Tập Huấn Giáo Viên Chủ Nhiệm Với Công Tác Tư Vấn Tâm Lý- Giáo Dục Cho Học Sinh THCS

ppt42 trang | Chia sẻ: hongdao | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tập Huấn Giáo Viên Chủ Nhiệm Với Công Tác Tư Vấn Tâm Lý- Giáo Dục Cho Học Sinh THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂNGIÁO DỤC TRUNG HỌCTẬP HUẤN GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ- GIÁO DỤC CHO HỌC SINH THCSIa Grai, tháng 11 năm 2013Chương VIIKỸ THUẬT TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG*Mục tiêuNắm được mô hình tư vấn (cấu trúc) của một quá trình tư vấn.Hiểu được kỹ thuật tổ chức tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm.Bước đầu biết thiết kế và tổ chức một ca tư vấn cá nhân; Tư vấn nhóm.Vận dụng trong tư vấn cho HS lớp chủ nhiệm.Có ý thức nghiệp vụ trong làm việc với học sinh lớp chủ nhiệm.*Hãy viết ra các công việc thầy /cô sẽ làm khi tư vấn cho học sinh.Sắp xếp lại các mục trên theo thứ tự quy trình tư vấn- Tập hợp thông tin, xác định vấn đề; - Lập kế hoạch hành động; - Thiết lập mối quan hệ; - Tìm kiếm và xây dựng biện pháp thay thế;- Hỗ trợ học sinh xác định được đúng định hướng – mục tiêu sống.Mô hình tư vấn: gồm 5 giai đoạn- Giai đoạn 1: Thiết lập mối quan hệ - Giai đoạn 2: Tập hợp thông tin, xác định vấn đề. - Giai đoạn 3: Hỗ trợ HS xác định đúng định hướng – mục tiêu sống- Giai đoạn 4: Tìm kiếm và xây dựng biện pháp thay thế- Giai đoạn 5: Lập kế hoạch thực hiệnKỸ THUẬT TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH TƯ VẤN CÁ NHÂN*Khái niệmTV cá nhân là hình thức tổ chức tư vấn trong đó nhà tư vấn hỗ trợ, giúp đỡ, tư vấn cho người cần tư vấn về những vấn đề của họ.TVCN trong công tác chủ nhiệm*NTV(GVCN) HSCTV(lớp CN)Người cần TV(tác nhân tiêu cực đến HS)Mục đích, yêu cầu tư vấn cá nhân trong công tác chủ nhiệm Trợ giúp tâm lý cho HSCTV : Nhận thức được vấn đề khó khăn, có khả năng tự đối mặt với khó khăn.Tự nhận thức tình huống của mình.Hỗ trợ: Tạo tình huống để HS suy nghĩ, trải nghiệm, từ đó tự thay đổi về ý thức, cảm xúc, hành vi và sự phát triển kỹ năng xã hội của cá nhân. Hỗ trợ HS xử lý các vấn đề và mâu thuẫn trong cuộc sống của họ. Trợ giúp em tự ra quyết định và giải quyết vấn đề. Hỗ trợ HS suy nghĩ và tìm các biện pháp thay đổi bản thân.*Mục đích, yêu cầu tư vấn cá nhân trong công tác chủ nhiệm Can thiệp: Trong một số trường hợp đặc biệt, cần thiếtTư vấn, khuyên bảo Can thiệp. Phòng ngừa: Thực hiện một số biện pháp giáo dục, tâm lý, Giúp các em tìm đến một số dịch vụ hỗ trợ khác (dịch vụ công tác xã hội, y tế, các tổ chức chăm sóc bảo vệ trẻ em) nhằm phòng ngừa, can thiệp, tránh để HSCTV bị rối nhiễu tâm lý, phát triển lệch chuẩn, mất phương hướng sống,...*Tình huống Thầy (cô) là GVCN lớp 9. Một học sinh nam trong lớp chủ nhiệm của thầy (cô) có học lực khá, hoàn cảnh gia đình tương đối khó khăn, đột nhiên có ý định nghỉ học để học nghề lái xe. Là GVCN, thầy cô sẽ tư vấn như thế nào để giúp em học sinh này thay đổi ý định ? Yêu cầu: Trình bày quy trình tư vấn*Quy trình tư vấn cá nhân*Bước 1 : Thiết lập mối quan hệ Mục đích: Giúp HSCTV hiểu mục đích và động cơ của giáo viên.. Tạo lòng tin, sự hợp tác, thân thiện.. Tạo bầu không khí thân mật, tin tưởng bằng những chia sẻ cá nhân.Bước 2: Tập hợp thông tin, xác định vấn đề + Thu thập thông tin những điểm mạnh, những điểm yếu, những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề của HS.