Tạo hứng thú cho học sinh qua những tiết ngoại khóa văn học

doc19 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tạo hứng thú cho học sinh qua những tiết ngoại khóa văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên



I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 T
rong nhà trường hiện nay, tâm lí chung của không ít học sinh là xem nhẹ môn Văn. Có em lại coi đó là môn học không cần thiết trong việc chọn nghề nghiệp cho tương lai sau này. Đối với những người làm công tác giáo dục thì đây là một thực trạng đáng buồn.
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Văn, tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm tìm mọi cách để giúp các em có cái nhìn đúng đắn hơn về môn Văn học trong nhà trường mà không hề có sự thiên lệch trong nhận thức khi coi trọng bộ môn này và xem nhẹ bộ môn khác.
Vì vậy, việc trước tiên tôi nghĩ là chúng ta phải làm sao để học sinh tự cảm thấy học Văn là cần thiết (chứ không phải học để “trả nợ”, miễn cưỡng học cho đủ điểm lên lớp). Các em phải có sự hứng thú thực sự khi tiếp xúc với một tác phẩm Văn học và khi làm bài phải tự mình tư duy sáng tạo (không dựa vào tài liệu, văn mẫu...). Tuy nhiên, với dung lượng thời gian của môn Văn hiện nay cho mỗi khối lớp cùng với áp lực của nội dung chương trình, bài dạy trong từng tiết thì giáo viên khó có thể đào sâu, mở rộng kiến thức, phát huy hết khả năng của các em được. Chỉ có những tiết ngoại khóa Văn học, với nhiều hình thức hấp dẫn, mới lạ mới có thể kích thích sự hứng thú của các em một cách hiệu quả nhất. Vì một khi học sinh có sự hứng thú thật sự đối với môn Văn thì các em sẽ có sự tự nguyện tự giác đến với Văn học, không chỉ ở những tiết ngoại khóa mà cả những tiết học chính khóa trong chương trình.
Vì những lí do nêu trên, cùng với kiến thức hiện có và kinh nghiệm bản thân đã thúc đẩy tôi quyết định chọn đề tài: “Tạo sự hứng thú cho học sinh qua những tiết ngoại khóa văn học”.
Mong rằng đề tài này sẽ góp phần phối hợp giáo dục cùng nhà trường nhằm nâng cao chất lượng về việc học bộ môn Văn của học sinh trong tình hình hiện nay.
II- CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:
	u-Xác định mục đích yêu cầu của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa Văn học:
	Do đã xác định được mục đích của mình là tạo sự hứng thú cho học sinh qua những tiết ngoại khóa Văn học, nên tôi tự đặt ra yêu cầu đối với bản thân khi tổ chức những buổi học ngoại khóa như sau:
	-Đến với những buổi ngoại khóa, giáo viên phải luôn khơi gợi sự sáng tạo, suy nghĩ của học sinh; không nên áp đặt cách dạy của mình lên người học mà phải biết ghi nhận những phản hồi từ ngay chính người học để có thể kịp thời điều chỉnh phương pháp truyền thụ và cách tổ chức. Mục đích của buổi học là giúp học sinh cách tư duy, lập luận và giải quyết những vấn đề cụ thể. Thầy chỉ là người dẫn đường, còn học sinh phải tự đi con đường đó. và ở đây, giáo viên và học sinh quan hệ với nhau ở ba điểm: trình độ, phương pháp và lòng nhiệt tình.
	-Giúp học sinh có thêm điều kiện và hoàn cảnh để bộc lộ đầy đủ nhất năng lực sáng tạo và hứng thú đối với văn chương, đối với cuộc sống và đối với những gì liên quan đến sự sáng tạo của nhà văn.
	-Những tiết ngoại khóa phải khơi sâu cảm thụ, củng cố những kiến thức, những kỹ năng đã đạt được trong giờ chính khóa. Đặc biệt là kỹ năng vận dụng kiến thức Văn học vào đời sống. Thời gian học chính ở trường là để nắm bắt phần cốt lõi của chương trình, để giải đáp những thắc mắc không thể trả lời. Thời gian học ngoại khóa để mở rộng, nâng cao, đào sâu bài học ở trường và có thời gian học thêm để bổ sung những kiến thức cần thiết.
