Tác dụng của việc đi đôi với hành

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác dụng của việc đi đôi với hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tác dụng của việc đi đôi với hành

 Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Lý luận mà không thể thực tiễn là lý luận suông. Thực tiễn mà không có lý luận là thực tiễn mù quáng.” Lời dạy của Bác chỉ là một trong số hàng trăm kinh nghiệm dân gian dã dược ông cha ta đúc kết. Những kinh nghiệm ấy đều khẳng định học đi đôi với hành luôn gắn bó chặt chẽ với nhau.
 Học là một quá trình mà ở đó chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Học cũng có thể là một quá trình tự thân vận động. Qúa trình ấy gọi là quá trình tự học: học trong sách vở, tài liệu hay chính trong cuộc sống đời thường. Tuy nhiên dù bạn học theo cách nào thì quá trình này vẫn nhằm đến một mục đích chung. Đó là làm phong phú những hiểu biết của mình, giúp mình phát triển vẹn toàn nhân cách và đặ biệt học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức , kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để từ đó mà tham gia hoạt động sản xuất cho xã hội đem đến lợi ích cho bản thân ,cho gia đình , cho đất nước . 
 “ Hành” xưa nay vẫn được hiểu là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Hành là đem những cái đã học vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay làm sinh động nó. Hành có nhiều cấp độ. Nó tùy thuộc vào tri thức mà bạn đã học được phong phú sinh động đến đâu. Những người nông dân ra đồng làm ruộng chắc chắn sẽ khác rất nhiều những người kĩ sư vận hành máy móc trong công xưởng và lại khác hơn nữa khi ta so sánh với công việc của một nhà văn… 
 Vởy học với hành gắn bó, quan hệ mật thiết với nhau ra sao? Để trả lời cho câu hỏi ý nghĩa này ta trở lại lời dạy của Bác. Lý luận trong lời dạy của Bác chính là “học”,còn thực tiễn có thể hiểu là “hành”. Vậy trong mối quan hệ giữa học với hành,học sẽ nắm vai trò quyết định. Hãy thử tưởng tượng nếu bạn không có một chút kiến thức nào, thì bạn lấy gì để thực hành điều ấy. Một đề tài yêu cầu phân tích tác phẩm được đạt ra thế nhưng văn bản ấy bạn chưa từng đọc qua hoặc bạn chẳng nhớ được bao nhiêu, khi ấy chắc chắn bài làm văn của các bạn chỉ là những kiến thúa mơ màng, chắp vá mà thôi. Vởy để “hành” tốt chung ta phải ra sức học tập, luôn luôn có ý thức lam phong phú kho tàng kiến thúc của bản thân. Không có tri thức chẳng những chúng ta nhanh chóng bị lạc hậu mà còn chẳng bao giờ nâng cao được vị thế của bản thân. 
 Học rất quan trọng đối với hành. Nhưng hành lại tác động làm cho việc học trở nên ý nghĩa. Hành giúp bạn khẳng định những kiến thức mà mình thu lượm được là đúng hay sai, là nhận thúc sai lầm hay là chân lý. Những kiến thức mà ta học được dù lớn đến đâu cũng sẽ vô nghĩa nếu nó không biến thành những hành động cụ thể mang lại lợi ích cho xã hội và bản thân mỗi chúng ta. Như vậy thực tế hành lại là một lần học thứ hai, giúp chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm những tri thức mới trong quá trình vận dụng. Hành vì thế trở thành động lực, trở thành mục đích thúc đẩy quá tình học tập của chúng ta vận động liên tục không ngừng. 
 Câu nói của dân gian “ học đi đôi với hành” ngắn gọn mà chính xác. Nó không chỉ là những chân lý của một người, một thời mà còn là kim chỉ nam hành động cho mọi người và mãi mãi về sau.
	Tuổi trẻ và tương lai đất nước
 Nhìn vào thế hệ trẻ người ta có thể thấy được tương lai của một quốc gia. Tuổi trẻ mạnh thì tương lai của đất nước khí phách, hào hùng. Tuổi trẻ yếu ớt thì tương lai của đất nước suy vong. Vậy tại sao chúng ta lại có thể liên tưởng dễ dàng đến thế. 
 Ngay từ lúc sinh thời Bác của chúng ta đã nhiều lần căn dặn những người lãnh đạo chính quyền phải đặc biệt quan tâm và chăm lo cho tương lai của tuổi trẻ. Bởi theo Bác, tuổi trẻ sẽ làm nên những mùa xuân bền vững mai sau. Nhưng trước Bác của chúng ta, nhiều nhà lãnh đạo và nhiều quốc gia trên thế giới thâm chí còn có hẳn những chiến lược lâu dài cho sự phát triển này. Vởy điều gì ở tuổi trẻ đã làm cho các nhà chính trị gia đặc biệt quan tâm đến vậy? Để tìm câu trả lời cho câu hỏi vừa nêu quả thực chúng ta mới biết thêm nhiều điều thú vị và ý nghĩa về vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của nước mình.
 Tuổi trẻ quan trọng đối với đất nước bởi tuổi trẻ là lúc ta sẵn sàng cho những cống hiến, hi sinh. Ơ tuổi ấy chúng ta sung sức nhất kể cả vê thể lực và trí tuệ. Chúng ta có thể học tập say sưa , có thể tích lũy và gom góp bao kiên thức trong bể kinh nghiệm mênh mông của loài người. Bởi lúc ấy trí não của chúng ta phát triển tinh nhanh nhất. Có kiến thức tuổi trẻ bao giờ cũng khat khao cống hiến bởi hơn bao giờ hết đó là lúc ai cũng muốn thể hiện mình. Tôi đã từng được nghe thậm chí từng chứng kiến bao tấm gương tuổi trẻ: những người sẵn sàng xả thân để cứu người; những người mới ít tuổi mà đã say mê tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ trong khoa học… Những hành động đó của các bạn chính là những bước đầu tiên cho những khát khao cống hiến lớn lao những năm tháng sau này.
 Tuổi trẻ quan trọng đối với quốc gia còn ở tuổi này họluôn nhạy bén, táo bạo và đầy sáng tạo. Hơn thế nữa lòng nhiệt tình bao giò cũng giúp những người trẻ tuổi quên đi nhọc nhằn và gian nan. Mấy năm gần đây, vị thế của nước mình được nâng cao trong khu vực, tên tuổi của nước mình được biết đến trên khắp năm châu.Thành tích ấy có công rất lớn ở sự miệt mài và tài năng của những người tuổi trẻ. Những thành tích trong học tập , trog thi đấu thể thao trong hoa hâu… đó chính là nhưng cống hiến đầy ý nghĩa của tuổi trẻ đối với tổ quốc thân yêu của chúng ta. 
 Ơ trong nước thế hệ trẻ cũng đua nhau phấn đấu bẵng nhưng hành động , Những ngày công tình nguyện. Đó thực sự là những bước khởi đầu vững vàng và chắc chắn cho những vinh quang đất nước sau này.
 Tuổi trẻ có thừa nhiệt huyết và tương lai sáng tạo. thế nhưng những người trẻ tuổi thường hay tự phụ kiêu văng. Đó là một nhược điểmmà nếu chúng ta khong nghiêm túc và liên tục rèn luyện thì chúng ta rất dễ tự làm hại cho bản thân 

File đính kèm:

  • doctac dung cua viec hoc di doi voi hanh(1).doc