Sáng kiến kinh nghiệm một số vấn đề trong phương pháp giảng dạy tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam từ sau năm 1945

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2492 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm một số vấn đề trong phương pháp giảng dạy tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam từ sau năm 1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MOÄT SOÁ VAÁN ÑEÀ TRONG PHÖÔNG PHAÙP GIAÛNG DAÏY TAÙC PHAÅM THÔ HIEÄN ÑAÏI VIEÄT NAM TÖØ SAU NAÊM 1945

I/ĐẶT VẤN ĐỀ:
Môn văn trong trường trung học cơ sở là môn học cũng như tất cả các môn học khác quy định bởi chương trình và có tác dụng góp phần vào hình thành nhân cách cho học sinh theo mục tiêu giáo dục. Đồng thời nó còn là chìa khoá giúp học sinh tiến vào mọi lĩnh vực khoa học, mọi hoạt động xã hội. Bên cạnh đó, môn Ngữ văn còn có tác dụng sâu sắc và lâu bền đến đời sống tâm hồn và trí tuệ của các em. Là tiếng nói tình cảm, là hình thức nhuần nhị của lí tưởng. Văn học là một “thứ khí giới thanh cao và đắc lực” tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của con người, xây dựng cho học sinh niềm tin vào cuộc sống, trang bị cho các em vốn sống, hướng các em vươn tới đỉnh cao của chân, thiện, mĩ.
Hiện nay, sự phát triển của khoa học kĩ thuật đã tạo cuộc sống nâng cao thì vai trò và vị trí của môn văn cũng được coi trọng đúng mức.
Xuất phát từ mục đích giáo dục của nhà trường và từ quá trình giảng dạy, tôi tự tìm ra một số ý kiến về phân môn văn bản để nhằm nâng cao chất lượng môn học. Bởi chương trình Ngữ văn 9 có số lượng kiến thức khá lớn trong các môn học ở nhà trường. Vì ở lớp cuối cấp nên vừa tổng kết những kiến thức, kĩ năng được học tập, rèn luyện cho các em, làm tiền đề để các em học tiếp lên THPT hoặc đi vào cuộc sống. Cho nên Sách Giáo Khoa Ngữ văn 9 có 5 tiết trên một tuần, trong đó phân môn văn bản có số tiết nhiều hơn hai phân môn còn lại. Phần thơ hiện đại Việt Nam đã có sự sắp xếp khá hoàn thiện ở cả tập một và tập hai. Để học sinh hiểu và cảm thụ được tốt thì người giáo viên phải nắm vững phương pháp dạy thơ để truyền tải cho học sinh những kiến thức cần thiết về phần văn học này. Nhưng một nhà phê bình đã nói: “Cảm thụ đã khó mà làm cho học sinh cảm thụ lại càng khó hơn”. Vì vậy, tôi viết chuyên đề này đề cập đến một số vấn đề cần lưu ý trong việc giảng dạy thơ hiện đại từ sau năm 1945.
II) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1/ Cơ sở lí luận:
Trong thực tế mặc dù môn văn có vị trí vô cùng quan trọng để hình thành nên nhân cách của con người. Nhưng gần đây việc tiếp cận bộ môn văn của Học sinh có ít nhiều hạn chế, các em ngại đọc văn bản, soạn trước bài ở nhà…không tạo cho mình một sự hứng thú khi học bộ môn này. Chính vì thế các em đã mất dần đi vốn giao tiếp lịch sự, nhã nhặn của mình. Nhưng đến với chuyên đề này, về phía Giáo viên phải thực hiện theo mục tiêu chung của từng đối tượng Học sinh để tạo được sự hứng thú cho các em. Nhằm giúp các em đạt được kết quả tốt trong việc học bộ môn này.
2/Quá trình thử nghiệm:
a)Thuận lợi:
Học sinh lớp 9 là lớp cuối cấp của bậc THCS các em đã có một lượng kiến thức khá lớn về phần văn bản. Nhất là thơ hiện đại Việt Nam từ lớp 6 đến lớp 9 các em được tiếp cận với rất nhiều tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam. Chương trình lớp 9 đưa ra 11 bài thơ, đây là một lượng bài khá nhiều trong phần văn bản được học đủ để nói lên tầm quan trọng của nó. Hơn thế nữa, các em cũng đã nhận thức được việc học thơ văn là học làm người và rất nhiều em yêu thích thơ văn.
b) Khó khăn:
	Học sinh học ở trường hay ở nhà thì đa số các em rất ngại học môn văn và thường thụ động trong môn học này. Nhiều em chỉ học để đối phó và cho có lệ. Một số em không thích học vì học văn khó đạt được điểm cao so với các môn học khác và khó có thể đạt được điểm khá, giỏi. Đây là một thực tế ở các bật học trong nhiều năm qua. Từ những cách nhìn nhận không tiến bộ về môn học này của học sinh và một số bậc phụ huynh dẫn đến không ít cản trở cho Giáo viên dạy văn.
