Phân tíchThu điếu Nguyễn Khuyến

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tíchThu điếu Nguyễn Khuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thu điếu
 Nguyễn Khuyến
I / Phân tích
Một đặc điểm nổi bật của các nhà thơ xưa thường hay mượn cảnh để ngụ tình, mượn cảnh để bộc lộ tâm trạng nỗi lòng của mình. Nguyễn Khuyến cũng không nằm ngoài qui luật đó. Ông mượn cảnh “Câu cá mùa thu” để giãi bày tâm sự yêu nước u hoài của mình
1/ Cảnh thu
 */ Ao thu Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Đọc câu thơ ta có cảm giác lành lạnh. Cái cảm giác này được gợi lên không chỉ ở “ao thu”, nước thu mà còn do các từ
_ “lạnh lẽo”, “trong veo” đem lại.
Miêu tả cảnh làn nước thu nói trong là đủ, nhưng ở đây 
 ốTác giả lại dùng tính từ gợi cảm “trong veo”. Trước mắt ta như hiện ra cả một khối nước trong vắt dường như nhìn thấu tận đáy. “Trong veo” lại kết hợp với từ láy “lạnh lẽo”càng gợi cho người đọc cảm giác ớn lạnh đến rùng mình.
 Không khí se lạnh, làn nước ao ở độ giữa và cuối thu như trong trẻo hơn. Khung ao không trống vắng mà có “chiếc thuyền câu” nhỏ, dấu vết của cuộc sống con người :
 */ Thuyền câu : Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo
 Chiếc thuyền và mặt ao thật hoà hợp với nhau về kích thước. Nhà thơ tả chiếc thuyền câu bé teo đã là nhỏ lắm rồi, nhưng ở đây tác giả lại dùng 
_ Bé “tẻo teo”ố Từ láy Cách dùng từ như thế thật tinh tế, gợi cho người đọc ấn tượng rõ nét về sự nhỏ bé xinh xắn của chiếc thuyền.
 Cái lạnh đã theo những cơn gió thu trở về. Ao thu lúc này không còn tĩnh lặng mà cũng gợn 
*/ Những con sóng : Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
 Mặt ao nhỏ không đủ tạo nên những cơn sóng lớn mà chỉ có những con sóng nhỏ lăn tăn 
_ “Hơi gợn tí ” . Giả sử nhà thơ chỉ tả sóng “hơi gợn” đã là chính xác, nhưng ông lại hạ bút “hơi gợn tí ” làm cho ốsự miêu tả chính xác đến độ tinh vi. 
Tiếp đến, tác giả chú ý đến 
*/ Những cơn gió thu.
 Bản thân cơn gió thu cũng chỉ đủ lay động cành lá, bứt đi những chiếc lá úa vàng : Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Con sóng nhỏ “hơi gợn tí ” có cái gì đó mâu thuẫn với chiếc lá vàng trước gió“khẽ đưa vèo” chăng ? Không ! 
_ “Vèo” ốlà âm thanh của chiếc lá rơi .“Vèo”còn là yếu tố lấy động để gợi tĩnh. Không gian xung quanh phải tĩnh lặng như thế nào để nhà thơ có thể nghe thấy tiếng rơi của lá. Và không chỉ có vậy 
_ “ Khẽ đưa vèo”ố còn là từ tượng hình.
 Hẳn Nguyễn Khuyến đã phải quan sát rất kĩ chiếc lá bay theo chiều gió. Những chiếc lá vàng rất nhẹ và thon thon hình thuyền ít khi rơi thẳng xuống đất lặng lẽ mà nó thường liệng đi, xoay xoay giữa không gian theo chiều gió.Dùng từ hình tượng “khẽ đưa vèo”, nhà thơ vừa gợi được tốc độ của gió vừa vẽ ra được điệu rơi của chiếc lá mùa thu. Ông quả là bậc thày trong việc sử dụng từ ngữ miêu tả 
 Chắc là sau khi đã buông câu, nhà thơ mới có dịp ngẩng đẩu nhìn trời và làng mạc vây quanh :
 */ Bầu trời Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Trời thăm thẳm một màu xanh, vài đám mây bạc lững lờ trôi như tôn thêm độ cao xa của không gian.Những đám mây không trôi nổi bay khắp bầu trời mà 
