Thơ mới và những cái mới của thơ lãng mạn ( 1932 – 1945 )

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thơ mới và những cái mới của thơ lãng mạn ( 1932 – 1945 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thơ mới và những cái mới của thơ lãng mạn ( 1932 – 1945 ) (Bài làm văn của Võ Hằng Nga -Trường THPT chuyên Amsterdam – Hà Nội).
Được coi là một cuộc cách mạng trong thi ca. Thơ mới ( 1932 – 1945) chỉ tồn tại trong vòng hơn 10 năm nhưng đã tạo ra điều mới mẻ, thay đổi về cơ bản diện mạo văn học nước ta.1: Những cái mới về quan điểm, chủ đề sáng tác.Nếu thơ văn trung đại với khuôn khổ chặt chẽ của nó bó hẹp con người ta về tư tưởng, cảm xúc thì thơ lãng mạn coi trọng nhất là thế giới phong phú, tràn đầy cảm xúc. Trong bài thơ Cảm xúc, Xuân Diệu đã phác họa lên hình ảnh và tâm hồn của thi nhân thời hiện đại.Là thi sĩ nghĩa là ru với gióMơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây.Lời thơ này như trở thành một thứ tuyên ngôn sáng tác của nhà thơ lãng mạn nói chung.Nếu cái gốc của văn học trung đại là tính phi ngã, cái tôi cá nhân gần như bị triệt tiêu, hòa vào cái ta chung của cộng đồng thì các nhà thơ lãng mạn lại tuyệt đối hóa thế giới chủ quan. Thế Lữ đã khằng định điều đó trong bài thơ “Cây đàn muôn điệu”.Anh thường bảo tính tình tôi thay đổi.Không chuyên tâm, không chủ nghĩa, nhưng cần chi.Tôi chỉ là một khách tình si.Ham vẻ đẹp có muôn hình muôn thểMượn lấy bút nàng Ly Tao, tôi vẽMượn cây đàn nghìn phím, tôi ca.2: Những điểm mới về đội ngũ sáng tác.Nếu đội ngũ sáng tác văn học trung đại chủ yếu là những nhà nho, tấng lớp phong kiến thì đội ngũ sáng tác của Thơ mới là những trí thức Tây học tiểu tư sản trẻ. Đội ngũ ấy đã tạo ra những phong cách nghệ thuật độc đáo, phong phú, mang tính cách biệt cao mà Hoài Thanh đã nhận định: “ Tôi quyết rằng lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên…và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.3: Những điểm mới về nội dung.Nếu thơ văn trung đại là “ phi ngã” thì Thơ mới là sự khẳng định cái tôi phong phú và đa dạng như Hoài Thanh đã nói. “ Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi”. Đó là cái tôi khắc khoải thời gian của Xuân Diệu, cái tôi bé nhỏ, ám ảnh không gian của Huy Cận…Các nhà thơ luôn tìm đến cái tôi chủ quan của chính mình, có khi đến mức cực đoan như Xuân Diệu.Ta là Một, là Riêng, là Thứ NhấtKhông có chi bạn bè nổi cùng ta.( Hy Mã Lạp Sơn).Thiên nhiên trong thơ trung đại mang tính ước lệ cao còn các nhà Thơ mới với cặp mắt xnah non đã tạo nên một thiên nhiên đầy mới mẻ và sinh động. Những câu thơ tả mùa xuân của Xuân Diệu khác xa lối thơ xưa.Của ong bướm này đây tuần tháng mậtNày đây hoa của đồng nội xanh rìNày đây lá của cành tơ phơ phấtCủa yến anh này đây khúc tình si.Mùa xuân ấy tràn trề sức sống, sức trẻ và tình yêu.Trong Thơ mới thể hiện lòng yêu nước thầm kín. Chính với lòng yêu nước ấy, các nhà thơ mới đã vẽ nên những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của đất nước, như Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ, Hàn Mặc Tử… Đoàn Văn Cừ tả cảnh phiên chợ tết.Dảy mây trắng đỏ dần trên đỉnh núiSương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh.Và làm giàu thêm ngôn ngữ thơ ca dân tộc, tiêu biểu là Xuân Diệu với những cách nói rất tinh tế…Hoài Thanh đã tổng kết điều này: “ Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”.Trong thơ mới luôn bao trùm một nỗi buồn, nó thể hiện thái độ bất mãn với thực tại. Huy Cận đã đi đến tận cùng nỗi buồn ấy, khi ông trình bày.Hỡi thượng đế tôi cúi đầu trả lạiLinh hồn tôi đà một kiếp đi hoang.Điều đó cũng thể hiện sự bế tắc của các nhà Thơ mới, nó khác nhiểu lắm phong thái ung dung cho dù buồn đau của thơ xưa.Nếu thơ xưa còn rụt rè trước tình yêu tự do thì Thơ mới mạnh dạn ca ngợi tình yêu, vượt ra ngoài khuôn khổ lễ giáo, Xuân Diệu đã đưa tình yêu thành lẽ sống.Làm sao sống được mà không yêu?4 : Những cái mới về một nghệ thuật.Nếu thơ xưa luôn theo khuôn khổ đã định với tính quy phạm ước lệ cao thì Thơ mới đã cách tân, hiện đại hóa thơ ca dân tộc, phá vỡ những phong cách cổ điển. Những thể Thơ mới ra đời, phóng khoáng hơn, phù hợp với nội dung. Có những câu thơ của Đoàn Phú Tứ tưởng như không có vần.Sáng nay tiếng chim thanhDìu hương vương ấm thoảng xuân tình.Khác hẳn lối thơ xưa.Nâng tiếng Việt thơ ca lên một trình độ cao, phong phú, nhuần nhị hơn, nhiều khả năng biểu hiện hơn thơ văn trung đại. Ví dụ các nhà thơ đã triệt để khai thác các thanh điệu tạo nên tính nhạc trong thơ. Bích Khê đã viết bày Tỳ Bà tất cả các câu chữ đều chỉ bằng một thanh bằng.Cây đàn yêu thương làm bằng thơDây đàn yêu thương rung trong mơ.Thơ ca trung đại mang tính chất phương Đông truyền thống. Còn thơ mới tiếp thu thêm ảnh hưởng của thơ ca phương Tây làm giàu có hơn khả năng biểu hiện của thơ ca dân tộc. Để gây ấn tượng mạnh mẽ về sự tàn phai, Xuân Diệu đã có cách nói rất Tây.Hơn một loài hoa đã rụng cành.Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh.Thơ cũ thường chỉ theo một âm điệu chung thì thơ mới rất đa dạng về từng phong cách thơ, điều không thể có ở thơ ca trung đại khi các nhà thơ chỉ chịu ảnh hưởng của một khuôn khổ. Ví dụ: hồn thơ ảo não Huy Cận, rạo rực Xuân Diệu…Thơ mới lãng mạn thực sự làm một cuộc cách tân so với thơ ca trung đại với những thành tựu đáng kể, đẩy phong trào thơ Việt Nam tiến một bước quan trọng.

File đính kèm:

  • docThơ mới và những cái mới của thơ lãng mạn.doc