Tiết 79,86 :Làm văn Nghị luận phản bác

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 79,86 :Làm văn Nghị luận phản bác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 79,86 :Làm văn 
NGHỊ LUẬN PHẢN BÁC

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
Nắm được tầm quan trọng của việc trình bày vấn đề, các công việc chuẩn bị và cách thức trình bày trước nhiều người.
Biết hoàn thành công việc chuẩn bị một cách chu đáo và tiến hành đạt hiệu quả.
Mạnh dạn, tự tin và bình tĩnh khi trình bày trước nhiều người.

B-NỘI DUNG LÊN LỚP
I- ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA
Kiẻm tra bài cũ: 
Kiểm tra vở soạn 3 HS
II- BÀI MỚI
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
*GV đặt vấn đề: Trong cuộc sống hằng ngày, em đã bao giờ từng sử dụng lối phản bác chưa? Thử nêu vài tình huống cụ thể.
- Tổ chức cho HS đọc những tựa đề các văn bản được dẫn trong SGK, gợi cho các em nhớ lại những nội dung chính của các văn bản trên. Từ đó tổ chức, hướng dẫn các em thảo luận các câu hỏi nêu ra trong SGK
* GV định hướng kiến thức:
 Có thể coi những văn bản trên là những văn bản phản bác, những bài nghị luận phản bác vì người nói (người viết) đã dùng lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ những ý kiến, những quan điểm và việc làm thiếu chính xác, lệch lạc, hoặc sai lầm của đối tượng giao tiếp.
à Thế nào là nghị luận phản bác?

I. KHÁI NIỆM













Phản bác là dùng lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ những ý kiến sai lệch, hoặc thiếu chính xác…Từ đó nêu lên ý kiến đúng, có tính thuyết phục.(ý 1, phần Ghi nhớ, SGK tr 89)

* GV tổ chức cho HS lần lượt đọc hai đoạn văn bản được dẫn trong SGK và chỉ ra đâu là những luận điểm sai lầm của đối phương mà tác giả nêu ra trong bài nghị luận của mình.
* GV định hướng kiến thức:
+ Trong đoạn văn bản (a), quan điểm sai là: “…ông nói rằng phải đem cái chế độ cũ của An Nam thì mới trị được dân An Nam”.
+ Trong đoạn văn bản (b), quan điểm sai là: Những lời định nghĩa không đầy đủ về thơ: “thơ là những lời đẹp”, “thơ là những đề tài đẹp”
- Sau khi đã nêu ra những luận điểm sai lầm của đối tượng, các tác giả đã làm gì để phản bác? 
- HS thảo luận
*GV định hướng kiến thức:
+ Dùng dẫn chứng trái với sai lầm của đối tượng (phản chứng) để phản bác(văn bản b)
+ Dùng lí lẽ và thực tế để trực tiếp phản bác (văn bản b) 
II. CÁCH LẬP LUẬN VÀ BỐ CỤC BÀI NL PHẢN BÁC
1. Tìm hiểu ngữ liệu


















à Hãy nêu các thao tác lập luận khi phản bác

2. Thao tác
(ý 2, phần Ghi nhớ, SGK trG 126)

- Nhớ lại (nếu cần xem lại) các bài nghị luận phản bác vừa học
 à+ Cho biết một bài nghị luận phản bác thường gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần?
+ Khi phản bác, người viết dùng giọng văn như thế nào?
(Gợi ý: Chú ý quan hệ, vai vế giữa người phản bác và đối tượng bị phản bác, cũng như tính chất của vấn đề phản bác)
* Gọi một HS đọc lại phần Ghi nhớ (SGK) để củng cố bài học

3. Bố cục
(ý 3, phần Ghi nhớ, SGK tr 89)



4. Giọng văn 
(ý 4, phần Ghi nhớ, SGK tr 89)


BT1:
- Tổ chức cho HS đọc hai đoạn văn bản phản bác trong SGK và thảo luận theo các câu hỏi bên dưới.

- Với từng câu hỏi, sau khi HS đã thảo luận xong, GV nhận xét, chốt ý và định hướng một số nội dung kiến thức cơ bản (như ở phần Nội dung)

III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1
a. - “ý kiến sai” mà Nguyễn Trãi nêu ra để phản bác là: Bọn Phương Chính cười Lê Lợi - thủ lĩnh của nghĩa quân Lam Sơn “núp náu ở nơi rừng núi thập thò như chuột…”
 - “ý sai” mà Go-rơ-ki nêu ra để phản bác là: Hồi trẻ, tôi thích bịa ra những từ mới.
b. Sự khác nhau về cách phản bác của hai tác giả:
- Nguyễn Trãi: phê phán, đả kích thái độ, quan điểm của kẻ địch " giọng văn rắn rỏi, khiêu khích.
- Go-rơ-ki: phê phán sự non nớt, ấu trĩ của chính mình " giọng văn tự chế giễu nhẹ nhàng mà thấm thía.
c. Bài học khi viết văn nghị luận phản bác: Cách thức và giọng điệu phản bác rất đa dạng, phong phú tùy thuộc vào đối tượng và nội dung phản bác. 

- GV viết lại đề bài lên bảng, gọi HS đọc “dàn ý” của một HS được dẫn trong SGK
- HS nhận xét “dàn ý” của bạn HS và thảo luận để bổ sung, sửa chữa để hình thành một dàn ý hoàn chỉnh.
- GV chốt ý, định hướng kiến thức. 
Bài tập 2:
Đề bài: Gần đây trong lớp xuất hiện một quan niệm sai về tình bạn: Không kết bạn với những học sinh yếu. Anh (chị) hãy viết bài phản bác quan niệm trên.
- Nhận xét dàn ý của một HS:
 “Dàn ý” của em HS đã nêu được những ý cơ bản, song chưa tách bạch rõ từng phần của một bài nghị luận. 
- Ta có thể bổ, sắp xếp lại cho thành một dàn ý hoàn chỉnh như sau:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt: Chọn bạn để kết thân là một nhu cầu tình cảm tự nhiên. Do đó có nhiều quan niệm về tiêu chuuẩn, cách thức chọn bạn khác nhau. (HS có thể có cách dẫn dắt khác)
- Nêu luận đề: gần đây, trong lớp xuất hiện một quan niệm sai lầm: “không kết bạn với những học sinh yếu”.
b. Thân bài
- Giải thích ngắn gọn mục đích tìm bạn và ý nghĩa tác dụng của tình bạn - chuẩn mực của một tình bạn chân chính.
- Nêu quan niệm sai…rồi dùng lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ: 
+ Quan niệm ấy bắt nguồn từ lòng ít kỉ, sự đố kị, thái độ hợm hĩnh…
+ Quan niệm ấy tác hại: gây chia rẽ trong tập thể lớp; không nâng đỡ, trái lại càng đẩy học sinh yếu kém vào bế tắc…(nêu vài trường hợp cụ thể trong lớp, trong trường để minh họa)
- Bàn rộng vấn đề, rút ra bài học: Ta nên mở rộng tấm lòng trong việc tìm bạn và kết bạn để giúp nhau tiến bộ, xây dựng tập thể đoàn kết…(nêu vài VD về tình bạn đẹp, hoặc viện dẫn lời dạy của danh nhân về tình bạn đẹp…)
c. Kết luận
Chốt lại vấn đề, nêu cảm nghĩ riêng,… 

III-HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI MỚI:
Chuẩn bị :	Hai đứa trẻ - Thạch Lam







File đính kèm:

  • doc079,86 - NGHI LUAN PHAN BAC.doc