_Mây- Lơ lửng”. Nghĩa là mây có chuyển động nhưng hết sức nhẹ nhàng, không đáng kể, khiến người ta có cảm giác ngưng đọng. 
Sự lơ lửng tĩnh lặng của tầng mây hay chính là 
 ốSự lơ lửng tĩnh lặng của tâm hồn con người.
 Và trong không khí như vậy, nhà thơ cảm nhận về 
*/ Làng quê 
cũng hết sức tĩnh lặng : “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”
 Mùa thu không khí giá lạnh, đường làng vắng vẻ. Cảm giác được nhà thơ điễn tả qua từ
 _ “Vắng teo” ốTính từ có giá trị biểu cảm mạnh 
Và bằng cách đó, ông đã
 ố gợi cho người đọc cái cảm giác vắng lặng buồn bã đến lạnh người.
 Thêm vào đó tác giả còn sử dụng phép đối một cách sắc sảo : “Tầng mây lơ lửng // Ngõ trúc quanh co” ; Trời thu xanh ngắt // Khách vắng teo. 
ốBầu trời thu cao xa rộng lớn đối lập với một ngõ trúc nhỏ nhoi, vắng lặng. Thật là cô đơn rợn ngợp. Như vậy trong cảnh thu ta đã thấy thấp thoáng tâm trạng của nhà thơ, thấp thoáng cái tình thơ u hoài của tác giả.
2/ Tâm sự của nhà thơ
 Sáu câu thơ đầu, Nguyễn Khuyến miêu tả cảnh thu bằng con mắt nhìn của người ngồi trên chiếc thuyền câu. Cảnh vật trong trẻo, lạnh lẽo và đặc biệt tĩnh lặng. Mọi cử động đề nhẹ nhàng khẽ khàng đến mức dường như không chuyển động, không gian vắng lặng âm thanh. Giữa cảnh thu ấy, thi nhân ngồi câu cá :
 Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
 Cá đâu đớp động dưới chân bèo
 Với một nét vẽ đậm dáng điệu của người ngồi câu cá “tựa gối ôm cần” và một nét vẽ thoáng qua cảnh vật “cá đâu đớp động dưới chân bèo”, hai câu kết dường như muốn nói lên một nỗi khắc khoải khó tả của người trong cảnh. Nói là ngồi câu cá nhưng con người ấy đâu có để tâm vào chiếc phao câu, vào việc được nhiều hay ít cá. Ông đang đón nhận cảnh thu trời thu vào cõi lòng. Mà cõi lòng của thi nhân sao cũng tĩnh lặng đến ghê gớm. Không tĩnh lặng làm sao ông có thể nhận ra độ trong trẻo của ao thu, độ bé tẻo teo của chiếc thuyền câu, cái hơi gợn tí của làn sóng biếc. Không tĩnh lặng làm sao ông có thể nghe thấy được tiếng vèo khe khẽ của chiếc lá vàng rơi, làm sao ông có thể nhận ra được cái lơ lửng của tầng mây giữa bầu trời thu xang ngắt và cả tiếng động tí ti của cá đớp mồi dưới chân bèo kia. Tâm hồn tĩnh lặng đó phút chốc hoà nhập với thiên nhiên để quên đi những phút bận lòng với cuộc sống trần ai.
II/ Kết luận
1/ Về nội dung
Có thể nói “Câu cá mùa thu” là một bài thơ tả cảnh ngụ tình. Nguyễn Khuyến miêu tả cảnh câu cá mùa thu nhằm bộc lộ tâm sự của mình, tâm hồn của mình. Vì thế ngoại cảnh thường được cảm nhận theo mau sắc tâm trạng của nhà thơ.
2/ Về nghệ thuật
Nét đặc sắc của bài thơ là ở chỗ tác giả đã quan sát cảnh vật khá tinh tế, phát hiện ra được những nét tiêu biểu của cảnh vật hoà hợp với tâm hồn mình, chọn lọc được những từ ngữ miêu tả mau sắc, đường nét âm thanh chân thực sinh động. Do đó nhà thơ khắc hoạ được một cảnh trí mùa thu của làng quê Việt Nam thật xinh dẹp đáng yêu nhưng mang một sắc thái vắng lặng quạnh quẽ. Cảnh đó là tấm lòng gắn bó tha thiết của nhà thơ với quê hương, và cũng chính là nỗi lòng là tâm sự u hoài của thi nhân trước cảnh nước mất nhà tan mà mình thì bất lực 






































File đính kèm:

  • docThu.doc