Ôn tập tiếng việt Lớp 6

doc48 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn tập tiếng việt Lớp 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 32-33
ôn tập tiếng việt
I. Từ.
1. Khái niệm: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
2. Phân biệt từ và tiếng.
Từ
- Đơn vị để tạo câu.
- Từ có thể hai hay nhiều tiếng
Tiếng
- Đơn vị để tạo từ.
- Tiếng chỉ có một hình vị (âm tiết).
3. Phân loại.
a. Từ đơn: Chỉ có một tiếng.
b. Từ phức: có tiếng trở lên.
+ Từ ghép: các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
+ Từ láy: các tiếng có quan hệ với nhau bằng hình thức láy âm.
II. Tìm hiểu về từ ghép và từ láy.
1. Từ ghép.
* Từ ghép tổng hợp (TG đẳng lập, TG hợp nghĩa, TG song song):
 + Các tiếng có qh ngang hàng và bình đẳng với nhau. Thường đổi trật tự được cho nhau.
VD: ếch nhái, buồn vui, đi đứng…
 + Đặc điểm: Các tiếng kết hợp với nhau phải cùng một phạm trù ngữ nghĩa, hoặc đồng nghĩa hoặc cùng trái nghĩa với nhau.
=> TGTH có nghĩa khái quát hơn nghĩa của mỗi đơn vị tạo nên chúng.
VD: áo + quần -> áo quần, đợi + chờ -> đợi chờ...
* Từ ghép phân loại (TG chính phụ, TG phân nghĩa)
+ Là những TG mà trong đó có một tiếng giữ vai trò chính, còn các tiếng khác giữ vai trò bổ sung cho ý nghĩa chính.
VD: vui -> vui lòng, rau -> rau cải...
+ Đặc điểm: Các tiếng kết hợp với nhau theo kiểu: danh từ - tính từ, DT - ĐT, DT - DT. Các tiếng rất cố định, không thể đổi vị trí cho nhau được.
VD: hoa + hồng, xe + đạp...
=> TGPL có nghĩa cụ thể hơn nghĩa của một từ chính đã cho.
2. Từ láy.
a. Các kiểu từ láy.
* Láy hoàn toàn:
- Láy lại nguyên tiếng gốc, giữ nguyên thanh điệu.
VD: đăm đăm, chằm chằm...
- Láy lại nguyên tiếng gốc, biến đổi thanh điệu.
VD: dìu dịu, hây hẩy, cỏn con...
- Láy toàn bộ biến đổi phụ âm cuối và thanh điệu.
VD: đèm đẹp, ang ác, anh ách, nhờn nhợt...
* Láy bộ phận.
- Láy phụ âm đầu.
VD: mênh mông, mong manh, đủng đỉnh, rì rào...
- Láy vần.
VD: lác đác, lao xao, lấm tấm, linh tinh...
b. Nghĩa của từ láy.
- Nghĩa của từ láy so với tiếng gốc.
VD1: đỏ -> đo đỏ, nhỏ -> nho nhỏ.
=> Giảm nhẹ.
VD2: sạch -> sạch sành sanh, sít -> sít sìn sịt
=> Tăng tiến.
- Nghĩa biểu trưng (biểu đạt) của từ láy.
+ Gợi hình ảnh.
+ Gợi âm thanh.
+ Trạng thái cảm xúc.
VD:
-> Tác dụng:
* Lưu ý:
- Một số từ vừa có qh ngữ nghĩa vừa có qh ngữ âm nhưng cả hai tiếng đều có nghĩa và sử dụng độc lập -> Từ ghép.
VD: bao bọc, cằn cỗi, chùa chiền, đền đài, đi đứng...
- Nếu như hai tiếng có qh ngữ âm, ngữ nghĩa nhưng một tiếng đã mất nghĩa hoặc mờ nghĩa -> Từ láy.
VD: khách khứa, lơ mơ, đẹp đẽ...
III. Luyện tập.
Bài 1: Cho các từ sau, hãy xác định từ láy.
Non nước, chiều chuộng, vuông vắn, ruộng rẫy, cây cỏ, cười cợt, ôm ấp, líu lo, trong trắng, cây cối.
Bài 2: Phân loại từ ở đoạn thơ sau:
Quê hương/ tôi/ có/ con sông/ xanh biếc
Nước/ gương/ trong/ soi/ tóc/ những/ hàng tre
Tâm hồn/ tôi/ là/ một/ buổi/ trưa hè
Tỏa/ nắng/ xuống/ lòng sông/ lấp loáng.
Bài 3: Cho các từ: mượt, hồng, vàng, trắng.
Tạo từ phức.
Viết đoạn văn ngắn có chứa các từ láy đã tạo ở trên.
Bài về nhà:
Bài 1: Tìm từ láy để điền sau các tính từ cho phù hợp rồi đặt câu.
Tròn, dài, đen, trắng, thấp.
Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn (chủ đề về mái trường) trong đó có sử dụng ít nhất 3 từ láy.




