Tiết 49 : kiểm tra giữa kỳ II

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1010 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 49 : kiểm tra giữa kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 49 : Kiểm tra giữa kỳ ii
 i- Mục tiêu:
a/ Kiến thức:
Kiểm tra sự nắm bắt kiến thức của học sinh về: hoa và sự sinh sản hữu tính, quả và hạt, tảo, rêu, dương xỉ…
Qua kiểm tra phân luồng được học sinh để tìm biện pháp giảng dạy tốt hơn.
b/ Kĩ năng:
Rèn kĩ năng viết.
Kĩ năng vận dụng kiến thức.
c/ Thái độ:
Có ý thức học tập, nghiêm túc trong kiểm tra.
II/ Chuẩn bị:
a/ Giáo viên:
- Hệ thống câu hỏi kiểm tra.
b/ Học sinh:
- Ôn lại kiến thức đã học về: hoa và sinh sản hữu tính, quả và hạt, tảo, rêu, dương xỉ.
III-Nội dung kiểm tra:
1-Thiết kế ma trận :
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
cấp độ thấp
Vận dụng
cấp độ cao
Chương VI: hoa và sinh sản hữu tính
Cấu tạo và chức năng của hoa
Các loại hoa
Thụ phấn
1 câu (0.5đ)
1 câu (0.5đ)
1 câu (0.5đ)
1 câu (0.5đ)
Chương VII: quả và hạt
Phát tán của quả và hạt
Những điều kiện cần cho hạt nẩy mầm
1 câu (1đ)
1 câu (2đ)
Chương VIII: Các nhóm thực vật
Tảo
Rêu- cây rêu
1 câu (2đ)
1 câu (3đ)
TS câu hỏi
3 câu
4 câu 
1 câu
TS điểm
2 điểm
6 điểm
2 điểm
% điểm
20%
60%
20%
Đề bài:
A. Trắc nghiệm
I/ Chọn câu trả lời đúng nhất.
1/ Nhị và nhụy là bộ phận quan trọng nhất của hoà vì: (0.5đ) 
a/ Được đài và tràng bảo vệ
b/ Có chức năng duy trì và phát triển nòi giống
c/ Có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực
d/ Có noãn mang tế bào sinh dục cái.
2/ Dựa vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa chia hoa thành các nhóm: (0.5đ)
a/ Hoa đơn tính và ha lưỡng tính
b/ Hoa đực và hoa cái
c/ Hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm
d/ Hoa thụ phấn và hoa giao phấn
3/ Hiện tượng thụ phấn là: (0.5đ)
a/ Hiện tượng trứng gặp tinh trùng
b/ Hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với trứng
c/ Hiện tượng hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó
d/ Hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy
4/ Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió là: (0.5đ)
a/ Hoa thường tập trung ở ngọn cây
b/ Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng
c/ Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ…
d/ Cả a, b, c.
II/ Tìm từ thích hợp thay thế các số 1-6 sau cho hoàn chỉnh:
- Cơ quan sinh dưỡng của rêu gồm …..(1)….., chưa có …..(2)….thật sự. Trong thân và lá rêu chưa có …..(3)…… Rêu sinh sản bằng …..(4)…..được chứa trong …..(5)….., cơ quan này nằm ở …..(6)…..cây rêu. (3đ)
B. Tự luận:
1/ Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh nước và không khí là điều kiện cần cho hạt nẩy mầm. (2đ)
2/ Vì sao nói tảo là thực vật bậc thấp còn rêu là thực vật bậc cao? (2đ)
3/ Có mấy cách phát tán của quả và hạt? Cho ví dụ. (1đ) 
A. Trắc nghiệm
I/ Chọn câu trả lời đúng nhất
1/ 
b (0.5đ)
2/
a (0.5đ)
3/
d (0.5đ)
4/
d (0.5đ)
II/ Tìm từ thích hợp thay thế các số 1-6 sau cho hoàn chỉnh:
(1) – Thân, lá (0.5đ)
(2) – Rễ (0.5đ)
(3) – Mạch dẫn (0.5đ)
(4) – Bào tử (0.5đ)
(5) – Túi bào tử (0.5đ) 
(6) – Ngọn (0.5đ)
B. Tự luận:
1/ Chọn 1 sồ hạt đỗ tốt bỏ vào 3 cốc thuỷ tinh, cốc 1 không bỏ gì thêm, cốc 2 đổ ngập nước, cốc 3 lót 1 lớp bông ẩm, để vào chỗ mát 3-4 ngày rồi quan sát.
2/ Vì cơ thể tảo chưa phân hoá thành thân, lá rễ, còn rêu đã có thân, lá và rễ giả.
3/ Có 3 cách phát tán của quả và hạt là:
- Phát tán nhờ gió VD: chò
- Phát tán nhờ động vật VD: thông
- Tự phát tán VD: đậu bắp.

File đính kèm:

  • doctiet 49 kiem tra mot tiet.doc