	-Vào học là để thảo luận những gì không có trong sách hoặc chưa giải quyết được trong giờ học chính khóa. Qua đó, đánh giá mức độ tiếp thu nội dung và khả năng tư duy sáng tạo của học sinh.
	-Góp phần thiết thực vào việc bồi dưỡng, mở rộng vốn sống, tầm nhìn, hình thành năng lực hoạt động xã hội và năng lực cần thiết khác trong đời sống, bồi dưỡng lòng yêu mến văn chương nghệ thuật cho học sinh một cách sinh động và sâu sắc.
	-Ngoại khóa Văn còn giúp cho học sinh có khả năng phát triển năng khiếu của mình. Ngoài ra, cũng là dịp kiểm tra chất lượng giảng dạy, rèn luyện và nâng cao năng lực, trình độ tổ chức của giáo viên Văn.
	-Giúp cho mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên được tăng cường. Điểm gặp gỡ giữa thầy và trò ở đây là ý thức và vai trò của sự tự học: vì lợi ích số đông, người thầy phải trang bị cho học sinh phương pháp tự học. Đồng thời, bản thân người học cũng phải nỗ lực học tập.
Sau khi xác định được mục đích yêu cầu của việc học ngoại khóa Văn học, công việc tiếp theo của tôi là:
	vThực hiện phương pháp phỏng vấn, trao đổi với tổ chuyên môn; giáo viên trực tiếp giảng dạy; học sinh ở một vài khối lớp; kể cả cha mẹ các em về việc tạo điều kiện cho việc học Văn của các em:
Sau đây là một số câu hỏi mà tôi đã sử dụng để thăm dò ý kiến:
Đối với học sinh:
-Tiến hành khảo sát đối với học sinh hai khối lớp 8 và 9
f Khối 8: Lớp 81,2,3(số học sinh: 117 em)
f Khối 9: Lớp 91,4,5(số học sinh: 105 em)
Em có thích học môn Văn không? Tại sao?
PKhối 8:
a) Thích (24,6%) b) Không (31,2%) c) Có nhưng ít (44,2%)
	PKhối 9:
a) Thích (32,6%) b) Không (40,3%) c) Có nhưng ít (27,1%)
	2- Em có thấy hứng thú khi đọc những bài văn hay, hay không?
PKhối 8:
a) Có (54,7%) b) Không (22,4%) c) Có nhưng ít (28,9%)
PKhối 9:
a) Có (58,3%) b) Không (21%) c) Có nhưng ít (20,7%)
	3- Em có thường sưu tầm các sách báo viết về Văn học không?
PKhối 8:
a) Có (25,6%) b) Không (33,8%) c) Đôi khi (40,6%)
PKhối 9:
a) Có (18,1%) b) Không (39,1%) c) Đôi khi (42,8%)
	4- Em có thường đến Thư viện để đọc sách không?
PKhối 8: 
a) Có (43,2%) b) Không (28,3%) c) Thỉnh thoảng (38,7%)
PKhối 9:
a) Có (33%) b) Không (24,3%) c) Thỉnh thoảng (32,5%)
Em thích học Văn do Thầy hay Cô dạy?
PKhối 8:
a) Thầy (38%) b) Cô (50,2%) c) Ai cũng được (11,8%)
	PKhối 9:
a) Thầy (24,8%) b) Cô (64,2%) c) Ai cũng được (11%)
Đối với em, môn Văn có quan trọng không?
PKhối 8:
a) Có (74,3%) b) Không (6,9%) c) Có nhưng ít (18,8%)

	PKhối 9:
a) Có (71,3%) b) Không (8,4%) c) Có nhưng ít (20,3%)
	7- Những buổi ngoại khóa Văn học do trường tổ chức, em có tham gia không?
PKhối 8:
a) Có (72%) b) Không (8,3%) c) Đôi khi (19,7%)
PKhối 9:
a) Có (50,2%) b) Không (13,4%) c) Đôi khi (36,4%)
	8- Mục đích của em khi đến với những buổi ngoại khóa Văn học?
PKhối 8:
a) Bổ sung kiến thức (55,3%) b) Tò mò (32,4%) c) Lí do khác (12,3%)
PKhối 9:
a) Bổ sung kiến thức (44,5%) b) Tò mò (28,3%) c) Lí do khác (27,2%)
	9- Em thích hình thức học nào trong buổi ngoại khóa Văn học?