Tiết 34-35
Tìm hiểu chung về văn học dân gian

I. Chữa bài về nhà:
Bài 1:
- Tạo từ:
Tròn -> tròn vành vạnh, tròn trịa...
Dài -> dài dằng dặc
Đen -> đen thui thủi
Trắng -> trắng phau phau
Thấp -> thấp lè tè
- Đặt câu:
VD: Bé Na có khuôn mặt tròn trịa.
Bài 2: Yêu cầu HS biết viết đoạn văn có bố cục 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Đoạn văn kết hợp được nhiều phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.	
II. Bài mới:
I. Những nét chung về văn học dân gian.
1. Định nghĩa.
VHDG là những sáng tác NT ra đời từ thời xa xưa của nhân dân lao động, được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng.
2. Đặc tính của VHDG.
a. Tính tập thể: Một người sáng tạo nhưng không coi sản phẩm đó là sản phẩm cá nhân mà là của cả tập thể. Vì khi ra đời nó được bổ sung sự lưu truyền và sử dụng.
b. Tính truyền miệng: VHDG ra đời khi chưa có chữ viết. Nhân dân thưởng thức VHDG không chỉ qua văn bản sưu tầm mà còn thông qua hình thức diễn xướng: kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, ...
c. Tính dị bản: Cùng một tác phẩm nhưng có sự thay đổi một số chi tiết cho phù hợp với từng địa phương.
VD: Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen /sim
3. Các thể loại VHDG.
- Có 3 thể loại:
+ Truyện cổ dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn.
+ Thơ ca dân gian: vè, tục ngữ, ca dao...
+ Sân khấu dân gian: tuồng, chèo, cải lương...
4. Giá trị của VHDG.
* Là kho báu về trí tuệ, đạo làm người của nhân dân ta.
- Kinh nghiệm trong sản xuất và đời sống.
VD:
+ Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
+ Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.
- Phẩm chất đạo đức.
VD:
+ Tốt danh hơn lành áo.
+ Giấy rách giữ lấy lề.
* Là pho sách giáo huấn bề thế và cao đẹp về tâm hồn, tình cảm.
- Tình đoàn kết.
VD:
+ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Cách ăn ở, xã giao.
VD:
+ Có đi có lại, mới toại lòng nhau.
+ Gửi lời thì nói, gửi gói thì mở.
+ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Phong tục tập quán.
VD:
+ Một miếng giữa làng, bằng một sàng xó bếp.
+ Sống về mồ mả, không sống về cả bát cơm.
- Tinh thần yêu nước.
VD: Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
* Giá trị thẩm mĩ.
- Tư duy nghệ thuật có sức tưởng tượng kì diệu, hồn nhiên. Đề cao cái chân (chân chính) – thiện (thiện cảm) – mĩ (cái đẹp).
- Hình tượng: đẹp, kì lạ.
- Kết cấu: gọn, đơn giản.
=> VHDG là cơ sở ngọn nguồn của VH dân tộc.
Bài tập:
Bằng hiểu biết của mình em hãy làm sáng tỏ: VHDG là kho báu về trí tuệ, đạo làm người của nhân dân ta.
* Yêu cầu:
+ HS dựa trên những kiến thức vừa được học ở phần lí thuyết kết hợp với vốn hiểu biết của mình để làm bài.
+ Lấy dẫn chứng và phân tích.
Bài về nhà:
Bài 1: Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ được lưu truyền trong dân gian.
Bài 2: Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về một câu ca dao (tục ngữ) mà em yêu thích.




