Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện chữ viết cho học sinh Lớp 2

doc8 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện chữ viết cho học sinh Lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	I. Lý do chọn đề tài .
	Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến chiến lược con người nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi chiến lược Cách mạng thời đại mới.
Ngành giáo dục đào tạo nước nhà ngày càng hệ thống hóa giáo dục quốc gia ngang tầm các nước tiên tiến tren thế giới. Đào tạo tri thức nhân tài Cách mạng phục vụ nhiều hơn nữa cho sự nghiệp đổi mới đát nước đổi mới đi lên.
Bệnh thành tích –tệ nạn thi cử trong ngành giáo dục phải được loại bỏ triệt để, góp phần xây dựng xã hội công bằng –Dân chủ – Văn minh 
	Đối với giáo dục tiểu học việc rèn luyện chữ viết cho học sinh là vấn đề rất quan trọng giúp các em trở thành trò ngoan, có ý thức học tập rèn luyện tốt .
Như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói “Nét chữ nết người”.Để đáp lại lời nói của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, có bài học đã có câu: “Chữ đẹp là tính nết của những người trò ngoan”
	Thật đúng vậy, viết như thế nào là đẹp ? và những người như thế nào mới viết được đẹp ? phải chăng con người đó phải là những con người cẩn thận ,kiên trì và có ý thức rèn luyện, có ý thức cầu tiến bộ mới viết được chữ đẹp. Cũng như Cao Bá Quát từ đâu mà lại nỏi danh nhất cả nước là một người “văn hay chữ đẹp” . Không phải ngẫu nhiên mà có được như vậy mà ngược lại là cả một quá trình kiên trì tập luyện hàng mấy năm liền và với một quyết tâm rèn luyện rất cao của ông .
	Trong vấn đề này, đối với chúng ta những người dẫn dắt các em thực hiện lời dạy của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, chắc rằng không ai mà lại không băn khoăn trăn trở .Vậy làm thế nào để có được những trò ngoan như xã hội mong muốn .Bản thân tôi làm công tác chủ nhiệm học sinh lớp 2 là những lớp đầu cấp, các em được cầm phấn, cầm bút nắn nót bàn tay xinh viết lên những chữ đầu tiên .Cho nên việc rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 2 là một vấn đề cấp bách hàng đầu trong tất cả các vấn đề khác, để rèn luyện trò ngoan, mầm non tương lai của xã hội . tôi đã và đang ngày đêm trăn trở nhằm tìm ra những phương pháp để rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 2 với mong muốn góp một phần nhỏ bé, giúp cho việc giảng dạy đạt hiệu quả hơn trong công cuộc cải cách giáo dục hiện nay .Trước hết ta phải thấy được vai trò chữ viết .
	Tập viết là một phân môn thực hành, vì trong các giờ tập viết thì không phải dạy học các tri thức lý thuyết đơn thuần . mà việc dạy học các tri thức lýthuyết nó luôn luôn kết hợp chặt chẽ hvới việc rèn luyện kỹ năng viết đúng chữ mẫu, viết đúng quy trình chữ viết. Yếu tố quyết định chữ viết của học sinh đẹp hay xấu, viết chậm hay nhanh thông qua sự hướng dẫn chữ mẫu của giáo viên, chủ yếu là do sự rèn luyện của học sinh . Một vấn đề cấp bách hiện nay là chữ viết của học sinh nhìn chung là nguệch ngoạc, cẩu thả . Phần lớn học sinh không có ý thức chữ nên chữ xấu, viết không đúng cỡ, đúng mẫu ... Như vậy việc rèn luyện chữ viết cho học sinh là cả một vấn đề không nhỏ và không phải là dễ. Nó không thể thành công một hai ngày mà đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ trong suốt quá trình lâu dài hàng tháng, có khi hàng năm . Nhưng việc rèn chữ cho học sinh cũng không phải là một mình giáo viên làm được mà phải có sự hỗ trợ của phụ huynh.
	II. Thực trạng chữ viết của học sinh giáo viên
	Hầu như học sinh viết chữ xấu, đặc biệt là học sinh lớp 1, 2, 3. Không những viết xấu mà còn mắc lỗi chính tả (viết hoa tùy tiện, viết sai chính tả ở một số tiếng có âm, vần dễ lẫn lộn).
