Thư viện câu hỏi môn ngữ văn 9 - Học kì II (2013-2014)

pdf10 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 3825 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thư viện câu hỏi môn ngữ văn 9 - Học kì II (2013-2014), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thư viện câu hỏi môn ngữ văn 9 - Học kì II (2013-2014)
Giáo viên: Nguyễn Phương Mai
Câu 1 (Kiến thức tuần 1)
Ý nghĩa của văn bản “Bàn về đọc sách”?
Đáp án:
- Vấn đề đọc sách là vấn đề quan trọng, sách nhiều thì phải biết chọn sách mà đọc.
- Đọc sách phải biết kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thưởng thức với
đọc sách chuyên môn.
- Đọc sách phải có kế hoạch, phải có mục đích kiên định, không tuỳ hứng. Phải kết hợp
chặt chẽ giữa đọc và suy ngẫm.
Câu 2 (Kiến thức tuần 1)
Phân biệt khởi ngữ và trạng ngữ.
Đáp án:
- Khởi ngữ luôn đứng trước chủ ngữ, nhằm nhấn mạnh đề tài muốn nói đến trong câu.
- Trạng ngữ vị trí linh động hơn (có thể đứng đầu câu, giữa câu, cuối câu), là thành phần
phụ bổ sung cho nòng cốt câu.
Câu 3 (Kiến thức tuần 1)
Khi nào người ta dùng phép phân tích và tổng hợp? Thế nào là phân tích? Thế nào là
tổng hợp?
Đáp án:
- Khi muốn làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó thì người ta dùng phép
phân tích và tổng hợp.
- Phân tích: chỉ ra trong một sự vật, hiện tượng có chi tiết gì, nét gì cần quan tâm (“xé
nhỏ” vấn đề).
- Tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích (có phân tích
mới có thao tác tổng hợp).
Câu 4 (Kiến thức tuần 2)
Nghệ thuật lập luận của Nguyễn Đình Thi trong văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”?
Đáp án:
- Bố cục chặt chẽ, hợp lý, mọi vấn đề dẫn dắt tự nhiên.
- Cách viết giàu hình ảnh, dẫn chứng sinh động, hấp dẫn cả trong văn chương cũng như
trong đời sống.
- Giọng văn chân thành, thể hiện niềm say sưa và nhiệt hứng dâng trào. Nó tác động
mạnh đến cảm xúc người đọc, cuốn hút người nghe.
Câu 5 (Kiến thức tuần 2)
Tại sao gọi thành phần tình thái và thành phần cảm thán là những thành phần biệt lập
trong câu?
Đáp án:
Các thành phần này có vị trí riêng biệt, không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa trong câu
nên không ảnh hưởng gì đến việc diễn đạt sự đánh giá, tình cảm của người nói.
Câu 6 (Kiến thức tuần 2)
Thế nào nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
Cách làm bài nghị luận này?
Đáp án:
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: là bàn bạc về một sự việc, hiện tượng
đời sống đáng khen, đáng chê hoặc có những vấn đề đáng suy nghĩ.
Cách làm: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại bài và sửa chữa.
Câu 7 (Kiến thức tuần 3)
Theo em, khái niệm “hành trang” mà tác giả Vũ Khoan sử dụng trong văn bản “Chuẩn
bị hành trang vào thế kỷ mới” là gì? Vì sao?
Đáp án:
Là sự chuẩn bị ở bản thân con người:
- Tri thức.
- Ý thức.
Vì: con người là động lực phát triển của lịch sử, khi nền kinh tế tri thức phát triển mạnh
mẽ thì vai trò con người càng nổi bật.
Câu 8 (Kiến thức tuần 4)
Khái niệm về thành phần gọi-đáp và thành phần phụ chú? Tại sao gọi chúng là những
thành phần biệt lập?
Đáp án:
- Thành phần gọi-đáp: dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
- Thành phần phụ chú: dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung của câu.
→ Là những thành phần biệt lập vì không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của
câu.
Câu 9 (Kiến thức tuần 4)
Thế nào là một bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý? Để làm tốt bài nghị luận này thì
người viết cần có những kiến thức gì?
Đáp án:
- Là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống... của con người.