	10- Theo em, học Văn như thế nào để đạt hiệu quả?
	11- Quan niệm của em về việc học Văn?
	12- Ở nhà, em bố trí thời gian học Văn như thế nào?
Đối với Giáo viên bộâ môn:
1- Thầy (Cô) có quan tâm đến chất lượng môn Văn của lớp mình phụ trách không?
	a) Có (100%) b) Không (00%) c) Có nhưng ít (00%)
	2-Theo Thầy (Cô), học sinh học yếu môn Văn là do đâu?
Xem nhẹ môn Văn (52%) 
Cách dạy của giáo viên (23,7%)
Lý do khác (24,3%)
	3- Thầy (Cô) có yêu cầu học sinh phải soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà không?
	a) Có (100%) b) Không (00%) c) Đôi khi (00%)

	4-Thầy (Cô) có giúp học sinh giải quyết những vấn đề mà các em thắc mắc không?
	a) Có (91,8%) b) Không (00%) c) Có nhưng ít (8,2%)
	5-Theo Thầy (Cô), việc tổ chức những buổi ngoại khóa Văn học cho học sinh có cần thiết hay không?
	a) Có (71,6%) b) Không (0%) c) Có nhưng ít (28,4%)
Trong những tiết ngoại khóa Văn học, Thầy (Cô) có lập kế hoạch sẵn cho từng buổi hay không?
 a) Có (55%) b) Không (31,8%) c) Không nhất thiết (13,2%)
	7-Theo Thầy (Cô) học sinh có hứng thú khi học ngoại khóa Văn học không?
 a) Có (80,3%) b) Không (7,5%) c) Có nhưng ít (12,2%)
	8- Thầy (Cô) có duy trì thường xuyên hoạt động ngoại khóa Văn học không?
 a) Có (19,9%) b) Không (6,4%) c) Có nhưng ít (73,7%)
	9- Làm thế nào để hạn chế việc học sinh sử dụng Văn mẫu khi làm Văn?
	10-Theo Thầy (Cô), phải chuẩn bị như thế nào để tiết dạy Văn đạt hiệu quả?
	11-Thầy (Cô) thường sử dụng phương pháp gì để gây hứng thú cho học sinh đối với môn Văn?
	12-Hình thức nào Thầy (Cô) thường sử dụng khi tổ chức ngoại khóa Văn học?
Đối với Tổ chuyên môn:
	1- Tổ chức các giờ học ngoại khóa về Văn học cho học sinh có cần thiết không? Nếu cần thì cách thức tổ chức như thế nào?
	a) Cần thiết (100%) b) Không (00%) c) Cần nhưng ít (00%)
	2- Nếu tổ phân công Thầy (Cô) duy trì thường xuyên hoạt động ngoại khóa Văn học, Thầy (Cô) nghĩ sao?
	3-Thầy (Cô) có đề nghị gì về việc tổ chức các hình thức ngoại khóa Văn học?
	4- Theo Thầy (Cô), việc tạo hứng thú học Văn có khó khăn không?
	a) Có (52,3%) b) Không (0%) c) Có nhưng ít (42,7%)
Đối với phụ huynh học sinh:
f Khối 8: Lớp 81,2,3(số phụ huynh: 93 người)
1-Ông (Bà) có thường khuyên con mình đọc sách báo Văn học không?
	a) Có (44,1%) b) Không (13,5%) c) Có nhưng ít (42,4%)
	2- Theo Ông (Bà), môn Văn có quan trọng trong chương trình học của con em mình không?
	a) Có (82%) b) Không (9,6%) c) Có nhưng ít (8,4%)
	3- Ông (Bà) thường cho con mình học thêm những môn học nào?
	a) Tự nhiên (76,7%) b) Xã hội (11,5%) c) Cả hai (11,8%)
	4-Nếu các em không hiểu bài văn, Ông (Bà) giúp con mình bằng cách nào?