 Tiết 36-37
Tìm hiểu về thể loại truyền thuyết

- GV kiểm tra bài về nhà.
- HS trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.

I. Định nghĩa.
GV giúp HS nắm được 3 ý cơ bản:
- Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Chứa yếu tố hoang đường, kì ảo.
- Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử đó.
II. Đặc điểm của truyền thuyết.
Chức năng của truyền thuyết: Thể hiện nhận thức, đánh giá, phản ánh và lí giải lịch sử của nhân dân ta.
Nhân vật: Thường là anh hùng lịch sử, có khi có thật và mang vẻ đẹp khác thường.
Yếu tố hoang đường: Thể hiện thái độ tôn kính, niềm tự hào, tôn vinh.
Thời gian và địa điểm: Có thật.
VD: Phong Châu, núi Sóc Sơn, vua Hùng thứ 18, Thánh Gióng...
-> Tạo niềm tin đó là câu chuyện có thật, câu chuyện lịch sử.
III. Các loại truyền thuyết trong chương trình Ngữ văn 6.
Truyền thuyết về họ Hồng Bàng và thời kì thành lập nước Văn Lang.
Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh.
-> Những văn bản này gắn với nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước và chống thiên nhiên thời vua Hùng.
Ngoài cốt lõi lịch sử, nó mang đậm chất thần thoại.
Truyền thuyết thời phong kiến tự chủ (Bắc thuộc): Sự tích Hồ Gươm.
-> Có phần theo sát lịch sử hơn và bớt dần chất hoang đường, thần thoại.
IV. Các văn bản truyền thuyết đã học.
Con Rồng, cháu Tiên.
a. Cốt lõi lịch sử (những sự kiện và con người có thực): Hình ảnh của tổ tiên ta trong những ngày đầu khai thiên lập địa mang vẻ đẹp phi phàm, dũng cảm, tài năng.
b. Yếu tố hoang đường, kì lạ.
- Cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử chỉ là cái nền, cái “phông” cho tác phẩm. Lịch sử ở đây đã được nhào nặn lại, đã được kì ảo hóa để khái quát hóa, lí tưởng hóa nhân vật và sự kiện, làm tăng “chất thơ” cho câu chuyện.
- Hình ảnh LLQ và AC: Hội tụ vẻ đẹp tinh túy nhất, cao sang nhất - vẻ đẹp của khí thiêng sông núi đất trời.
+ AC: thuộc họ thần Nông xinh đẹp, tâm hồn lãng mạn đầy cảm xúc, trái tim nhân ái với cuộc sống.
+ LLQ: nòi Rồng, dũng mãnh.
-> Dòng dõi cao sang, đẹp. Tài năng, nhân hậu.
 Dân tộc VN được sinh ra từ những con người đẹp đẽ như vậy -> Tự hào, tự tôn nguồn gốc của chính mình.
c. Chi tiết có ý nghĩa.
- “Bọc trăm trứng nở...người con khỏe mạnh”.
+ Yếu tố đậm chất thần thoại hoang đường: DT VN có dáng dấp Rồng Tiên nên khỏe mạnh, đẹp.
+ ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng.
+ Sức mạnh nội tàng, tiềm ẩn: bền bỉ, kiên gan trong cuộc sống đời thường.
Bài tập:
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng.
 (Nguyễn Khoa Điềm - Mặt đường khát vọng)
 Từ những vần thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 câu) bày tỏ suy nghĩ tình cảm của em đối với nguồn gốc nòi giống của mình.
* Yêu cầu: Cần làm nổi bật những nội dung:
+ Nơi chốn: Chim - Rồng: thần tiên, đẹp đẽ -> thanh cao.
+ LLQ - AC: vị thần tiên tài hoa, lịch lãm.
+ Nhân duyên: bọc trăm trứng -> ý nghĩa nguyện đoàn kết.
=> Cảm của mình:
- Niềm tự hào về dòng dõi.
- Tôn kính đối với các bậc tổ tiên.
- Tâm trạng, ý nghuyện của mình trước lời nhắn nhủ.
Bài về nhà:
 Vua Hùng thứ nhất kể về nguồn gốc của mình cho các con nghe. Hãy tưởng tượng mình là vua Hùng và viết lại lời kể đó.
 ..........................................................................................................................................
 Tiết 38-39
Tìm hiểu về thể loại truyền thuyết
(Tiếp theo)