- Người viết cần phải có sự phân tích, chứng minh, so sánh, giải thích... để chỉ ra chỗ
đúng, chỗ sai của tư tưởng, từ đó khẳng định tư tưởng của người viết bài nghị luận.
Câu 10 (Kiến thức tuần 4)
Tác giả H. Ten so sánh cách nhìn về hình tượng chó sói và cừu của nhà thơ La-phông-
ten với cách nhìn của nhà khoa học Buy-phông với mục đích gì?
Đáp án:
Cách so sánh đó nhằm khẳng định: trong sáng tác văn học, nghệ thuật luôn in đậm dấu
ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.
Câu 11 (Kiến thức tuần 4)
Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn? Chỉ ra các phép liên kết cơ bản.
Đáp án:
- Các câu trong đoạn văn và đoạn văn trong văn bản bao giờ cũng có sự liên kết chặt chẽ
về nội dung và hình thức:
+ Liên kết chủ đề: các câu (đoạn) phải hướng tới thể hiện chủ đề của văn bản.
+ Liên kết lôgic: các câu (đoạn) phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý.
- Các phép liên kết cơ bản: phép lặp từ ngữ, phép thế, phép nối, phép đồng nghĩa, trái
nghĩa, liên tưởng.
Câu 12 (Kiến thức tuần 5)
Chủ đề của bài thơ “Con cò” - Chế Lan Viên?
Đáp án:
- Thể hiện tình cảm, sự bao dung của người mẹ dành cho con.
- Ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời của mỗi con người.
 
Câu 13 (Kiến thức tuần 5)
Các bước tiến hành một bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý?
Đáp án:
- Tìm hiểu đề và tìm ý.
- Lập dàn bài (mở bài, thân bài, kết bài).
- Viết bài.
- Đọc lại bài và sửa chữa.
Câu 14 (Kiến thức tuần 6)
Hoàn cảnh ra đời đặc biệt của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”? Tại sao tác giả lại đặt bài
thơ của mình có nhan đề như thế?
Đáp án:
- Bài thơ ra đời vào tháng 10/1980, là lúc tác giả đang nằm trên giường bệnh và không
bao lâu nhà thơ qua đời.
- Nhan đề là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải: ý nguyện của tác giả là muốn làm một
mùa xuân nhưng chỉ là một mùa xuân nho nhỏ - đóng góp công sức nhỏ bé của mình
làm đẹp thêm mùa xuân của đất nước.
Câu 15 (Kiến thức tuần 6)
Nghệ thuật của bài thơ “Viếng lăng Bác” - Viễn Phương?
Đáp án:
- Giọng điệu phù hợp với nội dung cảm xúc của nhân vật: trang nghiêm, sâu lắng, thiết
tha, tự hào.
- Thể thơ tự do linh động, nhịp thơ chậm rãi.
- Hình ảnh sáng tạo, vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa tượng trưng.
Câu 16 (Kiến thức tuần 6)
Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích)? Khái quát bố cục?
Đáp án:
Là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề và nghệ thuật
trong tác phẩm (đoạn trích).
Bố cục:
- MB: giới thiệu khái quát về tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.
- TB: triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm nhỏ, chứng minh bằng những
luận cứ có trong tác phẩm, trình bày nhận định của mình...
- KB: Đánh giá khái quát về ý nghĩa của vấn đề cần nghị luận.
Câu 17 (Kiến thức tuần 7)
Em hiểu thế nào về hai dòng cuối của bài thơ “Sang thu” - Hữu Thỉnh:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Đáp án:
Những tiếng sấm đã ít đi với những cơn mưa mùa hạ. Sấm còn là biểu tượng cho những
vang động của cuộc sống sôi nổi. Tả thực là để gửi gắm những suy ngẫm về cuộc đời
con người: càng lớn tuổi kinh nghiệm sống vững vàng thì con người sẽ không bị động
bởi những ngoại cảnh.
Câu 18 (Kiến thức tuần 7)
Ý nghãi của bài thơ “Nói với con” - Y Phương?
Đáp án:
- Tình cảm gia đình ấm cúng là cái nôi nuôi dưỡng tình cảm con người.
- Ngợi ca truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương đất nước dân tộc.
- Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của người dân miền núi.
Câu 19 (Kiến thức tuần 7)
Chỉ ra nghĩa tường minh và hàm ý trong những ví dụ sau:
A. Bây giờ mới chỉ 11 giờ thôi ư?
B. Bây giờ là 11 giờ.
C. Trời ơi, đã là 11 giờ rồi ư?
Đáp án:
A: nghĩa hàm ý: còn sớm.
B: nghĩa tường minh.
C: nghĩa hàm ý: đã trễ rồi.
Câu 20 (Kiến thức tuần 7)
Thế nào là nghị luận về đoạn thơ, bài thơ? Yêu cầu về bố cục của bài nghị luận này?
Đáp án:
- Là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài
thơ ấy.
- Yêu cầu: bố cục mạch lạc, rõ ràng, lời văn gợi cảm thể hiện sự rung động chân thành
của người viết.
Câu 21 (Kiến thức tuần 8)
Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ “Mây và Sóng” cho ta những suy ngẫm gì?
Đáp án:
- Con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ. Muốn khước từ chúng cần phải
có những điểm tựa, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.
- Hạnh phúc không cần ai ban phát. Hạnh phúc ở ngay xung quanh ta và do chính con
người tạo dựng nên.
Câu 22 (Kiến thức tuần 8)
Nêu điều kiện để sử dụng hàm ý?
Đáp án:
- Người nói, người viết có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
- Người nghe phải có năng lực giải đoán hàm ý.
Câu 23 (Kiến thức tuần 9)
Khái niệm về văn bản nhật dụng? Nêu tên các văn nhật dụng đã học ở lớp 6, 7, 8, 9?
Đáp án:
Văn bản nhật dụng có thể là thơ, văn xuôi, nghị luận... Nội dung của văn bản này đề cập
những vấn đề gần gũi, bức thiết đối với đời sống (không có khái niệm chỉ kiểu văn bản
hoặc thể loại).
Các văn bản nhật dụng:
* Lớp 6: Động Phong Nha, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Cầu Long Biên...
* Lớp 7: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê, Ca Huế...
* Lớp 8: Thông tin về ngày Trái Đất, Ôn dịch thuốc lá, Bài toán dân số...
* Lớp 9: Phong cách Hồ Chí Minh, Đấu tranh cho một thế giới Hoà Bình...
Câu 24 (Kiến thức tuần 10)
Qua truyện ngắn “Bến quê”, Nguyễn Minh Châu đã khẳng định điều gì?
Đáp án:
- Những giá trị và vẻ đẹp đích thực của đời sống chính là những cái gần gũi và bình dị
quanh ta.
- Thức tỉnh ở mỗi chúng ta sự trân trọng những giá trị cuộc sống gia đình và những vẻ
đẹp bình dị của quê hương.
Câu 25 (Kiến thức tuần 11)
Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, Lê Minh Khuê viết về ai? Trong hoàn cảnh
nào? Cách kể chuyện có gì ấn tượng?
Đáp án:
- Viết về 3 cô gái thanh niên xung phong trong một tổ trinh sát phá bom ở một cao điểm
trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mỹ.
- Với ngôi kể từ nhân vật chính. cách kể chuyện rất tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ
trung miêu tả tâm lý nhân vật sắc nét. 
Câu 26 (Kiến thức tuần 11)
Thế nào gọi là biên bản? Có các loại biên bản nào?
Đáp án:
- Biên bản là văn bản ghi chép lại những sự việc vừa mới xảy ra hoặc đang xảy ra trong
hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp. 
- Các loại biên bản: biên bản sinh hoạt, biên bản bàn giao trả lại, biên bản tường trình.
Câu 27 (Kiến thức tuần 12)
Bài học gì cho em khi học xong đoạn trích “Robinson ngoài đảo hoang”?
Đáp án:
Khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn phải có ý chí khắc phục gian nan, sự quyết tâm và lòng
lạc quan.
Câu 28 (Kiến thức tuần 12)
Viết một đoạn văn từ 8-10 câu phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Robinson, trong
đó có sử dụng cụm tính từ, cụm danh từ, đại từ.
Đáp án: Học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu, gạch dưới và chỉ rõ cụm tính từ, cụm
danh từ, đại từ đã sử dụng.
