Ôn tập học kì 2 - Đề 2 ( dạng đề thành phố Hải Phòng )

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập học kì 2 - Đề 2 ( dạng đề thành phố Hải Phòng ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HỌC KÌ 2 - ĐỀ 2 ( Dạng đề thành phố Hải Phòng )I. Trắc nghiệm khách quan ( 2 điểm ):Đọc phần trích và trả lời câu hỏi bằng cách chọn một chữ cái trước phương án đúng:“Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa ra lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình. Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm! ” Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng”.(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, tập 2) 1. Văn bản “Những ngôi sao xa xôi” được viết ở thời kỳ nào? A. Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp B. Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi C. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt D. Kháng chiến chống Mỹ thắng lợi 2. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Lập luận 3. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất số ít B. Ngôi thứ nhất số nhiều C. Ngôi thứ hai D. Ngôi thứ ba 4. Xét về mục đích nói, câu văn: “Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát” thuộc loại câu nào? A. Câu nghi vấn B. Câu trần thuật C. Câu cầu khiến D. Câu cảm thán 5. Phần trích: “Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát.” sử dụng phương tiện liên kết nào dưới đây? A. Dùng từ đồng nghĩa B. Dùng từ trái nghĩa C. Dùng từ gần nghĩa D. Phép lặp từ ngữ 6. Câu văn: “Một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn” có sử dụng biện pháp nghệthuật nào? A. So sánh B. Nhân hoá C. Ẩn dụ D. Nói quá 7. Từ nào dưới đây là từ tượng thanh? A. kiêu hãnh B. xa xăm C. khe khẽ D. lộn xộn8. Trong những đề bài sau, đề bài nào “không” thuộc bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?A. Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.B. Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”.C. Suy nghĩ từ câu “Có chí thì nên”.D. Suy nghĩ về hiện tượng bạo lực học đường hiện nay.II. Tự luận ( 8 điểm ):Câu 1: ( 2 điểm): Cho hai câu thơ:“Có đám mây mùa hạVắt nửa mình sang thu”.( Hữu Thỉnh, Sang thu, Ngữ văn 9)a. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên.b. Viết một đoạn văn ( từ 5 – 7 câu ) nêu hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ đó, câu kết đoạn có thành phần khởi ngữ.Câu 2: ( 6 điểm):Cảm nhận của em về những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình” qua lời người cha nói với con trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương.

File đính kèm:

  • docDe on luyen 3.doc