I. Chữa bài tập về nhà:
* Yêu cầu:
- Nhập vai vua Hùng thứ nhất (tức người con trưởng được tôn lên làm vua) để kể - Kể sáng tạo nhưng phải tôn trọng cốt truyện với những diễn biến chính của sự việc và nhân vật.
- Kể ở ngôi thứ nhất, ở quan hệ giữa người kể và người nghe là qh cha - con.
II. Bài mới:
2. Thánh Gióng.
a. Hoang đường: Xây dựng một nhân vật anh hùng có nguồn gốc kì lạ, vẻ đẹp siêu phàm, lớn mạnh.
b. Hiện thực:
- Công cuộc chống ngoại xâm, giữ nước thời các vua Hùng.
- Thời đại của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước thô sơ và khả năng chế tạo vũ khí chống giặc ngoại xâm bằng chất liệu kim loại (sắt).
- Sức mạnh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước của toàn dân tộc.
c. ý nghĩa của một số chi tiết tiêu biểu trong truyện.
* Tiếng nói đầu tiên của cậu bé lên ba là tiếng nói đòi đi đánh giặc.
- Ca ngợi tinh thần yêu nước của dân tộc VN. Đề cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân đối với đất nước.
- Truyền thống dân tộc, dòng máu yêu nước, ý chí quyết tâm của một dân tộc không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù.
- Hình ảnh cậu bé làng Gióng là h/a của nhân dân lao động VN cần cù, lam lũ. Họ lặng lẽ làm ăn, nhưng khi có giặc ngoại xâm thì họ dũng cảm đứng lên, trở thành anh hùng.
* Bà con dân làng vui lòng góp gạo nuôi Gióng.
- Gióng sinh ra từ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng -> kết tinh sức mạnh yêu nước, đoàn kết, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước của nhân dân.
=> Niềm tin đánh thắng giặc.
* Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
- Hình ảnh kì vĩ, đẹp đẽ, phi thường của Gióng đã thể hiện sức bật mạnh mẽ của nhân dân. Khi vận mệnh dân tộc bị đe dọa, con người VN vươn lên với một tầm vóc phi thường.
- Quan niệm của cha ông về người anh hùng: khổng lồ về thể xác, oai phong lẫm liệt, mạnh mẽ về tài trí, phi thường về nhân cách.
* Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
- Vũ khí của người anh hùng làng Gióng không chỉ là roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt hiện đại mà còn là vũ khí thô sơ, vốn rất quen thuộc với nhân dân như tre ngà. Với lòng yêu nước, những gì có thể giết giặc đều được biến thành vũ khí.
- Ngợi ca sức mạnh của Gióng.
* Đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp sắt để lại, rồi bay thẳng về trời.
-> Hình ảnh - khung cảnh đẹp, nên thơ, là sự thăng hoa trong trí tưởng của người xưa.
- Gióng là người anh hùng không đòi hỏi công danh, lợi lộc. Chàng đã hoàn thành sứ mệnh dẹp giặc và ra đi -> nâng cao vẻ đẹp của người anh hùng, đó cũng là phẩm chất chung vĩ đại của người anh hùng.
- Trong quan niệm dân gian, những cái gì tốt đẹp, cao quí thì không mất đi mà trở thành bất tử. Gióng bay về trời là về với nguồn gốc cao đẹp của mình và chỉ nơi đó mới xứng đáng với người anh hùng.
- Nhân dân ngưỡng mộ, trân trọng: sống mãi với non sông.
3. Bánh chưng, bánh giầy.
* ý nghĩa của một số chi tiết:
- Lang Liêu nằm mộng gặp thần và được thần giúp đỡ: người nghèo tốt bụng thì được thần linh giúp đỡ.
- Lời dạy của thần: đề cao giá trị hạt gạo, đề cao sức lao động của con người.
- Lời vua nói về ý nghĩa của hai thứ bánh:
+ Tài năng và tấm lòng của vua, của Lang Liêu.
+ Khẳng định phong tục và truyền thống tốt đẹp cuat dân tộc Việt Nam.
Bài tập:
Bài 1: Hình ảnh nào của Gióng đẹp nhất trong em? Vì sao?
HS có thể chọn một trong những hình ảnh đẹp giàu ý nghĩa:
Gióng vươn vai thành tráng sĩ.
Gióng nhổ tre quật vào giặc.
Gióng cưỡi ngựa bay lên trời.
Bài 2: Hình tượng Thánh Gióng cho em những suy nghĩ gì về quan niệm và ước mơ của nhân dân.
* Gợi ý:
- TG là hình ảnh cao đẹp, lí tưởng của người anh hùng đánh giặc giữ nước theo quan
niệm của nhân dân. Gióng vừa rất anh hùng, vừa thật bình dị.
- TG là ước mơ của nhân dân về sức mạnh tự cường của dân tộc. Hình ảnh TG hiện
lên kì vĩ, phi thường, rực rỡ là biểu tượng cho lòng yêu nước, sức quật cường của dân tộc ta trong buổi đầu lịch sử chống ngoại xâm.
Bài về nhà:
“Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng
Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân!”
 (Tố Hữu)
 Dựa vào nội dung đoạn thơ, phát biểu cảm nghĩ của em về người anh hùng làng Gióng.
 ...................................................................... 