 	Ví dụ: năm học 2005- 2006 tôi dạy lớp 2 gồm có 23 em. Trong đó có 11 Nam và 12 Nữ. Những em thường viết sai về chữ cái, viết hoa tùy tiện như em: Phạm Hữu Tiến, Phạm Thị Thương, Nguyễn Văn Đạt, Vương Thị Lan Anh,... Lẽ ra viết chữ cái là “Gi” nhưng các em lại viết là “D”.
	Ví dụ 1: Bé Hoa làm dì thế? (Gì)
Bác Tâm là gì ruột của Hoa. (Dì)
	Câu thứ nhất: Các em phải viết chữa chữ cái là “Gi”, câu thứ 2: các em phải viết chữ cái là “D”. Muốn học sinh hiểu hết được và viết đúng chính tả thì giáo viên cần hướng dẫn, nhắc nhở các em “Gì” thường dùng trong câu hỏi, cong “dì” thường là danh từ trong câu. Từ đó giúp các em hiểu và viết đúng chính tả.
	 Hay chữ “Ng” (Ngờ đơn) và “Ngh” (Ngờ kép) học sinh cũng dễ lẫn lộn giữa hai phụ âm này. Nói chung hai phụ âm này thì lớp nào cũng hay sai chứ không riêng gì lớp 2. Đối với “Ng” giáo viên cần hướng dẫn, giải thích cho học sinh rõ “ng” thường đi với âm a, o, ô, ơ, u, như Nga, ngô, ... còn “ngh” thì đi với những âm” e, ê, i như: nghỉ, nghe, ...
	Còn viết hoa tùy tiện như chữ “h” thành chữ “H” hay “đ” thì viết “Đ”. Các em viết hoa tùy tiện đến mức trở thành thói quen và khi nghe đến chữ quen đó lại viết hoa ngay.
	 Trong đầm gì đẹp bằng sen
 ở dạng này thì tỷ lệ sai rất nhiều, có lẽ chiếm tới 30%. Viết xấu không đúng cỡ, đúng mẫu, sai lỗi chính tả ở lớp tôi phụ trách là 50% còn lại là học sinh viết đúng mẫu, đúng chính tả và một số viết chữ đẹp.
	Có những tồn tại trên đây là một mặt cũng cho giáo viên chưa thường xuyên kiểm tra: “vở sạch chữ đẹp của học sinh”. Chưa làm cho các em thấy được tầm quan trọng của chữ viết, mặt khác là do tâm lý của lứa tuổi thường hiếu động, thiếu tính kiên trì thích chơi hơn học, các em muốn viết nhanh cho xong để đi chơi, ý thức học tập và rèn luyện chưa cao. Một phần nữa cũng là do phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến sự học hành của con em. Thiếu vở, thiếu bút, chữ viết nguệch ngoạc, không rõ nét, không có vở để luyện tập thêm chữ viết ở nhà.
	III. Giải pháp
	1. Tiến hành khảo sát chất lượng chữ viết, kết quả cụ thể:
Sĩ số
Số học sinh viết đúng chính tả
Số học sinh viết đúng, đẹp
Số học sinh viết sai, chữ xấu
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
28
14
50%
7
25%
7
25%
 	Qua một thời gian rèn luyện chữ cho học sinh, tôi thường xuyên kiểm tra, chấm bài, xếp loại “vở sạch chữ đẹp” theo từng tháng, kết hợp cho học sinh luyện tập thêm ở nhà có sự giám sát của phụ huynh. Cuối kỳ 1 lớp tôi đã có tiến bộ rõ rệt về chữ viết. Tổng số học sinh viết xấu, sai lỗi chính tả chỉ còn 25%. Còn tồn tại lớn nhất ở đây là các em viết chữ không đúng khuôn mẫu, viết xiên, viết xấu, không thẳng hàng như: Các em Hoài, Trinh, Linh. Từ chỗ các em viết chữ nào cũng sai lỗi chính tả, đầu học kỳ II các em Hoài, Trinh, Linh đã viết được thẳng hàng, ít sai lỗi. Hay em Đô, Thơm viết chữ nguệch ngoạc đầu học kỳ II đã viết chữ rõ ràng ngay ngắn. Không những giáo viên phát hiện được tiến bộ của các học sinh mà bản thân các em cũng thấy được có sự tiến bộ đó qua cách đánh giá của giáo viên. Từ đó các em kiên trì, chịu khó hơn.
