Tiết 78 , 89 : Tiếng việt Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 78 , 89 : Tiếng việt Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 78 , 89 : Tiếng việt 

GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
Nắm vững các yêu cầu sử dụng tiếng Việt ở các phương diện phát âm, chữ viết, dùng tư, đặt câu và cấu tạo văn bản.
Vận dụng vào việc phân tích đúng sai, sửa chữa được những lỗi khi dùng tiếng Việt.
Có ý thức vươn tới cái đúng trong khi nói và viết, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B-NỘI DUNG LÊN LỚP
I- ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA:
- Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra vở soạn của 3 HS.
II- BÀI MỚI

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV tổ chức HS tìm hiểu VD trong SGK
" Câu Chúng tôi tự hào các bạn là câu không trong sáng (không đúng), Vì sao?
" Câu sai về cấu tạo ngữ pháp

- Ngoài các VD trong SGK, GV có thể lấy thêm các VD khác, hướng dẫn HS tìm hiểu từ đó rút ra những biểu hiện của sự trong sáng của tiếng Việt

I. SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT:
Biểu hiện trên những phương diện cơ bản sau:
- Tuân thủ hệ thống các quy tắc, chuẩn mực chung.
- Sự sáng tạo, những sự chuyển hóa làm cho lời nói, câu văn uyển chuyển, linh hoạt, đạt hiệu quả biểu đạt cao
- Không cho phép pha tạp, lai căng một cách tùy tiện những yếu tố của một ngôn ngữ khác (khônng kể những trường hợp vay mượn một cách chính đáng)
- Phẩm chất văn hóa, lịch sự của lời nói 

Làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
- Có ý thức tôn trọng và tình cảm yêu quý tiếng Việt.
- Có thói quen cẩn trọng, cân nhắc, “lựa lời” khi sử dụng tiếng Việt.
- Rèn luyện kĩ năng nói và viết theo đúng các chuẩn mực, quy tắc chung.
- Loại bỏ những cái thô tục, kệch cỡm trong lời nói, tránh những yếu tố pha tạp, lai căng.

- Yêu cầu một HS đọc to, rõ phần Ghi nhớ (SGK)
*GHI NHỚ ( sgk)

- BT1:
- Yêu cầu HS chỉ ra các từ ngữ của nhà văn Hoài Thanh và của Nguyễn Du (được Hoài Thanh dùng lại) khi lột tả tính cách các nhân vật trong truyện Kiều.
- Vì sao có thể khẳng định các từ ngữ ấy được dùng như thế là chuẩn xác?
- HS thảo luận
- GV gợi ý, định hướng: 
+ Nhớ lại các chi tiết tiêu biểu trong truyện gắn với từng nhân vật
+ Thử thay thế các từ ngữ được dùng bằng những từ ngữ khác rồi phân tích giá trị lột tả của chúng.
+ So sánh với từ ngữ được dùng.
" Khẳng định mức độ chuẩn xác của từ ngữ dược dùng.
VD: Vì sao không nói Hoạn Thư là người đàn bà của sự ghen tuông (như mọi người vẫn nghĩ khi nói về Hoạn Thư?
Vì: Nói như thế chưa bao quát hết những đặc điểm tính cách Hoạn Thư:

 + Bản lĩnh: biết chồng ngoại tình nhưng không đến tận nơi, bắt tận mặt, chửi mắng, làm mất mặt chồng…như thường tình; biết mình có tội, sắp bị Kiều trả thù vẫn bình tĩnh phân tích, biện giải để chạy tội " kết quả: Kiều phải tha bổng.
+ Cay nghiệt: Cố tình cho Thúc Sinh và Kiều gặp nhau nhưng trong vị trí một trời một vực: Chủ và tớ, lại trong cảnh Thúc Sinhvà Hoạn Thư chén tạc chén thù với nhau.
v…v…
- Các trường hợp khác GV gơi ý, HS tự phân tích theo hướng tương tự 
 . 
II. LUYỆN TẬP 
Bài tập 1:
- Kim Trọng: rất mực chung tình
- Thúy Vân: cô em gái ngoan
- Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh, biết điều mà cay nghiệt
- Thúc Sinh: sợ vợ
- Từ Hải: chợt hiện ra, chơ6t biiến đi như một vì sao
- Tú Bà: “nhờn nhợt” màu da
- Sở Khanh: chải chuốt dịu dàng
- Mã Giám Sinh: “mày râu nhẵn nhụi”
- Bạc Bà bạc Hạnh: miệng thề “xoen xoét”








BT 2:
- Cho HS chuẩn bị trong vòng 5 đến 7 phút
- Gọi 1, 2 HS bất kì đọc đoạn văn bản mình đã sửa chữa
- Các HS khác nhận xét, sửa chữa 
- GV nhận xét, sửa chữa (nếu cần)
* Lưu ý: HS có thể có nhiều cách sửa chữa khác nhau, miễn là đạt yêu cầu: sáng rõ, mạch lạc

Bài tập 2:
- Đoạn văn chưa đạt sự trong sáng vì câu văn dài dòng, ý không được sáng rõ, mạch lạc.
- Sửa lại:
Với một mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp, trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ngành y tế ở các xã, phường, thị trấn đã đóng góp công sức to lớn vào việc cấp cứu chấn thương tại chỗ. Cán bộ y tế cơ sở, không quản hi sinh gian khổ, đã có mặt ngay sau những loạt bom vừa nổ, đã đi sát các trận địa pháo của bộ đội và nhân dân, do đó đã cứu sống được hàng vạn người. Gương tiêu biểu cho lớp cán bộ y tế cơ sở đó là anh Nguyễn Văn A
BT 3:
Cách làm tương tự BT 2
Bài tập 3:
Thêm các dấu câu để đoạn văn đạt sự trong sáng:
Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận - dọc đường đi của mình - những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy - một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại đem lại.
BT 4:
- Lần lượt gọi mỗi HS làm một câu.
Hình thức:
+ Chỉ ra chỗ sai của từ được dùng
+ Đưa ra từ thích hợp.

Bài tập 4:
a. Câu này dùng sai từ luân hồi. Từ này có nghĩa là: xoay vần không thôi, do đó dùng trong văn cảnh câu văn này là không phù hợp. Nên thay bằng các từ: liên tục, nhiều lần… 
 b. Câu này, từ ra nhập (gia nhập: vào, thêm vào) dùng sai về âm thanh và chữ viết.
c. Từ hành trang dùng sai. Hành trang: đồ dùng của người đi đường
" Có thể thay bằng từ hành trình (nghĩa gốc: đường đi, hoặc nghĩa chuyển: cuộc đời), cuộc đời…
d. Cá từ dùng sai trong câu là phong kiến và thuộc địa vì:
- Từ phong kiến thường dùng là tính từ, ít khi dùng một mình với nghĩa danh từ. Vì vậy muốn dùng để chỉ người hay thế lực phải kết hợp với các từ như: giai cấp, thế lực, bọn, chế độ…
- Từ thuộc địa có nghĩa là: một nước thuộc về quyền sở hữu của nước khác. Muốn nói đến kẻ xâm chiếm và thống trị nước khác (nghĩa trong câu) thì phải dùng từ thực dân. 


 III- HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
- Làm BT 5 (SGK trg 114)
- Chuẩn bị : NL phản bác



File đính kèm:

  • doc078, 89 - GIU GIN SU TRONG SANG CUA TIENG VIET.doc
Đề thi liên quan