.
 
 
II. Phần tự luận (7điểm)
 Đề bài: Người thầy em kính trọng
Đề kiểm tra ngữ văn 7
Tiết 51,52: Viết bài tập làm văn số 3
.
Đề 3.

I.Phần trắc nghiệm(3 điểm)
 Đọc và chọn chữ cái đứng đầu phương án đúng:
1. Cảm nghĩ về một tác phầm văn học là
 A. Trình bày những tình cảm, cảm xúc.
 B. Những tưởng tượng, liên tưởng.
 C. Những suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩmđó.
 D. Cả ba ý trên.
2. Đối tượng của biểu cảm về tác phẩm văn học là
 A. Bài thơ, bài văn. B. Bài ca dao, câu tục ngữ.
 C.Truyện ngắn, truyện dài. C. Tất cả các đối tượng trên.
3. Dàn bài của bài văn cảm nghĩ về tác phẩm văn hoc là
 A. Mở bài, thân bài. B. Mở bài , thân bài, kết bài.
 C. thân bài, kết bài. D. Mở bài , kết bài.
4. Vai trò của phần mở bài là
 A. Giới thiệu đối tượng biểu cảm. 
 B. Giới thiệu thời gian, không gian, đối tượng.
 C. Giới thiệu sự việcvà sự việc.
 D. Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
5. Yêu cầu của phần thân bài là
 A. Trình bày diễn biến cuả sự việc.
 B. Miêu tả cảnh theo trình tự sự hợp lí.
 C. Trình bày cảm nghĩ về vự vật hoặc con người.
 D. trình bày những cảm xúc do tác phẩm gợi lên.
6. Các cách lập ý cho bài văn biểu cảm là:
 A. Liên hệ hiên tai với tương lai hoặc quan sát, suy ngẫm.
 B. Hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ về hiện tại.
 C. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn mong ước.
 D. Tất cả các cách trên.

II. Phần tự luận (7 điểm)
 
Học sinh chọn một trong hai đề sau:
 
 Đề 1: Trình bày cảm xúc của em về bài thơ mà em thích nhất.
 
 Đề 2: Cảm nghĩ của em về bố.





Đề kiểm tra ngữ văn 7
Tiết 51,52: Viết bài tập làm văn số 3


Đề 4.
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)
 Đọc và chọn chữ cái đứng đầu phương án đúng:

 1. Biểu cảm về tác phẩm văn học là
 A. Nói lên những cảm xúc, suy nghĩ của mình về cái hay cái đẹp của một tác phẩm văn học.
 B. Trình bày những tình cảm, cảm xúc về thế giới xung quanh.
 C. Miêu tả một cảnh mình thích.
 D. Kể lại một câu chuyện mình ấn tượng.

2. Mục đích của việc lập ý cho bài văn biểu cảm là
 A. Tạo ý cho bài, khơi nguồn cho mạch cảm xúc.
 B. Kể lại một câu chuyện.
 C. Người đọc dễ theo dõi.
 D. Xác định đối tượng.
 
 3. Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm là:
 A. Phương tiện. B. Hình ảnh miêu tả.
 C. Ngôn ngữ tự sự. D. Dẫn chứng.
 
 
II. Phần tự luận( 7 điểm)
 Học sinh chọn một trong hai đề sau:
 
 Đề 1: Cảm nghĩ của em về bài thơ: “Bạn đến chơi nhà”.

 Đề 2: Người bạn em yêu quí nhất.