	2. Trước hết người giáo viên phải đảm bảo nguyên tắc dạy học, tập viết ở tiểu học:
Dạy tập viết tức là dạy một kỹ năng xuất phát từ tính chất tập viết của phân môn tập viết.
Cần phải đảm bảo quy trình rèn luyện kỹ năng tập luyện nhiều lần, luyện tập qua nhiều hình thức khác nhau: (vở, bảng con, bảng lớp, tập viết qua các phân môn khác). Trên cơ sở phân tích, giải thích các nét, các thao tác cụ thể, kỹ năng phải tuân thủ qua 2 giai đoạn.
 Giai đoạn 1: Hình thành và xây dựng biểu tượng về chữ viết.
 Treo bảng chữ viết của Bộ trước lớp học để mọi học sinh quan sát các kiểu chữ, kích thước các con chữ.
Khi học sinh tập viết, giáo viên viết chữ viết nhớ viết chữ mẫu lên bảng, học sinh quan sát, giáo viên hướng dẫn cách viết chữ mẫu thứ 2 để học sinh quan sát rõ hơn.
Hướng dẫn học sinh tập viết trên tay ( trong không trung), nhằm thực hiện mục đích tập đưa tay và định hình chữ viết. Việc làm đó có tác dụng giúp học sinh hiểu và ghi nhớ được hình dáng, kích thước, quy trình viết từng con chữ.
Hướng dẫn học sinh tập viết vào bảng con. Sau mỗi lần học sinh viết, giáo viên cần sửa chữa, nhận xét ngay những chỗ sai, chỗ đúng, chỉ dẫn cụ thể và yêu cầu học sinh viết lại bảng con một lần nữa.
 Giai đoạn 2: Luyện viết các chữ.
Bao gồm luyện viết các chữ rời, luyện viết liên kết các chữ, luyện viết từ các câu ứng dụng. ở giai đoạn này giáo viên cần nhắc nhở các em ngồi viết đúng tư thế, cách cầm bút, cách đạt vở, khoảng cách từ mắt đến vở. Giáo viên cần theo dõi và uốn nắn kịp thời từng lỗi cho học sinh, giúp các em nhận biết chỗ sai. Từ đó hình thành từ từ ở các em khả năng tự kiểm tra Hình thành ở học sinh kỹ năng viết đúng, viết đẹp.
Nguyên tắc đảm bảo giữ gìn sức khỏe cho học sinh trong quá trình dạy học lý thuyết. Để thực hiện được nguyên tắc này thì trong tập viết cần chống tác hại bệnh do tập viết gây nên như: Bệnh cận thị, vẹo cột sống, giáo viên cần lưu ý cho học sinh về tư thế ngồi viết như đã nêu ở trên.
Nguyên tắc cần đảm bảo việc giáo dục nhân cách trong quá trình dạy học tập viết. Sở dĩ phải thực hiện nguyên tắc này do phân môn tập viết có khả năng giúp học sinh hình thành một số phẩm chất tốt đẹp của con người như: Tính kiên trì nhẫn nại, đức tính giữ gìn vệ sinh, tính thẩm mỹ, ý thức tôn trọng tài sản, sản phẩm của mình.
Rèn chữ viết cho học sinh không phải chỉ dừng lại ở phân môn tập viết mà trong mọi bài học, môn học, cần chú ý nhất là trong các giờ tập chép và chính tả. Chính tả nói chung ở bậc tiểu học đều rất quan trọng.
Cần chú ý đến việc ở nhà của học sinh. Hình thức này vừa có tác dụng đốc thúc các em luyện chữ, vừa có tác dụng luyện tìm hiểu những lỗi của học sinh mà giáo viên hướng dẫn cho các em khắc phục.
