Sinh 9 tuần 16

docx10 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2136 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sinh 9 tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 ( từ ngày 07 đến ngày 12 tháng 12 năm 2009)
Tiết 30
Bài 29: BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI

I. MỤC TIÊU.
1.Kiến thức:
- 	Học sinh nhận biết được bệnh Đao và bệnh Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái.
- 	Trình bày được đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay.
- 	Trình bày được các nguyên nhân của các tật bệnh di truyền và đề xuất được 1 số biện pháp hạn chế phát sinh chúng.
2. Kĩ năng:
- 	Quan sát phân tích hình ảnh để thu thập thông tin
II. CHUẨN BỊ.
- 	Tranh phóng to hình bệnh Đao và bệnh Tơcnơ, bạch tạng
- 	Tranh phóng to các tật di truyền có trong bài.
III. TIẾN TRÌNH. 
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ
Bài tập: Hãy cho biết bệnh máu khó đông do gen lặn hay gen trội quy định? Bệnh có di truyền liên kết với giới tính hay không?

Giáo viên giới thiệu bài mới
GV cho HS nghiên cứu 3 dòng đầu của bài học và trả lời câu hỏi:
- Bệnh và tật di truyền ở người khác với bệnh thông thường những điểm nào?
Bệnh là những rối loạn hoạt động sinh lí trong cơ thể
?-Nguyên nhân gây bệnh?



Rối loạn hoạt động sinh lí phát sinh trong đời sống cá thể
Rối loạn hoạt động sinh lí bẩm sinh





VD: Cúm; Lao…
VD: Bệnh Đao; tớcnơ; bạch tạng…



(- Bệnh do đột biến gen, đột biến NST gây ra.
- Nguyên nhân: 	+ Các tác nhân lí hoá trong tự nhiên
	+ Ô nhiễm môi trường.
	+ Rối loạn quá trình sinh lí, sinh hoá nội bào.)
- GV có thể giới thiệu thêm vài con số: đến năm 1990, trên toàn thế giới người ta đã phát hiện ra khoảng 5000 bệnh di truyền, trong đó có khoảng 200 bệnh di truyền liên kết với giới tính. Tỉ lệ trẻ em mắc hộichứng Đao là 0,7 – 1,8 % 9ở các trẻ em do các bà mẹ tuổi trên 35 sinh ra).
- GV có thể đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường (trang 88 –SGK) liên hệ đến ô nhiễm môi trường ở địa phương.

Hoạt động2: Một vài bệnh di truyền ở người
Hình ảnh Bệnh Đao
Bệnh nhân Đao






















Bàn tay bệnh nhân Đao
Hình ảnh bệnh Tơcnơ












Hình ảnh bệnh Bạch tạng









Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H 29.1 và 29.2 và các hình do giáo viên sưu tầm để trả lời câu hỏi SGK, hoàn thành phiếu học tập.
- GV kẻ sẵn bảng để HS lên trình bày.
- Phân tích bảng 30.2 Các bà mẹ nên sinh con ở độ tuổi nào để đảm bảo giảm thgiểu tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao?
- Vì sao những bà mẹ trên 35 tuổi, tỉ lệ sinh con bị bệnh Đao cao hơn người bình thường?
- Những người mắc bệnh Đao không có con, tại sao nói bệnh này là bệnh di truyền?

- Thảo luận nhóm và ghi vào bảng báo cáo thu hoạch.
- Đại diện nhóm trình bày.


+ Những bà mẹ trên 35 tuổi, tế bào sinh trứng bị não hoá, quá trình sinh lí sinh hoá nội bào bị rối loạn dẫn tới sự phân li không bình thường của cặp NST 21 trong giảm phân.

+ Người bị bệnh Đao không có con nhưng bệnh Đao là bệnh di truyền vì bệnh sinh ra do vật chất di truyền bị biến đổi.

Bảng 1: Tìm hiểu về bệnh di truyền
Tên bệnh
Đặc điểm di truyền
Biểu hiện bên ngoài
1. Bệnh Đao
- Cặp NST số 21 có 3 NST
- Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và 1 mí, ngón tay ngắn, si đần, không có con.
2. Bệnh Tơcnơ
- Cặp NST số 23 ở nữ chỉ có 1 NST (X)
- Lùn, cổ ngắn, là nữ
- Tuyến vú không phát triển, mất trí, không có con.
3. Bệnh bạch tạng
- Đột biến gen lặn
- Da và màu tóc trắng.
- Mắt hồng
4. Bệnh câm điếc bẩm sinh
- Đột biến gen lặn
- Câm điếc bẩm sinh.

Hoạt động 3: Một số tật di truyền ở người



	



















Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát H 29.3
- Nêu các dị tật ở người?
- HS quan sát H 29.3 và kể tên các dị tật ở người. Rút ra kết luận.

Kết luận: 
- Đột biến NST và đột biến gen gây ra các dị tật bẩm sinh ở người.
Bàn tay mất một số ngón.
Tật khe hở môi hàm.
Bàn chân mất một số ngón và dính ngón.
Bàn tay , bàn chân nhiều ngón.
Xương chi ngắn.

Hoạt động 4: Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK trang 85 và quan sát hình 54.1 đến 54.4 ;hình 55.1 đến 55.4 SGK trang 166;167 thảo luận nhóm và hoàn thành nội dung bảng sau:

- HS thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời.
- Một HS đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Rút ra kết luận.

Bảng2: Nguyên nhân và các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền.
Tác nhân
Nguồn tác nhân
Cách khắc phục
Vật lí
Phóng xạ
Sốc nhiệt
…..
Chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Hóa học
Thuốc trừ sâu
Thuốc diệt cỏ
Thuốc chữa bệnh
Sử dụng hợp lí các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh.
Con người
Người mang gen gây bệnh, tật di truyền kết hôn với nhau
- Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật bệnh di truyền hoặc các cặp vợ chồng này không nên sinh con. 