Đề kiểm tra học kì I- Ngữ văn 7
( Thời gian 90 phút.)
Đề 1.
I. Phần trắc nghiệm :(3điểm)
 Đọc kĩ đoạn văn và lựa chọn chữ cái đứng đầu phương án đúng:
 “ Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu…Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.”
 ( Ngữ văn 7- Tập I)
1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản
 A. Cổng trường mở ra. B. Mẹ tôi.
 C. Lao xao. D. Cuộc chia tay của những con búp bê.
2. Tác giả của đoạn trích là
 A. Khánh Hoà. B. Lí Lan.
 B. Nguyễn Duy. D. Et-môn -đô-đê A-mi-xi.
3. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt
 A. Tự sự. B. miêu tả.
 C. Biểu cảm, miêu tả. D.Biểu cảm,tự sự
4. Nội dung của đoạn trích là
 A. Tâm trang của người mẹ khi nhìn con ngủ
 B. Suy nghĩ của mẹ về vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ.
 C. Người mẹ xúc động nhớ lại bao kỉ niệm sâu sắc của tuổi ấu thơ.
 D. Suy nghĩ của mẹ về nền giáo dục ở Nhật.
5. Từ “Mẹ” trong câu “Hằng năm cứ vào cuối thu…Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp”,là chỉ
 A. Bà ngoại. B. Nhân vật xưng “ mẹ” trong bài.
 C. Chỉ chung các bà mẹ. D. Người mẹ trong một văn bản khác 
6. Biện pháp nghệ thuật được dùng trong đoạn là
 A. So sánh. B. Nhân hoá.
 C. ẩn dụ. D.Cả A,B,C đều sai. . 7. Hình ảnh “cuối thu”diễn tả kỉ niệm đối với mỗi học trò về
 A. Ngày khai trường. B. Ngày tết.
 C. Ngày tết trung thu. D. Ngày nghỉ hè.
8. Từ láy được dùng trong đoạn văn là
 A. Một. B. Hai.
 C. Ba. D. Bốn.
9. Từ KHÔNG phải từ ghép là
 A. Trầm bổng. B. Chu đáo.
 C.Âu yếm D. Hồi hộp.
10. Cụm danh được dùng trong đoạn văn là
 A. Mẹ tin đứa con của mẹ đã lớn rồi. B. Không lo lắng đến nỗi không ngủ được.
 C. Con đường làng dài và hẹp D. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu.
11. Từ Hán-Việt là
 A. Hằng năm. B. Khai trường.
 C. Con đường. D. Lo lắng.
12. Từ đồng nghĩa với từ “Khai trường” là
 A. Khai giảng. B. Khai trương.
 C.Mở cửa. D. Khai mạc.
II. Phần tự luận(7 điểm)
 Học sinh chọn một trong hai đề sau:
 Đề1: Cảm nghĩ của em về một bài thơ em thích.
 Đề 2. Cảm nghĩ về ngày khai trường.
Đề kiểm tra ngữ văn 7
Tiết 51,52: Viết bài tập làm văn số 3
Đề2.
 I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)
 Đọc kĩ đoạn văn và lựa chọn chữ cái đứng đầu đáp án đúng:
 “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!...Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô! Con mà lai xúc phạm đến mẹ con ư ? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!” 
 ( Ngữ văn 7 – Tập I)
1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản
 A. Cổng trường mở ra. B. Mẹ tôi. 
 B. Mẹ hiền dạy con. D. Cuộc chia tay của những con búp bê.
 2. Tác giả của đoạn trích là:
 A. Lí Lan. B. Khánh Hoài.
 C. Et-môn-đô-đêA-mi-xi. D.Tô Hoài.
3. Phương thưc biểu đạt chính của đoạn trích là
 A. Tự sự. B. Miêu tả.
 C. biểu cảm. D. Thuyết minh.
4. Nội dung của đoạn trích là
 A. lí do En-ri-cô viết thư cho bố.
 B. Trong tâm trạng đau đớn bố đã nói với con về hình ảnh yêu thương, đức hi sinh cao cảvà tinh yêu thương mẹ dành cho con.
 C. Vai trò của người mẹ trong suốt cuộc đời con.
 D. Thái độ của bố đối với con.
5. Biện pháp nghệ thuật thể hiện rõ tâm trạng của người bố là
 A. Nhân hoá. B.ẩn dụ.
 C. Hoán dụ. D. So sánh.
6. Hình ảnh yêu thương của mẹ được bố gợi ra khi 
 A. Con ngủ. B. En-ri-cô mắc lỗi với mẹ.
 C. Bố đi công tác. D. Con đã trưởng thành.
7. Những từ láy có trong đoạn văn là
 A. Hổn hển, hỗn láo, sẵn sàng, đau đớn. B. Cô giáo, lễ độ, chiếc nôi, hạnh phúc.
 C. Hổn hển, quằn quại, nức nở,sẵn sàng, đau đớn. 
8. Từ đồng nghĩa với từ “Hi sinh” trong đoạn trích là
 A. Ra đi. B. Mất .
 C. Chết. D. Cả A,B,và C đều đúng
9. Cặp từ trái nghĩa có trong đoạn văn là:
 A. Thiếu lễ độ – hỗn láo. B. Thức – trông.
 B. Hi sinh- cứu sống. D. Không có từ trái nghĩa. 
10. Quan hệ từ được dùng trong đoạn văn là
 A. Đã. B. Của.
 C. Điều ấy. D. Đi.
11. Nhóm từ Hán-Việt là:
 A. Hổn hển, Đau đớn, con. B. Lễ độ, hạnh phúc, hi sinh.
 C. Như, đã, vậy. D. Trước mật, hơi thở, một giờ.
12. Đoạn văn trên đã khơi ngợi trong em tình cảm với mẹ là
 A. Yêu thương, tự hào, kính trọng. B. Buồn, sợ hãi.
 C. Xấu hổ, xa lánh. D. Thêm yêu tổ quốc.
II. Phần tự luận(7 điểm)
 Học sinh chọ một trong hai đề sau:
 Đề1: Suy nghĩ về tình mẫu tử.
 Đề2: Cảm nghĩ về đêm trung thu.
Đề kiểm tra ngữ văn 7
Tiết 51,52: Viết bài tập làm văn số 3

Đề 3

File đính kèm:

  • docvan 7 .doc