Chữ viết của giáo viên cũng không kém phần quan trọng. Vì giáo viên là tấm gương cho học sinh noi theo, ở trên bảng hay trong hồ sơ, giáo án, trong cả lời phê chấm chữa bài giáo viên phải đẹp, rõ ràng, đúng quy tắc chính tả, không được tùy tiện.
Tổ chức cuộc thi “ Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp” theo định kỳ. Sau mỗi lần thi chữ viết, giáo viên chấm điểm, xếp loại và nhận xét cụ thể từng em. Đặc biệt giáo viên cần chú ý tới những học sinh hay viết sai, viết xấu để chỉ dẫn các em viết đúng, đẹp hơn.
Phải có sự hợp tác đắc lực giữa giáo viên và phụ huynh, theo dõi để kiểm tra đúng mức, cần trang bị bút, vở đầy đủ cho các em.
 Ngoài những biện pháp mà bản thân tôi đã nêu ở trên thì một yếu tố cũng không kém phần quan trọng đối với sự phát triển chữ viết của trẻ đó là yếu tố cơ sở vật chất. Tạo cho trẻ một chỗ ngồi học phù hợp (bàn ghế, ánh sáng...). Đây chính là sự kết hợp của gia đình và địa phương.
 Tóm lại: Rèn luyện chữ viết cho các em là việc làm có ý nghĩa, là quá trình hình thành một kỹ năng quan trọng của việc nắm hiểu các ngôn ngữ. Chính vì vậy tập viết có ảnh hưởng tới chất lượng học tập và rèn luyện các kỹ năng khác như: Đọc, nghe, nói. ảnh hưỏng tới khả năng nhận thức của con người tới sự hình thành nhân cách của học sinh Tểu học.
 	Nhiệm vụ của mỗi người giáo viên Tiểu học là phải nắm được khả năng viết chữ của từng học sinh trong lớp mình để có biện pháp khắc phục cần phải nắm rõ, cụ thể được quy trình viết chữ để rèn luyện cho các em có kỹ năng viết chữ ngày càng đẹp hơn, đúng hơn nhằm góp phần rèn luyện đức tính kiên trì, cẩn thận tính kỷ luật, óc thẩm mỹ, ... cho các em.
	IV. Kết quả đạt được:
 	Qua khảo sát tuần 26 thì số học sinh viết đúng, viết đẹp lên tới 75%.	
	V. Bài học:
 	Từ những kinh nghiệm và biện pháp như trên, bản thân tôi rút ra được bài học như sau:
Muốn viết đúng, viết đẹp trước hết phải đọc đúng, giáo viên vừa cung cấp kỹ năng viết đồng thời củng cố kỹ năng đọc. Ngoài việc chấm, chữa bài là biện pháp khắc phục kịp thời những nhược điểm của từng học sinh trong khi viết.
Giáo viên phải là tấm gương để học sinh học tập (chữ viết của giáo viên phải đúng, chân phương và đẹp).
Kết hợp gia đình và bạn bè để giúp đỡ học sinh, đề ra phong trào vở sạch chữ đẹp hàng tháng, hàng kỳ. 
	 Nói tóm lại, vấn đề rèn luyện kỹ năng viết nó không phải là một phương pháp riêng lẻ, độc lập mà cần có sự kết hợp của nhà trường, gia đình và xã hội.
	 Việc rèn luyện chữ cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải chịu khó, kiên trì trong từng tiết học. Tôi nghĩ rằng những việc làm hôm nay của chúng ta là vì tương lai đất nước sau này. Vì sự nghiệp cải cách giáo dục cho nên việc giáo dục và đào tạo những con người từ những hạt mầm hôm nay ta phải có trách nhiệm cao. Làm sao những nhân tài được tăng lên, phát triển nhiều để đáp ứng với những con người sống với thời đại Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, trang bị đầy đủ hành trang cho những mầm non của đát nước. Qua nghiên cứu đề tài này bản thân tôi mới đưa ra được một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh và chắc rằng cũng đang có nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp đi trước cùng toàn thể hội đồng và các cấp lãnh đạo xây dựng, góp ý để có thêm nhiều ý kiến hay giúp cho phương pháp rèn kỹ năng viết đạt kết quả cao hơn.
 	Xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docSKKN.doc