+ NTV cần tìm ra “ vấn đề” của HS, trao đổi với các em về vấn đề mà các em gặp phải.* Thái độ của nhà tư vấn: - Thông cảm nhưng không đồng cảm- Tôn trọng HS, để HS tự nói, lựa chọn cách giao tiếp phù hợp với HS- Tập trung vào những điểm mạnh, mặt mạnh của HSCTV, sử dụng những điểm này để khích lệ, giúp các em hiểu rằng có thể vượt qua được những khó khăn hiện tại của mình bằng chính khả năng của bản thân.Bước 2 : Tập hợp thông tin, xác định vấn đề Bước 3: Cùng HS đánh giá vấn đềNTV hỗ trợ HS đánh giá vấn đề: Vấn đề gì, mức độ, ảnh hưởng đến cảm xúc, ấn tượng tâm lý, hành vi xã hội ra sao, hệ quả.NTV giúp HS đối mặt với vấn đề.Giúp HS liệt kê những nhu cầu không được đáp ứng, xếp thứ bậc các nhu cầu.Cùng HS liệt kê những nguồn lực, biện pháp mà em có thể làm để vượt qua khó khăn.*- Giai đoạn quan trọng của một cuộc tư vấn, giúp học sinh xác định được mục tiêu, một định hướng sống, xác định điều mong muốn của các em đối với vấn đề đang phải đối mặt.- Nhà tư vấn cần : + Thể hiện sự thông cảm + Khơi dậy những cảm xúc tích cực, mới ở các em, thay thế những cảm xúc tiêu cực trước đó.Bước 4: Giúp HS xác định mục đích, mục tiêu, định hướng sốngBước 4: Giúp HS xác định mục đích,  mục tiêu, định hướng sống+ Để HS tự nói ra những mục tiêu, mong muốn của mình.+ Dẫn dắt để HS tự điều chỉnh những mục tiêu, mong muốn chưa phù hợp.+ HS nêu những cách giải quyết vẫn làm để thực hiện các mục tiêu trên.+ Để HS liên hệ mục tiêu với khả năng thực tế, những cách xử lý của em, hậu quả của nó.+ Cuối cùng, giúp HS xác định lại định hướng sống cho phù hợp hơn.*Bước 4: Giúp HS xác định mục đích,  mục tiêu, định hướng sốngKỹ thuật sử dụng:Kỹ năng đặt câu hỏi.Sử dụng bảng hỏi cho HS viết ra.Sử dụng tình huống giả định. Với HS nhỏ hoặc HS gặp khó khăn trong giao tiếp, có thể sử dụng phương pháp vẽ, thiết kế mô hình.Sử dụng phương pháp lập bản đồ tư duy.Các kỹ năng bổ trợ: dẫn dắt, tóm tắt; Thái độ: Sự thông cảm, khích lệ HS suy nghĩ,*Bước 5: Tìm kiếm các biện pháp thay thếMục tiêu: Thảo luận với HS để từ đó, trợ giúp HS tự tìm ra những biện pháp giải quyết vấn đề.Kỹ thuật tiến hành:Tóm tắt lạiThảo luận cùng HS những biện pháp vẫn tiến hành nhưng để lại hậu quả không tốt.NTV tìm kiếm các nguồn lực, hỗ trợ HS sử dụng hiệu quả đạt mục tiêu, phù hợp với chuẩn mực xã hội.Hỗ trợ HS nhận diện những nhu cầu thiết yếu, xếp vị trí ưu tiên, tìm các biện pháp thực hiện. *Nhiều HS mong muốn thầy, cô đưa ra ngay lời khuyên hoặc biện pháp, chúng ta cần làm gì? Bước 6: Lập kế hoạch thực hiệnMục tiêu: hỗ trợ HS quyết tâm thay đổi bản thân, có kế hoạch thực hiện. Kỹ thuật tiến hành:Trên cơ sở mục tiêu đã xác định được và cần làm gì, cùng HSCTV lên kế hoạch cụ thể thực hiện.Kiên nhẫn quan sát những thay đổi của HS. Khi có bất cứ một sự tiến bộ nhỏ nào, hãy khen ngợi và ghi nhận. Kết thúc buổi cuối cùng, hãy nhắc lại những điều em đã làm được và đánh giá sự tiến bộ của em. Cung cấp sự hỗ trợ sau tư vấn. *Bước 7: Hoàn thiện, lưu trữ hồ sơ tư vấnHồ sơ TV gồm:Bản mô tả chi tiết về hoàn cảnh sống của HSCTV.Bản mô tả chi tiết chân dung của HSCTVBản mô tả các công cụ, kỹ thuật NTV sử dụng để làm việc với HS. Các sản phẩm của HS trong quá trình tư vấn.Biên bản ghi chép mỗi buổi tư vấn.Ghi chép các mức độ đạt được, sự tiến bộ của HS sau mỗi tác động của NTV hoặc trong mỗi buổi.Lưu trữ hồ sơ sao cho dể tra cứu khi cần.