Hoạt động 5. Củng cố
Viết sơ đồ lai minh họa bệnh Đao và bệnh Tớcnơ

















Hoạt động 6. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK. 
- Đọc mục “Em có biết”
- Đọc trước bài 30.


















Tuần 16
Tiết 31
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Bài 30: DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI

A. MỤC TIÊU.
- Học sinh hiểu được di truyền học tư vấn là gì và nội dung của lĩnh vực này.
- Giải thích được cơ sở di truyền học của việc cấm nam giới lấy nhiều vợ và nữ giới lấy nhiều chồng. Cấm những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời kết hôn với nhau.
- Hiểu được tại sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35 và tác hại của ô nhiễm môi trường đối với cơ sở vật chất của tính di truyền của con người.
B. CHUẨN BỊ.
- Bảng số liệu 30.1 và 30.2 SGK.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu đặc điểm di truyền và đặc điểm hình thái của các bệnh: Đao, Tơcnơ, bạch tạng, câm điếc bẩm sinh.
- Nêu nguyên nhân phát sinh bệnh tật di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Di truyền y học tư vấn

Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu bài tập SGK mục I, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của bài tập:



- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- Cho HS thảo luận:
- Di truyền y học tư vấn là gì?
- Gồm những nội dung nào?
- HS nghiên cứu VD, thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời:
+ Đây là loại bệnh di truyền.
+ Bệnh do gen lặn quy định vì ở đời trước của 2 gia đình này đã có người mắc bệnh.
+ Không nên tiếp tục sinh con nữa vì họ đã mang gen lặn gây bệnh.
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.

Kết luận: 
- Di truyền y học tư vấn là một lĩnh vực của di truyền học kết hợp với phương pháp xét nghiệm, chuẩn đoán hiện đại với nghiên cứu phả hệ.
- Chức năng: chuẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền.

Hoạt động 2: Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hoá gia đình
	
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm câu hỏi:
- Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống?

- Tại sao những người có quan hệ huyết thống từ đời thứ 5 trở đi được phép kết hôn?
- GV chốt lại đáp án.
- Yêu cầu HS tiếp tục phân tích bảng 30.1, thảo luận hai vấn đề:
- Giải thích quy định “Hôn nhân 1 vợ 1 chồng” của luật hôn nhân và gia đình là có cơ sở sinh học?
- Vì sao nên cấm chuẩn đoán giới tính thai nhi?

- GV chốt lại kiến thức phần 1.
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu bảng 30.2 và trả lời câu hỏi:
- Nên sinh con ở lứa tuổi nào để giảm thiểu tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao?
- Vì sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi 17 – 18 hoặc quá 35?
- Các nhóm phân tích thông tin và nêu được:
+ Kết hôn gần làm cho các gen lặn, có hại biểu hiện ở thể đồng hợp " suy thoái nòi giống.
+ Từ đời thứ 5 trở đi có sự sai khác về mặt di truyền, các gen lặn có hại khó gặp nhau hơn.



- HS phân tích số liệu về sự thay đổi tỉ lệ nam nữ theo độ tuổi, tỉ lệ nam nữ là 1:1 ở độ tuổi 18 – 35.
+ Hạn chế việc sinh con trai theo tư tưởng “trọng nam khinh nữ” làm mất cân đối tỉ lệ nam/nữ ở tuổi trưởng thành.
- HS dựa vào số liệu trong bảng và nêu được:
+ Nên sinh con ở độ tuổi 25 – 34 hợp lí.
+ Tuổi 17 – 18: chưa đủ điều kiện cơ sở vật chất và tâm sinh lí để sinh và nuôi dạy con ngoan khoẻ. ở tuổi trên 35, tế bào bắt đầu não hoá, quá trình sinh lí, sinh hoá nội bào có thể bị rối loạn " phân li không bình thường " dễ gây chết, teo não, điếc, mất trí.... ở trẻ.

Kết luận: 
1. Di truyền học với hôn nhân:
- Di truyền học đã giải thích cơ sở khoa học của các quy định trong luật hôn nhân và gia đình.
+ Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn với nhau.
+ Hôn nhân 1 vợ 1 chồng.
2. Di truyền học và kế hoạch hoá gia đình:
- Phụ nữ sinh con độ tuổi 25 – 34 là hợp lí.
- Từ độ tuổi trên 35 không nên sinh con vì tỉ lệ trẻ sơ sinh bị bệnh Đao tăng rõ.

Hoạt động 3: Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường
	
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và mục “Em có biết” trang 85.
- Nêu tác hại của ô nhiễm môi trường đối với cơ sở vật chất di truyền? Cho VD?


- Làm thế nào để bảo vệ di truyền cho bản thân và con người?
- HS xử lí thông tin và nêu được:
+ Các tác nhân vật lí, hoá học, các khí thải , nước thải của các nhà máy thải ra, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ quá mức gây đột biến gen, đột biến NST ở người " người bị bệnh tật di truyền.

- 1 HS đọc ghi nhớ SGK.

Kết luận: 
- Các tác nhân: chất phóng xạ và các hoá chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra đã làm tăng ô nhiễm môi trường, tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật di truyền nên cần phải đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và chống ô nhiễm môi trường.

4. Củng cố
- HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 88.

5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK. 
- Tìm hiểu các thông tin về công nghệ tế bào.
- Đọc trước bài 31.

File đính kèm:

  • docxsinh 9 tuan 16 Haauj.docx
Đề thi liên quan