Tiết 70 : Đọc văn Tràng Giang Huy Cận

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 70 : Đọc văn Tràng Giang Huy Cận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 70 : Đọc văn
TRÀNG GIANG
	Huy Cận
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
Thấy được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, vừa có màu sắc cổ điển vừa hiện đại, gần gũi, tiêu biểu cho thơ của Huy Cận trước CMT8
Cảm nhận được nỗi buồn mênh mông trước cuộc đời, trước vũ trụ rộng lớn, tâm trạng cô đơn và niềm khát khao hoà nhập với con người, tình cảm với quê hương đất nước. 
B-NỘI DUNG LÊN LỚP
 I-ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA
 - Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra vở soạn của 3 HS
II- BÀI MỚI

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* H giới thiệu những nét chính về Huy Cận 





* G có thể nói thêm vài nét về tập thơ LT : tập thơ chứa đựng 1 nỗi buồn mênh mông , da diết với những hình ảnh th.nhiên bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng buồn – một nỗi buồn thương man mác về kiếp người, về quê hương, đất nước.
I/ Tiểu dẫn (SGK): 
1) Tác giả : Huy Cận ( 1919-2005)
- Một trong những tác giả xuất sắc, một tên tuổi hàng đầu của phong trào Thơ Mới. 
- Thơ HC giàu cảm xúc, vừa có chất cổ điển ,vừa giàu chất suy tưởng, triết lý.
2) Bài thơ : 
- In trong tập Lửa thiêng (1939)
- HCST : sgk
* G hướng dẫn đọc bài thơ + trả lời câu hỏi đọc hiểu.
- Tìm hiểu tựa đề và câu thơ đề từ 
+ Âm H-V tràng giang gợi lên sắc thái và liên tưởng gì?
+ Câu thơ đề từ khái quát được cảm hứng trữ tình của bài thơ. Đó là cảm hứng gì?



- Câu 1-sgk. Phong cảnh thiên nhiên đẹp, hùng vĩ nhưng hoang sơ, hiu quạnh
- Câu 2. Hình ảnh thơ (sóng gợn, con thuyền xuôi mái , 1 cành củi khô ,cồn nhỏ, bén cô liêu, cánh bèo trôi dạt, cánh chim buổi chiều… ) thể hiện tâm trạng gì của tác giả ?(Cảnh vật gợi nỗi buồn mênh mang, không bờ bến trước vũ trụ bao la rộng lớn.)
* G định hướng cho HS đọc hiểu theo từng khổ thơ.
II/ Đọc hiểu:
* Tựa đề: “Tràng giang” ( biến âm của trường giang) = sông dài
- Âm H-V ( thường gặp trong thơ Đường)
 + gợi sắc thái trang nhã, cổ kính.
 + gợi liên tưởng về con sông lớn dài, rộng
- Điệp âm “ang” liền nhau" âm điệu gợi ra không gian mênh mang, bát ngát của con sông dài + rộng .
* Câu thơ đề từ : thâu tóm cả tình ( bkhuâng, thương nhớ) + cảnh ( trời rộng, sông dài)" cảm hứng trữ tình của bài thơ.

- Các biện pháp nghệ thuật" giá trị biểu hiện?






- Yêu cầu HS khái quát về bức tranh cảnh vật và tâm trạng n/v trữ tình.
 
* Khổ 1: 
 ▪ Hình ảnh thơ :sóng gợn tràng giang , con thuyền xuôi mái , 1 cành củi khô " gợi cảm , mới mẻ, hiện đại " gợi nỗi buồn mênh mang triền miên, không dứt 
 ▪ NT đối (đối ý, đối xứng trong khổ đầu và cả bài) " tác dụng : tạo sự cân đối, nhịp nhàng ; gợi nét cổ điển khắc sâu cảm xúc; giọng điệu uyển chuyển, linh hoạt.
à Hình ảnh thơ +NT đối " 1 tứ thơ cổ điển vừa có nét hiện đại " gợi cảm về nỗi buồn mênh mang, về kiếp người trôi nổi trên dòng đời vô định
Phân tích từ ngữ thể hiện tâm trạng của n/v trữ tình trong 2 câu thơ đầu.




- 2 câu thơ có giá trị tạo hình đặc sắc - bức tranh không gian ba chiều . Em thử phân tích chỉ ra điều đó và tác dụng của nó?
*Khổ 2: 
- Câu 1,2 : 
+ Từ láy : lơ thơ, đìu hiu "gợi cảm buồn, vắng
+ Âm thanh “chợ chiều đã vãn” cũng không còn 
" không gian hoàn toàn vắng lặng " gợi nỗi cô đơn, hiu quạnh.
- Câu 3,4 : nắng xuống - trời lên - sâu chót vót, 
 sông dài – trời rộng - bến cô liêu 
" Giá trị tạo hình đặc sắc: bức tranh không gian ba chiều (dài, rộng, cao-sâu). 
à Nỗi buồn thấm vào không gian 3 chiều, con người trở nên bé nhỏ, rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn, lạc loài giữa mênh mông đất trời. 
- Hình ảnh thơ bèo dạt khắc sâu ý thơ ở khổ 1 kết hợp với hình ảnh không cầu, không đò có tác dụng gì trong thể hiện tâm trạng của n/v trữ tình ?
* Khổ 3:
- Hình ảnh Bèo dạt " (giống khổ 1) gợi nỗi buồn về cuộc đời- nỗi sầu nhân thế.
- Không cầu, không đò " không có cả hình ảnh gợi sự liên hệ giữa con người.
à đặc tả cảm giác cô đơn = cái không có: không có bóng dáng của cuộc sống con người, chỉ có thiên nhiên và thiên nhiên buồn vắng, hoang vu " Ẩn chứa khát khao về sự cảm thông, chia sẻ giữa con người với con người .
- Hình ảnh thơ +NT đối trong 2 câu đầu nêu bật tâm trạng gì ? 




- Hãy lí giải tâm trạng nhớ nhà, nhớ quê trong 2 câu cuối của bài thơ. 


- Ý thơ gợi nhớ 2 câu kết của bài Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu. Hãy chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của nó?
* Khổ 4: 
- Câu 1,2 : 
 + Hình ảnh : cánh chim nhỏ bé – vũ trụ bao la " Thiên nhiên buồn – tráng lệ 
 + NT đối lập + hình ảnh thơ " tô đậm thêm cảm giác buồn, cô đơn, lạc loài .
- 2 câu sau : 
 + Nỗi nhớ nhà, nhớ quê " là điểm tựa của tâm trạng cô đơn , lạc loài" tâm trạng chung của một lớp người trong hoàn cảnh mất nước đương thời
 + Ý thơ vừa cổ điển vừa hiện đại , vừa trang trọng vừa gần gũi.
- HS nhận xét chung về ND + NT.
III. TỔNG KẾT 
1) Nội dung
- Nỗi buồn mênh mang về kiếp người – nỗi sầu nhân thế " nỗi nhớ quê của người xa xứ - tâm trạng của một lớp người trong hoàn cảnh bế tắc đương thời.
 2)NT 
Hệ thống hình ảnh, từ ngữ gợi tả,gợi cảm + NT đối; thể thơ 7 chữ, cách ngắt nhịp quen thuộc " tạo nét đặc sắc riêng cho bài thơ : vừa cổ điển vừa hiện đại , vừa trang trọng vừa gần gũi.

III-HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI MỚI:
 - Học thuộc lòng bài thơ
 - Dùng phép hoán dụ và tượng trưng 





File đính kèm:

  • doc070- TRANG GIANG.doc