	3)Nội dung cơ bản:
 	a) Về việc phân bố chương trình thơ hiện đại Việt Nam từ sau 1945 trong Sách Giáo Khoa Ngữ Văn 9: 
	-Phần văn bản có tất cả 11 tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam phân bố ở cả học kì I và học kì II, các tác phẩm này đã được biên soạn theo tiến trình lịch sử dân tộc qua các thời kì lịch sử từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến chống Mĩ và sau năm 1975.
	-Các tác giả của các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam từ sau 1945 thuộc nhiều thế hệ.
	-Các tác phẩm đã đề cập đến nhiều đề tài, chủ đề khác nhau thể hiện sự phong phú trong đời sống, tình cảm, tư tưởng của con người Việt Nam thời hiện đại qua các trang thơ.
	-Sự đa dạng về hình thức, thể loại thơ.
	b) Một số vấn đề trong phương pháp giảng dạy thơ hiện đại Việt Nam từ sau năm 1945:
	Trước một vấn đề khá phức tạp này Giáo viên dạy văn cần phải có một vốn kiến thức nhất định và rất phong phú về thơ ca nói chung và thơ ca hiện đại Việt Nam sau năm 1945 nói riêng. Đồng thời phải nắm vững về phương pháp dạy thơ và thuộc nhiều bài thơ của nhiều tác giả và qua các thời kì cách mạng của dân tộc ta.
	b.1)Vài nét về thơ:
	Nhà thơ Sóng Hồng có nhận định về thơ như sau: “Thơ tức là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Thơ không chỉ nói lên tình cảm riêng của nhà thơ mà nhiều khi thông qua tình cảm đó nói lên niềm hy vọng, ước mơ và xu thế chung của lịch sử loài người”. Cuộc sống đẫm mồ hôi, (và có khi đẫm máu) được dệt lên từ nước mắt và nụ cười. Từ trong mắt ấy, nụ cười ấy, con người với khát vọng muôn đời về hạnh phúc và niềm tin không bao giờ tắt cùng với nước mắt và sức mạnh của con tim, khối óc và bàn tay của chính mình đã luôn luôn phát hiện càng ngày càng tinh tế trong cuộc đời bộn bề bao nỗi gian lao và những vẻ đẹp nên thơ. Cho dù thơ có diệu kì tinh tế, hư ảo đến đâu vẫn có thể và cần phải được con người – những chủ đề đã sáng tạo nên thơ – chiếm lĩnh và nhận thức. Thơ chân chính sẽ nâng con người lên tầm cao của những vẻ đẹp nhân văn xứng đáng nhất trên thế gian này. Và với con người thơ tồn tại như một nhu cầu cần thiết.
	b.2) Cảm thụ về tác phẩm thơ:
	-Trước hết Giáo viên phải tiếp cận bài thơ: Đọc kĩ, đọc thuộc và hiểu tốt nội dung bài thơ đó.
	-Nắm được vị trí và những đóng góp quan trọng của bài thơ trong công cuộc cách mạng nước ta cũng như sự đóng góp của nó trong một thời kì lịch sử văn học dân tộc và nền văn học Việt Nam.
	-Hiểu biết sâu rộng về tiểu sử các nhà thơ có bài thơ được dạy trong chương trình cũng như sự nghiệp văn chương của họ.
	-Tìm hiểu kĩ sự ra đời của bài thơ để có cái nhìn đúng đắn về bài thơ.
	-Nắm vững về bút pháp nghệ thuật của bài thơ.
	-Cần tiếp cận bài thơ thật kĩ để hiểu thật tốt nội dung và nghệ thuật bài thơ đó.
	-Giáo viên và học sinh chuẩn bị tranh ảnh và tư liệu liên quan đến tác phẩm hoặc có thể vẽ tranh ảnh để minh hoạ cho bài dạy của mình.
 	*Bởi vì: Thi phẩm trữ tình là những tác phẩm thơ tiêu biểu không thể không nhấn mạnh tới tính chất say đắm trong tình cảm và trí tuệ, cảm xúc hoá của rung động trữ tình như tình cảm mãnh liệt không giới hạn trong trí tưởng tượng của hồn thơ; tình cảm đẹp đẽ, trong sáng, cao cả của hình tượng thơ; tình cảm lắng đọng mang nhạt điệu réo rắt của lời thơ. Cho nên Giáo viên dạy văn nhất là dạy thơ cần lưu ý các vấn đề trên. 