Để cháu tự học (55,3%)
Chỉ dẫn cho cháu (22,6%)
Không quan tâm (22,1%)
5-Ông (Bà) có cung cấp những tài liệu có liên quan đến môn Văn học cho các cháu không?
	a) Có (33,5%) b) Không (11,4%) c) Đôi khi (55,1%)
	6- Ông (Bà) có quan tâm đến kết quả học tập môn Văn của con không?
	a) Có (41,2%) b) Không (17%) c)Thỉnh thoảng (41,8%)
	7- Nếu con học kém Văn, Ông (Bà) nghĩ thế nào?

Do cháu lười học (60,2%)
Do Thầy, Cô dạy (28,3%)
Lý do khác (11,5%)
8- Nếu trường tổ chức ngoại khóa Văn học, Ông (Bà) có cho con em tham gia không?
	a) Có (74%) b) Không (0%) c) Tùy cháu (8,8%)
Từ phương pháp trò chuyện phỏng vấn, tổng hợp phiếu trắc nghiệm các đối tượng đã nêu, tôi nhận thấy việc kích thích sự hứng thú của học sinh đối với môn Văn học là điều rất cần thiết.Việc làm này tôi nghĩ phải được duy trì thường xuyên và phải được sự hỗ trợ từ nhiều phía. Quan sát thái độ học tập của học sinh, tinh thần giảng dạy của giáo viên bộ môn (sự nhiệt tình, trách nhiệm), sự quan tâm của cha mẹ đối với việc học của con em mình qua phiếu thăm dò, tôi rút ra nhận xét:
cVề phía học sinh và phụ huynh:
 - Môn Văn vẫn còn sức thu hút đối với các em. Khi đọc được một bài văn hay, các em tỏ ra thích thú, say mê khối 8: 54,7%, khối 9: 58,3%. Nhiều học sinh vẫn thường có thói quen sưu tầm những sách báo viết về Văn học khối 8:40,6%, khối 9: 42,8%.
 - Thời gian rãnh rỗi, các em giải trí bằng cách đến Thư viện đọc sách Văn học để mở rộng sự hiểu biết về Văn học hay tìm đọc trọn vẹn những tác phẩm đã được trích học trong chương trình để bổ sung kiến thức cho bài học khối 8:33%, khối 9: 43,2%.
 - Điều quan trọng là 74,3% học sinh khối 8(71,3% học sinh khối 9) và 82% phụ huynh đánh giá môn Văn là môn học rất quan trọng, là tiền đề giúp các em học tốt các môn học khác.
 - Vẫn còn 41,2% phụ huynh quan tâm đến kết quả học tập môn Văn học của con em mình và thường cung cấp những tài liệu có liên quan đến bộ môn cho các em (33,5%).
 - Khi nhà trường tổ chức hoạt động ngoại khóa Văn học, có 74% phụ huynh ủng hộ vì cho rằng đó là việc làm bổ ích. Bản thân các em học sinh cũng nhiệt tình hưởng ứng khối 8:72%, khối 9: 50,2% và các em cũng cảm thấy sự hứng thú khi tiếp cận hình thức ngoại khóa Văn học.
Những số liệu đã thống kê trên đây tuy không phải là những con sốâđáng mừng về thực trạng học Văn hiện nay. Tuy nhiên tôi nhận thấy chúng ta -những giáo viên giảng dạy bộ môn Văn – phải có trách nhiệm tìm mọi cách “vực dậy” hứng thú của học sinh đối với môn Văn khi còn có thể. Làm sao cho đối tượng của chúng ta – các em học sinh – tự bản thân mình có sự say mê thực sự đối với môn học này. Tự tìm tòi, nghiên cứu mà không có bất kỳ một sự áp đặt nào thì đối với tôi – đó là một sự thành công và lúc đó những số liệu trên đây cũng chỉ là những số liệu dùng để tham khảo mà thôi.
cVề phía Giáo viên bộ môn:
	-Chúng ta cần xem lại cách dạy Văn hiện nay, 23,7% giáo viên thừa nhận học sinh học yếu môn Văn là do cách dạy của giáo viên. Chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều, rất kỹ, rất sâu để tìm ra cách dạy Văn tốt hơn. Chúng ta phải đặt lại vấn đề phương pháp dạy Văn. Phải xem cần dạy như thế nào? Dạy những gì? Gợi cho học sinh cái gì? Để đạt được mục đích gì?