 Tiết 39-40
Tìm hiểu về thể loại truyền thuyết
(Tiếp theo)

4. Sơn Tinh, Thủy Tinh.
 a. Hoang đường: Mượn câu chuyện tình kì lạ, lãng mạn và nên thơ của Sơn Tinh và Thủy Tinh.
b. Hiện thực: Công cuộc giữ nước của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai.
- Thủy Tinh: kì ảo hóa - biểu trưng cho hiện tượng thiên tai, lũ lụt có tính chu kì (tháng 7, 8 ở đông bằng sông Hồng), sức công phá ghê gớm - thảm họa khủng khiếp của loài người.
- Sơn Tinh: sức mạnh, sự kiên quyết, bền bỉ chống đỡ cơn giận của TT. Đó chính là hình ảnh người Việt cổ trong công cuộc chế ngự, chinh phục thiên tai.
c. Chi tiết có ý nghĩa.
- “Nước sông dâng cao…bấy nhiêu”
-> Kì lạ, hoang đường
+ NT: so sánh, ẩn dụ.
=> Cảnh đánh nhau dữ dội và quyết liệt giữa ST, TT.
+ Cả hai đều thể hiện uy lực - sức mạnh vô biên:
Sự tàn phá khủng khiếp của thiên tai.
Nỗ lực sống còn, kiên cường, bất khuất của nhân dân trong việc bảo vệ cuộc sống của mình.
-> Khúc tráng ngợi ca công cuộc kháng chiến dung nước, giữ nước của ông cha.
5. Bánh chưng, bánh giầy.
- Giải thích nguồn gốc, phong tục làm bánh chưng bánh giầy vào dịp lễ Tết.
- Đề cao lao động, sản phẩm của nông nghiệp.
-> Sáng tạo văn hóa (phong tục tập quán rất đẹp), phong phú thêm đời sống tinh thần.
6. Sự tích Hồ Gươm.
a. Hoang đường: gươm thần, rùa vàng.
b. Hiện thực: cuộc khởi nghĩa đầy hào khí của nghĩa quân Lam Sơn chống lại giặc Minh do Lê Lợi đầu thế kỉ 15.
c. Thanh gươm thần.
- Sự xuất hiện kì lạ.
-> Yếu tố quan trọng làm nên chiến thắng.
* ý nghĩa: 
+ Sức mạnh đoàn kết.
+ Tính chất chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa. Niềm tin, đề cao người anh hùng áo vảI đất Lam Sơn.
+ Thanh gươm không chỉ để giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm mà nó là công cụ, vũ khí chiến đấu, vùng lên đánh giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
- ánh sáng của thanh gươm le lói trên mặt hồ.
+ Hào quang, niềm kiêu hãnh, tự tin.
+ Khí thế quyết tâm, lời răn đe đối với quân thù.
Bài tập: Trong các văn bản đã học, em thích nhất văn bản nào? Hình ảnh chi tiết nào gây ấn tượng sâu đậm trong em? Vì sao?
* Gợi ý:
Nên chọn những chi tiết, hình ảnh có ý nghĩa.
Bài về nhà: Kể lại một câu chuyện tổng hợp về thời vua Hùng bằng cách xâu chuỗi các câu chuyện, sự việc chính của các truyện.