	-Đứng trước một bài thơ, Giáo viên phải đọc nhiều lần bài thơ và đọc thuộc, đọc diễn cảm để cảm nhận tốt những rung động trong cảm xúc, tình cảm của tác giả và cả tư tưởng chủ đề của bài thơ. Đọc thơ trữ tình ta đón nhận những cảm xúc say đắm, đa dạng, suy tư, sâu lắng thuộc về tác giả chủ quan bí ẩn, sâu xa, mênh mông của con người. Yếu tố cảm xúc giữ vai trò chủ đạo và ta hiểu rằng nhân vật trữ tình thường gặp có khả năng là chính nhà thơ.
	-Cần phải hiểu được hình tượng thơ vì qua hình tượng thơ, Giáo viên lĩnh hội được cuộc sống với những vấn đề nóng bỏng, vĩnh hằng, liên quan đến cuộc sống của con người và đồng thời ta bắt gặp cả người đọc –giáo viên –tác giả ở đó.
	-Giáo viên dạy văn phải luôn luôn trau dồi kiến thức để làm cho vốn kiến thức phong phú, đa dạng, bổ ích giúp cho trí tuệ sâu sắc hơn, rộng mở hơn, tinh tế hơn. Bởi nói đến dạy văn là dạy sống, dạy làm người, dạy mở mang trí tuệ. Văn chương là chuyện tâm hồn. Cái đúng, cái đẹp, cái cao thượng không hề tách rời nhau.
	-Hiểu và nắm vững được nghệ thuật thơ: ngôn ngữ thơ, lời thơ… và mỗi bài thơ mang giọng điệu riêng. Lời thơ kết đọng của hình thức ngữ âm, âm vang nhạt điệu, mang đôi nét và biểu hiện sự tế nhị trong cách cảm nhận của con người. Trong lời thơ có âm thanh, có độ cao, độ mạnh, độ dài, nguyên âm, phụ âm, thanh điệu, nhịp điệu và vần điệu…
	-Giáo viên cần đọc sách tham khảo có các bài bình luận về các bài thơ được dạy trong chương trình để có kiến thức sâu sắc hơn, có cái nhìn vừa khách quan đối với tác phẩm đó.
	b.3) Tiến hành phân tích bài thơ:
	Trước hết người thầy phải giúp học sinh tiếp cận với bài thơ được học một cách có ý thức và tự giác (đây là nghệ thuật của người giáo viên). Học sinh tiếp cận tốt với bài thơ đã là thành công một phần không nhỏ vì các em không còn là một khách thể thụ động mà là một chủ thể có ý thức, một chủ thể sáng tạo, cảm hứng cá nhân, nhu cầu đồng cảm.
	Người thầy phải tạo tâm trạng, hứng thú học thơ cho học sinh. Nếu các em có ý thức học, có nhu cầu về học thơ thì đó là một thành công tiếp theo trong việc tiếp cận bài thơ đó.
	*Các bước lưu ý khi phân tích tác phẩm thơ trên lớp: 
	 -Giới thiệu bài thơ được dạy một cách thu hút để tạo hứng thú cho việc tiếp cận tác phẩm của các em.
	-Đọc mẫu bài thơ trước lớp bằng cách đọc diễn cảm, đây là khâu rất quan trọng trong việc dạy thơ. Vì khi người giáo viên đọc học sinh chú ý vào cách đọc của giáo viên và bước đầu thấy được ý nghĩa của tác phẩm hay dụng ý mà tác giả muốn truyền đạt được thể hiện trong tác phẩm để qua đó rung động tình cảm của chính mình. Hướng dẫn học sinh đọc đúng và động viên học sinh đọc hay.
 	-Cho học sinh tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ đó. Đồng thời giáo viên nêu thêm sự hiểu biết của mình về nhà thơ đó.
	-Phân tích bài thơ phải chú ý đặc trưng thể loại: phương pháp dạy thơ nhất là thơ trữ tình; thơ trữ tình là sự vận động của hiện tượng trữ tình trong mạch cảm xúc của bài thơ. Vì vậy khi phân tích cũng nên đi theo mạch cảm xúc ấy.
	-Bài thơ theo mạch cảm xúc nhưng khi phân tích có thể phân tích tuỳ theo việc phân bố các mạch cảm xúc đó: có thể phân tích theo đoạn thơ, khổ thơ, ý thơ.
	-Vận dụng những kiến thức về phân tích thơ để đặt câu hỏi phát vấn cho học sinh, sau đó kết hợp bình giảng. Khi phân tích phải bám vào những hình ảnh thơ, ý thơ, ngôn ngữ thơ, ngữ âm, vần điệu; có thể hình dung, liên tưởng hoặc tưởng tượng; cách ngắt nhịp, cách gieo vần… Từ đó toát lên cảm xúc, tình cảm của nhà thơ cũng như tư tưởng, chủ đề bài thơ.