*HOẠT ĐỘNG NHÓM: THỰC HÀNH KỸ NĂNG ỨNG XỬ TRONG TƯ VẤNĐóng vai - xử lý tình huống: *Tình huống : GVCN tư vấn tâm lí cho HS A (một HS Khá nhưng gần đây có biểu hiện chểnh mảng, lơ là trong học tập làm ảnh hưởng đến thi đua của lớp)*NHỮNG KỸ NĂNG TƯ VẤN CẦN SỬ DỤNG: Kỹ năng lắng nghe tích cực Kỹ năng thu thập thông tin và xâu chuỗi sự kiện ( nhận diện) Kỹ năng tóm tắt; Kỹ năng đặt câu hỏi; Kỹ năng khuyến khích, khích lệ; Kỹ năng phản hồi; Kỹ năng diễn đạt lại; Kỹ năng phản ánh cảm xúc;Giao tiếp ( không lời/có lời)Thấu cảm *Nguyên tắc:- Không nôn nóng, sốt ruột, làm thay, làm hộ.- Luôn lắng nghe tích cực để xác định đúng vấn đề để gợi mở, hỗ trợ HS tự giải quyết. - Luôn khuyến khích, khích lệ những suy nghĩ tích cực- Luôn ghi nhận.KỸ THUẬT TỔ CHỨC 	 QUÁ TRÌNH TƯ VẤN NHÓM**Khái niệmKhái niệm: TVN là một hình thức tổ chức tư vấn, trong đó đối tượng cần tư vấn là một nhóm người có cùng chung một vấn đề cần tư vấn, được tổ chức thành nhóm, tạo cơ hội trao đổi, chia sẻ vấn đề, chia sẻ các cảm xúc, trải nghiệm của bản thân; nhận được sự phản hồi, hỗ trợ tích cực từ các thành viên khác cũng như từ NTV.*Ưu thế của tư vấn nhómCó sự tương tác đa chiều giữa các thành viên trong NTVCó bầu không khí tâm lý tích cực trong NTV. Nâng cao năng suất làm việc của NTV.Có sự quan tâm, đồng cảm, khích lệ trong NTV.Đối với lứa tuổi HS trung học, tư vấn nhóm phù hợp đặc điểm lứa tuổi (85% ảnh hưởng đầu đời của lứa tuổi HS trung học là tác động của bạn bè).Đối với những học sinh bị bỏ rơi, ít được chăm sóc, trẻ yếu thế, tư vấn nhóm giúp trẻ cảm thấy được chia sẻ, được thừa nhận, được có giá trị,*Qui trình tiến hành tư vấn nhómBước 1: Thành lập nhóm tư vấnBước 2: Thiết lập một số công cụ làm việc với nhóm tư vấnBước 3: Thiết lập mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm.Bước 4: Thu thập thông tin; Đánh giá vấn đề.Bước 5: Xác định mục tiêu, mong muốn của nhóm.Bước 6: Tổ chức hoạt động chia sẻ, tranh luận; Kiếm soát, quản lý các mối quan hệ.Bước 7: Tìm tòi những biện pháp mới, những cách thức mới. Bước 8: Tổng kết nhóm. Lập kế hoạch thực hiệnBước 9: Hoàn thiện hồ sơ tư vấn nhóm.*Bước 1: Thành lập nhóm tư vấnKỹ thuật tiến hành:Quy mô nhóm tư vấn: từ 6 đến 8, tối đa là 12 thành viên. Cố gắng duy trì đủ số lượng thành viên nhóm trong suốt quá trình tư vấn. Với HS trung học, thành viên trong một nhóm nên là người cùng giới. NTV cử nhóm trưởng hoặc đưa ra các tiêu chí để HS bầu theo yêu cầu của NTV.