...........................................................................................................................................



 Tiết 41-42 
Tìm hiểu chung về văn tự sự
Chữa bài về nhà:
Gợi ý:
Mở bài: Giới thiệu cuộc sống của người Việt cổ.
Thân bài:
+ Nguồn gốc cao quí, đẹp đẽ (CRCT)
+ Sự nghiệp chống ngoại xâm TG)
+ Sự nghiệp chế ngự, chinh phục thiên tai để bảo vệ cuộc sống bình yên (ST, TT)
+ Sáng tạo văn hóa: phong tục tập quán đẹp (BC, BG)
Kết bài: 
 + Trang sử hào hùng -> kiêu hãnh, tự tôn.
 + Tiếp tục phát huy truyền thống dân tộc.
II. Bài mới:
 1. Những yếu tố cơ bản trong văn bản tự sự. Đặc điểm, vai trò của mỗi yếu tố đó.
 a, Chủ đề: là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
 b, Nhân vật: biểu hiện ở lai lịch, tên gọi, chân dung. Nhân vật là kẻ thực hiện các sự việc; hành động, tính chất của nhân vật bộc lộ chủ đề của tác phẩm. Có nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.
 c, Sự việc: sự việc do nhân vật gây ra, xảy ra cụ thể trong thời gian, địa điểm, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Sự việc được sắp xếp theo trình tự nhất định. Sự việc bộc lộ tính chất, phẩm chất của nhân vật nhằm thể hiện tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
 d, Cốt truyện: là chuỗi các sự việc nối tiếp nhau trong không gian, thời gian. Cốt truyện được tạo bởi hệ thống các tình tiết, mang một nghĩa nhất định.
 e, Miêu tả: miêu tả làm nổi bật hành động, tâm trạng của nhân vật góp phần làm nổi bật chân dung nhân vật. 
 f, Yếu tố biểu cảm: biểu cảm nhằm thể hiện thái độ của người viết trước nhân vật, sự việc nào đó.
2. Các kĩ năng cơ bản khi làm bài văn tự sự:
	a, Tìm hiểu đề.
	b, Xác định chủ đề.
	c, Xây dựng nhân vật
	d, Xây dựng cốt truyện, sự việc, tình huống.
	e, Xác định ngôi kể, thứ tự kể.
	f, Lập dàn bài.
	g, Viết bài văn, đoạn văn
	 + Lời văn giới thiệu nhân vật: giới thiệu họ, tên, lai lịch, quan hệ, đặc điểm hình dáng, tính tình của nhân vật. (Kết hợp miêu tả để làm nổi bật chân dung nhân vật.)
	 + Lời văn kể sự việc: thì kể các hành động, việc làm, kết quả, sự thay đổi do hành động ấy đem lại.
 + Đoạn văn: cốt truyện được thể hiện qua một chuỗi các tình tiết. Mỗi tình tiết thường được kể bằng một đoạn văn. Mỗi đoạn văn có một câu chốt (câu chủ đề) nói lên ý chính của cả đoạn, các câu còn lại bổ sung, minh hoạ cho câu chủ đề. (Trong văn tự sự câu chủ đề thường là câu văn giới thiệu một sự việc nào đó).
Bài tập:
Em hãy vận dụng các thao tác kỹ năng cơ bản để làm bài văn tự sự theo đề bài dưới đây.
 Đề bài: Đất nước ta có nhiều loài cây quý, gắn bó với đời sống con người. Hãy chọn một loài cây quen thuộc và dùng cách nhân hoá để loài cây đó tự kể về đời sống của nó.
+ Gợi ý:
 - Chủ đề: Lợi ích của cây xanh đối với con người.
 - Nhân vật: Tre (cọ, dừa, lúa…) 
 - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất (tôi) 
 - Thứ tự kể: Thứ tự tự nhiên (trước - sau) 
 - Cốt truyện - sự việc: Xây dựng cốt truyện và sự việc phù hợp với loài cây mà mình lựa chọn.
 - Lâp dàn ý: Sắp xếp các sự việc đã xây dựng theo trình tự duới đây:
 + Mở bài: Giới thiệu khái quát về tên gọi, lai lịch, họ hàng 
 + Thân bài: 
Kể về đặc điểm sống, đặc điểm hình dáng ( theo đặc điểm đặc trưng của loài cây đã lựa chọn).
Kể về công dụng, ích lợi và sự gắn bó của loài cây đó đối với đời sống con người. 
Kể những suy nghĩ của loài cây đó về sự khai thác và bảo vệ của con người.
 + Kết bài: Mong muốn về sự phát triển và được bảo tồn trong tương lai.
Bài về nhà:
 Qua thực tế hoặc qua sách báo, em được biết câu chuyện về cuộc đời của những bà mẹ được nhà nước phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Em hãy kể lại câu chuyện về một trong các bà mẹ đó. 
- GV gợi ý cho HS một số điểm sau:
+ Xác định yêu cầu của đề:
 - Kể được câu chuyện về cuộc đời của một bà mẹ mà qua cuộc đời ấy người nghe, người đọc thấy hiên lên sinh động hình ảnh một bà mẹ anh hùng, xứng đáng với danh hiệu nhà nước phong tặng.
 - Biết chọn những tình tiết tiêu biểu, cảm động để làm rõ cuộc đời anh hùng của bà mẹ.
 + Lưu ý: 	
 - Cần hiểu rõ “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” là bà mẹ như thế nào ?
 + Đó là những bà mẹ có chồng và con hoặc có hai người con trở lên, hoặc một người con độc nhất đã hy sinh anh dũng trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.
 + Kể chuyện xoay quanh cuộc đời của bà mẹ, mẹ đã động viên chồng con ra đi chiến đấu, mẹ đã chịu đựng gian khổ, đau thương mất mát khi chồng con hy sinh để tiếp tục sống và lao động xây dựng Tổ quốc.
…………………………………………………………………………………………..