	-Có 71,6% giáo viên dạy Văn ủng hộ việc tổ chức hình thức ngoại khóa Văn học và cho đây là một trong những biện pháp hữu hiệu kích thích sự hứng thú của học sinh đối với bộ môn Văn.
Từ những số liệu thực tế, tôi đã nắm được một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh học yếu kém môn Văn để dựa vào đó mà có cách thức điều chỉnh về phương pháp giảng dạy cũng như cách tổ chức những hình thức ngoại khóa Văn học như thế nào để đạt được hiệu quả nhất.
	w Cách thức tổ chức hoạt động ngoại khóa Văn học:
	a) Các bước chuẩn bị cho buổi ngoại khóa Văn học:
	cĐối với Giáo viên:
	-Lập danh sách số lượng học sinh tham gia ở các khối lớp để có sự sắp xếp cho phù hợp.
	-Tham khảo ý kiến học sinh xem các em hứng thú với những hình thức ngoại khóa nào để có thể đáp ứng nếu ý kiến đó là hợp lý.
	-Đến với buổi ngoại khóa, giáo viên nên có sự chuẩn bị, lập kế hoạch sẵn cho từng buổi. Phải chủ động về thời gian, cách tổ chức (mỗi buổi học khoảng 120’ – 180’. Một phần ba thời gian đầu có thể cho học sinh nêu thắc mắc, thời gian còn lại dành cho việc thảo luận, thuyết trình...)
	-Giáo viên phải có sự đầu tư nhiều cho kiến thức để ứng xử trước những tình huống bất ngờ của học sinh mà không gặp phải lúng túng (Kiến thức có thể được cập nhật hàng ngày qua sách báo, học hỏi đồng nghiệp, các phương tiện truyền thông đại chúng...)
	 cĐối với học sinh:
	-Đầu tư thời gian chuẩn bị bài ở nhà. Dành một khoảng thời gian nhất định để đọc, nghiên cứu kỹ tác phẩm trước (đối với môn Văn). Vào lớp, mạnh dạn phát biểu những ý tưởng của mình. (Vì kiến thức ở những tiết học chính khóa chỉ là nền tảng).
	-Chuẩn bị trước những thắc mắc ở nhà bằng cách tự mình tìm tòi rồi nêu thắc mắc, những điều mình chưa hiểu hay muốn hiểu thêm với thầy cô giáo ở trên lớp. (Nếu ngại, học sinh có thể gặp giáo viên ngoài giờ học, khi ấy chắc chắn giáo viên sẽ phải giảng lại và đưa thêm dẫn chứng minh họa cho các em hiểu. Các em phải biết tự thân vận động vì: “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”).
	b) Trong khi tiến hành ngoại khóa Văn học:
	cĐối với Giáo viên:
	-Trong những buổi ngoại khóa, điều quan trọng là người thầy phải lắng nghe sự phản hồi của học sinh. Có thế mới nắm được các em hiểu tới đâu, hiểu đúng sai chỗ nào, cần trám lỗ hổng nào. Chấp nhận sự phản hồi cũng có nnghĩa là đón nhận những thắc mắc tích cực thường làm mình khó chịu (có khi là những nhận xét của người học về mình). Nếu không quen thì khó chịu nhưng nếu đã là một người thầy chủ động thì rất lý thú. Vì thầy cũng phải học và luôn vượt lên chính mình. Việc dạy và học như chơi này thực chất đòi hỏi kiến thức vững và rộng rãi, luôn được cập nhật hóa.
	-Tạo mối quan hệ gần gũi, thân ái để học sinh có thể tự thổ lộ những thắc mắc không thể giải thích được. Tập cho học sinh tính dạn dĩ khi bộc lộ cảm xúc, ý kiến trước đám đông. Học sinh có thể có nhiều cách biểu hiện, ứng xử khác nhau. Người thầy phải là điểm tựa về mặt tinh thần cho các em. Động viên, khuyến khích những ý tưởng cá nhân, trân trọng những cảm nhận riêng của các em về tác phẩm... (dù ý tưởng không hay hoặc còn hạn chế).. Dần dần, học sinh sẽ có sự tích cực, chủ động và tự tạo cho mình một phương pháp học phù hợp, phát huy được năng lực bản thân, có sự say mê học tập và ý chí vươn lên.