*Bước 2: Thiết lập một số công cụ, quy tắc làm việc với nhóm tư vấnThiết lập nội quy cho nhóm tư vấn: Yêu cầu:Các điều khoản phải rõ ràng, dể hiểu; Số lượng các điều khoản vừa đủ. Khoảng 5 đến 8Có thể cho phép HS tự đề ra một số điều khoảnNội quy được ghi lên giấy trắng to, dán lên tường, chỗ dễ nhìn. Có thể kết hợp chữ viết và biểu tượng.Cần có cam kết các thành viên tham gia đầy đủ các buổi tư vấn nhóm. *Bước 2: (tiếp)Thống nhất cách thức làm việc giữa NTV với nhóm TV: Giải thích mục tiêu của tư vấn và NTV. Thống nhất cách thức làm việc của NTV với các thành Thống nhất thời gian và địa điểm tư vấn nhóm: Địa điểm: Phòng tư vấn chuyên, đủ không gian nhóm 10 – 12 em hoạt động; Đủ ánh sáng; Chú ý màu tường và các đồ dùng văn phòng. Trang trí, thiết bị phòng tư vấn:Tạo môi trường tâm lý tích cực, thuận lợi để nhóm hoạt động. *Bước 3: Thiết lập mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm.Kỹ thuật tiến hành:Tự giới thiệu các thành viên;Hoạt động khởi động. Khuyến khích sự thể hiện tích cực của các thành viên.Sử dụng trò chơi để lôi cuốn các thành viên.Chú ý kiểm soát nhóm.Sử dụng kỹ năng kết nối.Cần phản ánh và ghi nhận kịp thời những biến đổi trong nhóm.*Bước 4: Thu thập thông tin; Đánh giá vấn đềKỹ thuật tiến hành:Khuyến khích HS nói lên vấn đề; Khích lệ HS trong nhóm chia sẻ, khám phá, phát hiệnChú ý sự phản hồi, phản ánh.Định hướng đến việc đánh giá những điểm mạnh, yếu của nhóm.Định hướng và kiểm soát cuộc nói chuyện. *Bước 5: Xác định mục tiêu, mong muốn của nhómMục tiêu đặc trưng của tư vấn nhóm:Khích lệ các thành viên hỗ trợ lẫn nhau vượt qua vấn đề cá nhân.Giúp HS thấy ý nghĩa của hợp tác và hỗ trợ, xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa các thành viên.Hỗ trợ các thành viên trong nhóm ra quyết định và giải quyết vấn đề; thay đổi ý thức, cảm xúc, hành vi cá nhân, phát triển khả năng tự nhận thức của HS.Hình thành những kỹ năng xã hội, những cách xử sự mới, hình thành cách giao tiếp hòa đồng, thân thiện, thích ứng trong nhóm.Kỹ thuật sử dụngKỹ năng khích lệ;Sử dụng kỹ năng phản hồi (cả tích cực và tiêu cực).Sử dụng tính hòa đồng của HS trong nhóm như một công cụ tác động.Sử dụng kỹ năng tương tác nhóm*Bước 6: Tổ chức các hoạt động chia sẻ, tranh luận; Kiểm soát, quản lý mối quan hệ trong nhómTổ chức hoạt động: Tùy thuộc loại hình tư vấn mà tổ chức. Quản lý và kiểm soát tốt các mối quan hệ trong nhóm: Tùy thuộc nhóm phát triển ở giai đoạn nào, NTV có phương pháp kiểm soát nhóm phù hợp.*Bước 7: Tìm tòi những biện pháp mới, những cách thức mới. Cách thức hành động mới: mục tiêu của tư vấn. Tuy nhiên trong TV nhóm: nhóm đưa ra nhiều biện pháp, cách thức mới. Nhưng mỗi cá nhân: lựa chọn một số cách thức phù hợp. (sử dụng chuỗi hành vi ABC để phân tích) Động viên HS thay đổi phương thức hành vi.*Bước 8: Tổng kết nhóm. Lập kế hoạch thực hiệnTổng kết nhóm. Lập kế hoạch thực hiện sau tư vấnThiết lập các công cụ hỗ trợ HS sau tư vấn*Bước 9: Hoàn thiện hồ sơ tư vấn nhóm Lập hồ sơ tư vấn Hoàn thiện hồ sơ.Lưu trữ hồ sơ.*Yêu cầu tư vấn nhómĐể tư vấn nhóm có hiệu quả, cần chú ý:Không chia sẻ cảm nghĩ hay kinh nghiệm của bản thân về vấn đề của HS. Cần tập trung vào các thành viên trong nhóm.Khuyến khích sự chia sẻ tích cực; khuyến khích sự suy nghĩ, tìm tòi; khuyến khích các em mạnh dạn biểu lộ cảm xúc, sự thông cảm,.... Chú ý không ép buộc bất kỳ HS nào nếu các em không muốn tham gia .Cần bảo đảm bí mật các thông tin HS chia sẻ.Vừa chủ động, vừa khách quan lắng nghe trong chia sẻ của HS. Cần đánh giá từng biểu hiện tiến bộ của HS*Tư vấn tâm lý – giáo dục cho học sinhXin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • pptChuong VII- Quy trinh tu van-Chon.ppt