 Tiết 43-44
Luyện tập cách làm bài văn văn tự sự

1. Chữa bài về nhà:
 a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật - tên, địa chỉ của bà mẹ đã được nhà nước phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
 b. Thân bài:
 + Kể tóm tắt về mẹ:
 - Kể về đặc điểm tuổi tác, hình dáng, tính tình của mẹ 
 - Kể tóm tắt về hoàn cảnh gia đình mẹ trước đây (mình được nghe kể lại) mẹ có mấy người con? cuộc sống của gia đình mẹ lúc đó như thế nào?
 + Chọn kể một vài chi tiết, biến cố trong cuộc đời của mẹ (mà mình đã được nghe kể) 
 - Kể về những lần mẹ tiễn chồng, con ra trận (hoàn cảnh lịch sử của đất nước, thái độ tình cảm của mẹ, cuộc sống của mẹ sau khi người thân đã đi chiến đấu bảo vệ tổ quốc)
 - Kể chi tiết những lần mẹ nghe tin chồng con hy sinh (kể rõ mẹ đã chịu đựng và vượt lên đau thương mất mát như thế nào ? Sự quan tâm chia sẻ mọi người ra sao?
 + Kể về cuộc sống của mẹ hiện nay:
 - Kể tóm tắt buổi lễ trao danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”cho mẹ.
 - Kể về cuộc sống của mẹ hiện nay, sự đãi ngộ của nhà nước, sự quan tâm của các cơ quan đoàn thể đối với mẹ.
 c. Kết bài:
 Cảm nghĩ về sự hy sinh lớn lao của mẹ, suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân.
2. Bài mới:
I. Các kiểu chính.
 - Kể về một câu chuyện đã học.
 - Kể chuyện đời thường.
 - Kể chuyện tưởng tượng.
II. Tìm hiểu cụ thể về các kiểu bài tự sự.
 1. Kể lại một câu chuyện đã học.
 * Yêu cầu: 
 - Nắm vững cốt truyện
 - Kể chi tiết nội dung vốn có của câu chuyện.
 - Giữ nguyên nhân vật, bố cục của câu chuyện.
 - Phải có cảm xúc đối với nhân vật.
 * Các hình thức ra đề:
 a. Kể theo nguyên bản.
- Dạng đề: 
(1) Bằng lời văn của mình, em hãy kể lại truyện Thánh Gióng.
(2) Em hãy kể lại một câu chuyện mà em cho là lí thú nhất.
- Hướng giải quyết vấn đề: Dựa vào tác phẩm để kể lại nhưng không phải là sao chép. (Tìm và nhớ ý chính, sau đó diễn đạt bằng lời của mình)
 b. Kể sáng tạo.
 + Chuyển thể văn vần sang văn xuôi.
 VD: Từ nội dung bài thơ "Sa bẫy", em hãy kể lại câu chuyện.
 + Rút gọn.
 - Cách kể: Nắm ý chính, lướt qua ý phụ. Chuyển lời đối đáp của nhân vật (trực tiếp) thành lời gián tiếp.
 VD: Kể tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
 + Kể chuyện thay ngôi kể.
 - Thông thường trong truyện: ngôi 3 (gọi tên nhân vật, sự việc).