-Trong quá trình phân tích, giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ, thảo luận nhóm và trình bày theo cách hiểu của các em, có thể nêu cảm nhận của riêng học sinh. Sau đó giáo viên nhận xét và chốt lại ý kiến để ghi nội dung và nghệ thuật cho học sinh.
	-Khi phân tích giáo viên cần xem xét lời bình, lời nhận xét.
	* Sau đây là một vài ví dụ khi phân tích bài thơ trong mạch cảm xúc:
	Trong bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ của Thanh Hải là mạch cảm xúc từ mùa xuân của thiên nhiên đến mùa xuân đất nước và Mùa xuân nho nhỏ của mỗi cuộc đời con người. Trong cái mạch cảm xúc ấy nhà thơ đã dùng những ngôn từ, nghệ thuật để diễn tả bức tranh mùa xuân, bằng những hình ảnh chọn lọc và giàu nhạc điệu (tiếng chim hót, màu xanh) cách ngắt nhịp, giọng thơ, phép tu từ ẩn dụ… những hình ảnh mùa xuân kết đọng lại trong hình ảnh lộc non của con người. Đất nước và con người đều say sưa náo nức vào xuân. Trong bài Ánh Trăng của Nguyễn Duy thì hình tượng cơ bản là trăng được triển khai theo chiều liên tưởng hiện tại – quá khứ, với không gian phố phường – đồng nội – chiến trường, để từ đó gợi ra ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. Ơû bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn phương mạch cảm xúc từ tình cảm thành kính, thiêng liêng, niềm tự hào cùng với nỗi xót đau. Nhà thơ khi đến lăng của Người với những dòng cảm xúc chân thành về những hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ như hàng tre xanh bên lăng, hình ảnh mặt trời, dòng người vào lăng viếng Bác…Tình cảm, cảm xúc ấy được bộc lộ trực tiếp trong hình tượng cái tôi chủ thể trữ tình. Và cảm xúc ấy chi phối giọng nhịp điệu của bài thơ: giọng thành kính, trang nghiêm mà thiết tha tạo nên từ nhịp điệu chậm của thể thơ tám chữ, từ hệ thống ngữ nghĩa, hình ảnh và âm điệu phong phú…Bài thơ đã trở thành một bài thơ hay về Bác Hồ kính yêu. 
	-Bước tiếp theo là tổng kết những kiến thức về nội dung và nghệ thuật, hướng dẫn học sinh phần ghi nhớ.
	-Giáo viên ra bài tập luyện tập: Nêu cảm nhận của em về bài thơ vừa học?sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài.
	-Củng cố, dặn dò: Bài tập về nhà, nhắc nhở học sinh về nhà làm bài và học thuộc lòng bài thơ vừa học.
Chuẩn bị bài mới và nhận xét tiết học.
3)Hiệu quả mới:
Trên đây là một số phương pháp vận dụng vào giảng dạy tại trường. Trong thời gian qua, tôi đã áp dụng vào tiết giảng dạy của mình đã có một số kết quả khả quan. 
III.BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1)Bài học kinh nghiệm:
Bản thân tôi luôn suy nghĩ tìm tòi để giúp Hs rèn luyện cách cảm thụ tác phẩm văn học tốt hơn. Bởi dạy văn là dạy người. Nhưng về mặt hạn chế thì không tránh khỏi, ở phía các em còn một số chưa tự ý thức học bộ môn văn và một số các em chưa hứng thú trong việc học tập bộ môn này nên kết quả chưa cao. 
2)Kết luận chung và kiến nghị:
	Trên đây là một số vấn đề khá quan trọng trong quá trình vận dụng phương pháp dạy thơ hiện đại Việt Nam từ sau năm 1945. Tuy nhiên quá trình áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy một tiết học cụ thể vẫn còn thiếu sót. Tôi hy vọng những vấn đề trên góp phần nâng cao chất lượng dạy- học ở phần này. Để định hướng tốt cho tiết dạy “tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam từ sau 1945” ngày càng tốt hơn, rất mong sự quan tâm, góp ý chân thành của tổ bộ môn, quý thầy cô trong trường nhằm giúp cho chuyên đề đầy đủ hơn, có hiệu quả hơn trong quá trình áp dụng phương pháp mới.
	Xin trân trọng kính chào!
	

File đính kèm:

  • docmot so van de trong phuong phap day van hoc viet nam tu sau nam 1945.doc
Đề thi liên quan