	-Chúng ta không nên cố gắng “mớm kiến thức” cho học sinh, chỉ nên hướng dẫn cho học sinh tự mò mẫm, tất nhiên sẽ có những vất vả thời gian đầu nhưng nếu người thầy cứ mãi nắm tay học sinh dẫn đi, để rồi khi đi một mình, các em không thể tự tìm được lối ra. Điều tôi muốn nói ở đây là: Chúng ta chọn một con đường dễ chịu cho học sinh thì đó là điều hết sức tai hại. Ta biết rằng: trách nhiệm của giáo viên là người hướng dẫn chứ không chỉ là truyền đạt một chiều (Cần chú ý phương pháp sư phạm trong việc truyền đạt).
	-Tuyệt đối không áp dụng cách thức học: “Thầy truyền thụ, trò lĩnh hội” trong những buổi học ngoại khóa Văn học. Phải tạo đây là một bàn tròn, cả thầy và trò cùng trao đổi, thảo luận. Thầy phải lắng nghe ý kiến của người học. Phải giúp học sinh cách tư duy, lập luận và giải quyết những vấn đề cụ thể. Bởi lẽ nhiều kiến thức học sinh sẽ phải thu nhặt (khi cần) trong suốt cuộc đời chứ không phải trong một khoảng thời gian nhất định. Nhiệm vụ của chúng ta là giúp các em biết cách cọ xát ý kiến của mình với ý kiến của người khác, biết tranh luận để bảo vệ ý kiến của mình.
	 cĐối với học sinh:
	-Tự do đưa ra ý kiến hay những thắc mắc của mình nhờ vào sự chuẩn bị và nghiên cứu trước. Thầy trò sẽ cùng trao đổi, tranh luận với nhau.
	-Phải tranh thủ hỏi thầy cô những gì chưa hiểu trong chương trình chính khóa hay khi đọc tài liệu tham khảo, thậm chí những hiện tượng xã hội gặp trong cuộc sống. Thời gian học ở trường là để nắm bắt phần cốt lõi trong chương trình, thời gian học ngoại khóa dùng giải đáp những thắc mắc không thể giải thích cặn kẽ trong những giờ học chính khóa.
	c-Các hình thức hoạt động ngoại khóa Văn học:
	Dưới đây là một số hình thức ngoại khóa mà tôi thường sử dụng trong những buổi ngoại khóa Văn học. Tất nhiên hoạt động này phải luôn có sự đổi mới về mặt hình thức để tạo sự mới lạ, hấp dẫn nhằm thu hút số lượng học sinh tham gia.
	õCho học sinh nêu những thắc mắc, những gì các em chưa hiểu trong giờ học chính khóa hoặc khi xem sách báo, tài liệu... để giáo viên giảng giải thêm. 
	Hình thức này được tôi áp dụng gần như thường xuyên ở các buổi học (khoảng một phần ba thời gian đầu buổi học). Bởi vì lượng kiến thức các em được tiếp nhận ngày càng tăng mà lượng thời gian học sinh có để học trong lớp thì hạn hẹp. Cho nên, hầu như ở tiết học nào các em cũng có nhiều vấn đề thắc mắc muốn được giải đáp và làm rõ. Vì vậy, bản thân tôi luôn có sự chuẩn bị đầu tư nhiều cho kiến thức cũng như ứng xử trước những tình huống bất ngờ của học sinh.
Ví dụ: Những câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng đối với các em nếu không được giải thích tường tận thì vẫn luôn là một dấu hỏi lớn trong đầu:
	-Tập thơ: “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh gồm 133 bài do chính Bác viết khi bị bắt giam ở Quảng Tây (Trung Quốc). Nhưng trong tiểu dẫn (SGK) ghi: tập thơ được dịch và xuất bản 1960, sau đó có bổ sung và sửa chữa thêm. Vậy người bổ sung và sửa chữa thêm có phải là Bác không? Nếu “bổ sung” thêm thì đâu còn là: “Nhật ký trong tù” nữa? Và số lượng bài sau khi “bổ sung” có còn là 133 bài không?... (Thật ra ở đây chỉ là bổ sung và sửa chữa về mặt bản dịch từ nguyên tác chứ không phải bổ sung về số lượng bài thơ, nhưng nếu trên lớp giáo viên không hướng dẫn kỹ sẽ gây cho học sinh sự ngộ nhận).