Câu 29 (Kiến thức tuần 12)
Hợp đồng là gì? Mục đích của văn bản hợp đồng? Kể một số văn bản hợp đồng mà em
biết.
Đáp án:
- Hợp đồng là một cơ sở pháp lý để các bên tham gia ký kết ràng buộc lẫn nhau, có trách
nhiệm thực hiện các điều khoản đã ghi nhầm đảm bảo cho công việc đạt kết quả, quyền
lợi các bên được bảo đảm, tránh gây thiệt hại.
- Mục đích: ghi lại nội dung thoả thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của 2 bên
tham gia giao dịch nhằm bảo đảm thực hiện đúng thoả thuận đã cam kết.
- Các loại hợp đồng: hợp đồng mua bán điện, hợp đồng lắp đặt điện thoại, hợp đồng
nhập khẩu tôm...
Câu 30 (Kiến thức tuần 13)
Văn bản “Bố của Xi-mông” gửi đến cho người đọc thông điệp gì?
Đáp án:
- Hãy có cái nhìn cảm thông đối với trẻ em bất hạnh.
- Hãy thông cảm với nỗi đau hoặc sự lầm lỡ của người khác.
- Nhắc nhở ta về lòng thương yêu bạn bè, lớn hơn là lòng thương yêu con người.
Câu 31 (Kiến thức tuần 13)
Liệt kê các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9.
Đáp án:
- Chống Pháp: Làng - Kim Lân
- Chống Mỹ: Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng, Lặng lẽ Sapa - Nguyễn Thành
Long, Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê, Bến quê - Nguyễn Minh Châu
Câu 32 (Kiến thức tuần 13)
Hình ảnh con người Việt Nam nhiều thế hệ trong các tác phẩm truyện hiện đại Việt
Nam?
Đáp án:
- Yêu làng, yêu nước, có tinh thần kháng chiến.
- Say mê công việc, hết lòng phục vụ thầm lặng cho đất nước.
- Có một tình cảm tốt đẹp với đồng chí, với người thân.
- Có tinh thần dũng cảm, sẵn sàng hy sinh, hồn nhiên, yêu đời, lạc quan dù cho hoàn
cảnh khắc nghiệt.
Câu 33 (Kiến thức tuần 13)
Ôn tập câu đơn, câu ghép. Các kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép.
Đáp án:
- Câu đơn là câu chỉ có một cụm C-V (một vế câu). Câu ghép là câu có 2 cụm C-V trở
lên không bao hàm nhau. Cho VD để phân biệt câu đơn, câu ghép, câu phức.
- Các kiểu quan hệ: bổ sung, mục đích - điều kiện, hệ quả - nguyên nhân, điều kiện - giả
thiết, tương phản.
Câu 34 (Kiến thức tuần 13)
Cách biến đổi câu: câu đầy đủ → câu rút gọn; câu chủ động → câu bị động?
Đáp án:
- Câu đầy đủ → câu rút gọn: xác định câu rút gọn được rút gọn chủ ngữ, vị ngữ hoặc cả
câu → khôi phục lại bộ phận được rút gọn dựa vào ngữ cảnh để cập trong văn bản.
- Câu chủ động → câu bị động hoặc ngược lại: vẫn phải bảo đảm nội dung câu không
thay đổi, cần xác định rõ chủ thể, đối tượng bị tác động, các từ bị, được.
Câu 35 (Kiến thức tuần 14)
Nghệ thuật nổi bật và thông điệp của Jack London qua văn bản “Con chó Bấc”?
Đáp án:
- Trí tưởng tượng tuyệt vời, khả năng quan sát cảm nhận nhạy bén, tinh tế... Tất cả là
xuất phát từ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật.
- Ca ngợi những tình cảm nhân hậu cao quý, kêu gọi con người tạm gác lại những đam
mê vật chất để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp có ý nghĩa hơn, trong đó có những bài
học về ứng xử với những con vật ngoan ngoãn và gần gũi quanh ta.
Câu 36 (Kiến thức tuần 14)
Một bản hợp đồng gồm có những phần nào?