 - Thay ngôi (đóng vai): ngôi 1 (tôi, ta).
 - Tưởng tượng mình là một nhân vật trong truyện để kể lại. Cần chọn nhân vật chính hoặc nhân vật có khả năng bao quát toàn bộ câu chuyện.
 VD: Đóng vai thanh gươm thần để kể lại truyện Sự tích Hồ Gươm.
2. Kể chuyện đời thường.
 - Kể về những nhân vật, sự việc trong cuộc sống thực tế xung quanh, gần gũi với các em, biết do được chứng kiến hoặc nghe kể.
- Yêu cầu: 
 + Người kể phải tôn trọng người thực, việc thực nhưng cần lựa chọn những sự việc, diễn biến tiêu biểu để làm nổi bật tính cách, tâm hồn, tình cảm con người (nhân vật).
 + Tránh lối kể dàn trải, nhạt nhẽo, ít ý nghĩa.
 + Kể về người: phải làm nổi bật được nét riêng biệt của từng người (hình dáng, phẩm chất, tính cách, tấm lòng).
 + Kể việc: nguyên nhân, diễn biến, kết quả -> ý nghĩa.
 + Ngôi kể: xác định ngôi 1 hay ngôi 3.
 VD: 
 + Kể về một người thân của em. 
 + Kể một tiết học mà em thích.
 3. Kể chuyện tưởng tượng.
 - Kể những câu chuyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế -> có một ý nghĩa nào đó.
 - Yêu cầu:
 + Không biạ đặt tùy tiện.
 + Tưởng tượng trên cơ sở hiện thực làm cho sự tưởng tượng có lí, thể hiện được một ý nghĩa nào đó trong cuộc sống.
- Dạng đề:
 + Kể chuyện đã biết nhưng thêm những tình tiết mới, theo một kết cục mới. VD: Giấc mơ trò chuyện với lang Liêu.
 + Kể chuyện tưởng tượng về số phận và tâm tình của những con vật, sự vật. VD: Truyện sáu con gia súc tranh công.
 + Kể chuyện tương lai. VD: Tưởng tượng mười năm sau em về thăm lại mái trường hiện nay mình đang học.
Bài tập: Kể bác nông dân đang cày ruộng.
* Gợi ý:
a. Mở bài: 
- Giới thiệu bác nông dân.
- Em gặp bác cày ruộng ở đâu, lúc nào?
b. Thân bài:
- Có thể kể qua về gia cảnh của bác. (VD: Bác Ba đông con, nghèo khó nhưng chăm chỉ làm việc và hiền lành, nhân ái với mọi người).
- Kể về hình dáng, trang phục, nét mặt.
(VD: Hôm nay được tận mắt chứng kiến công việc của bác, em mới vỡ lẽ ra rằng: Tại sao da bác đen sạm và nhiều nếp nhăn như vậy. Bác mặc bộ áo nâu dản dị lấm tấm bùn, chiếc khăn mặt vắt qua vai để lau mồ hôi...).
- Hoạt động:
 + Tay cầm cày, tay cầm roi để điều khiển trâu.
 + Bước chân choãi ra chắc nịch.
 + miệng huýt sáo.
=> Hiện ra những luống cày thẳng tắp nằm phơi mình dưới nắng.
- Kể qua chú trâu: to tướng nhưng rất ngoa

File đính kèm:

  • docboi duong van.doc