	-Tại sao trong: “Nhật ký trong tù” Bác viết: “Ngâm thơ ta vốn không ham” nhưng Người vẫn làm nhiều thơ và có những bài rất hay?...
	õGiải thích điển tích, thành ngữ có liên quan đến những tác phẩm trích đọc trong chương trình:
Ví dụ: 
	 +Trong tác phẩm: “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu có câu:
	“Ghét đời Kiệt Trụ mê dâm
 Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang”
Nếu đọc câu thơ có sử dụng điển tích mà giáo viên không dành thời gian giải thích hoặc chỉ giải thích qua loa, sơ sài thì học sinh không thể hiểu câu thơ một cách cặn kẽ. Cho nên, đối với những câu thơ có sử dụng điển tích trong chương trình, tôi soạn sẵn, tập hợp lại, xen kẽ vào những khoảng thời gian còn lại trong buổi học ngoại khóa để kể cho học sinh nghe những điển cố hoặc giải thích các thành ngữ. Tôi nghĩ làm như vậy, học sinh sẽ nhớ lâu và hiểu một cách tường tận, thấu đáo nội dung ý nghĩa của câu thơ hơn. Đối với câu thơ trên, tôi kể cho học sinh nghe lí do tại sao vua Kiệt (nhà Hạ), vua Trụ (nhà Thương) lại bị nhân dân oán ghét, dẫn đến mất ngôi. Kiệt say mê Muội Hỷ, Trụ say mê Đắc Kỷ như thế nào. Và tại sao khi nhắc đến sự hoang dâm vô độ, độc ác...thì người ta thường nhắc đến hai vị vua này.
	+Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có câu thơ ca ngợi nhan sắc của Thúy Kiều nhưng có sử dụng điển tích về nụ cười của Bao Tự:
	“Một hai nghiêng nước nghiêng thành...”
Bao Tự là vợ yêu của Chu U Vương. U Vương vì say đắm sắc đẹp của Bao Tự mà không thiết gì đến chính sự. Làm đủ mọi cách để đổi lấy nụ cười của người đẹp: từ xé lụa đến đốt lửa để chư hầu tưởng có giặc mà kéo đến... để đến cuối cùng phải mất nước. Ở đây Nguyễn Du muốn dẫn lại điển tích ấy để nhằm miêu tả về vẻ đẹp của Thúy kiều cũng mặn mà, sắc sảo như Bao Tự vậy.
	+ “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu có sử dụng thành ngữ “ Ngoài cật một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi..” 
Bao đựng đao mã tấu (bao tấu), bầu đựng thuốc đạn, ngòi nổ (bầu ngòi)
	+ “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu có thành ngữ:
	 “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
	Làm người như thế cũng phi anh hùng”
Luận ngữ: Kiến nghĩa bất vi, vô dũng giả (thấy việc nghĩa mà không làm là vô dụng)
	õ Cho học sinh tái hiện một đoạn trong một tác phẩm Văn học dưới dạng sân khấu hóa:
	Đối với hình thức này tôi chia từng nhóm để cho các em thi với nhau. Mỗi nhóm sẽ chọn và diễn xuất trích đoạn bất kỳ một tác phẩm nào trong chương trình học. Những nhóm còn lại có nhiệm vụ đoán xuất xứ đoạn trích, nhân vật. Sau đó, tôi nhận xét cách diễn xuất của các em và tính trung thực của tác phẩm khi thể hiện và cho điểm.
Ví dụ: Dựng lại một đoạn trong các truyện: Thánh Gióng, Thầy bói xem voi (khối 6); Chú bé Tí Hon, Rôbinxơn ngoài đảo hoang (khối 7); Tức nước vỡ bờ, Đồng hào có ma... (khối 8); Chuyện người con gái Nam Xương; Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (khối9)...
	õHái hoa văn học: 
	Tôi chuẩn bị và soạn sẵn những câu đòi hỏi học sinh phải có vốn kiến thức phong phú về Văn học. Chia nhóm để các em thi với nhau.

File đính kèm:

  • docskkn ngu van 8 hay.doc