Đáp án:
- Phần mở đầu:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ
+ Tên hợp đồng
+ Thời gian, địa điểm
+ Họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên ký hợp đồng
- Phần nội dung: ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất
giữa các bên.
- Phần kết thúc: ghi chức vụ, chữ ký, họ tên của đại diện các bên tham gia ký kết trong
hợp đồng và xác nhận dấu của cơ quan (nếu có).
Câu 37 (Kiến thức tuần 15)
Qua vở kịch “Bắc Sơn” - Nguyễn Huy Tưởng, em hiểu thế nào về văn bản kịch?
Đáp án:
Là loại văn bản viết ra không phải để đọc trực tiếp mà phải cảm thụ gián tiếp thông qua
hoạt động sân khấu. Lời văn trong kịch chủ yếu là lời thoại của các nhân vật trên sân
khấu (ngắn gọn, súc tích, nhiều ẩn ý, đôi khi mang tính đối kháng gay gắt). Mâu thuẫn
trong kịch được biểu hiện tập trung và gấp gáp, hầu như không có những yếu tố phụ như
miêu tả tình cảm, tâm trạng...
Câu 38 (Kiến thức tuần 15)
Nghệ thuật và ý nghĩa của đoạn trích trong vở kịch “Bắc Sơn”?
Đáp án:
- Nghệ thuật: xây dựng tình huống éo le bất ngờ thúc đẩy hành động kịch phát triển do
xung đột gay gắt. Ngôn ngữ đối thoại đa dạng với giọng điệu khác nhau. Đối thoại bộc
lộ khá rõ nội tâm và tính cách nhân vật.
- Ý nghĩa: diễn biến tâm trạng của nhân vật chính (cô Thơm) - người có chồng theo giặc
- từ chỗ thờ ơ đến đứng hẳn về phía cách mạng. Từ đó tác giả khẳng định sức mạnh
chính nghĩa của cuộc cách mạng dân tộc.
Câu 39 (Kiến thức tuần 15)
Các kiểu văn bản đã học trong chương trình ngữ văn THCS? Các thể loại văn học đã
học?
Đáp án:
- Các kiểu văn bản đã học trong chương trình ngữ văn THCS: tự sự, miêu tả, biểu cảm,
thuyết minh, nghị luận, điều hành.
- Các thể loại văn học đã học : tự sự, trữ tình, kịch, ký.
- Chú ý: không thể đồng nhất giữa kiểu văn bản với thể loại tác phẩm văn học (VD: kiểu
văn tự sự không đồng nhất với thể loại văn học tự sự nhưng trong thể loại văn học tự sự
thì yếu tố tự sự giữ vai trò chủ đạo).
Câu 40 (Kiến thức tuần 15)
Giữa tập làm văn với phần văn; tập làm văn với phần tiếng Việt có mối liên quan ra sao?
Đáp án:
- Phần văn với tập làm văn có mối quan hệ mật thiết: nắm vững những kiến thức, kỹ
năng phần TLV thì mới có khả năng đọc hiểu tốt và ngược lại.
- Những nội dung của phần tiếng Việt có liên quan mật thiết với phần văn và TLV. Cần
nắm chắc những kiến thức và vận dụng được các kỹ năng về từ, ngữ, câu, đoạn để khai
thác nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong văn bản cũng như để viết và nói cho tốt.
Câu 41 (Kiến thức tuần 17)
Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
Đáp án:
- Người nhận có những sự kiện vui mừng, phấn khởi thật sự mang ý nghĩa như được
tặng huân/huy chương, danh hiệu vẻ vang, nhận học hàm, học vị cao, thành thích mới
trong khoa học công nghệ, nhận chức vị tầm cỡ quốc gia...
- Người nhận gặp những rủi ro, những điều không mong muốn, tổn thất...
Câu 42 (Kiến thức tuần )
Đặc điểm của thư (điện)?
Đáp án:
- Là một loại văn bản tiết kiệm lời đến tối đa nhưng vẫn bảo đảm trọn vẹn đầy đủ nội
dung.
- Tình cảm được thể hiện phải chân thành.
- Lời văn ngắn gọn, đầy đủ và hết sức chính xác.

File đính kèm:

  • pdfNgan hang cau hoi mon ngu van 9 Hoc ki II.pdf
Đề thi liên quan