Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Một số kinh nghiệm
tổ chức hoạt động nhóm
trong dạy - học môn toán lớp 6-7
( Loại tiết dạy : Luyện tập- củng cố )
A. Đặt vấn đề :
 Trong đổi mới phương pháp dạy học hoạt động nhóm là một hoạt động không thể thiếu được trong mỗi tiết dạy . Việc tổ chức hoạt động nhóm chiếm một vị trí quan trọng , nó phù hợp với tinh thần và cách viết của SGK đổi mới ,thúc đẩy sự chủ động sáng tạo cuả học sinh và là một yêu cầu bắt buộc của đổi mới phương pháp bộ môn, đặc biệt là môn Toán lớp 6-7 .
 Tuy vậy trong thực tế việc tổ chức hoạt động nhóm gặp rất nhiều khó khăn :
- Về phía giáo viên : Việc xác định vai trò của người giáo viên trong hoạt động nhóm : Chia nhóm ,điều hành nhóm ,các tình huống có thể sử dụng trong hoạt động nhóm của các tiết dạy là một việc làm còn rất mới .Nhiều giáo viên đã bị phương pháp cũ ăn sâu thành đường mòn nên rất khó sửa .
- Về phía học sinh : Học sinh khối 6+ 7 còn nhỏ nên việc tự điều hành , tổ chức hoạt động nhóm là khó khăn ...v.v. Xuất phát từ những vến đề trên , tôi xin nêu ra một số kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động nhóm mà bản thân đã tự rut ra trong quá trình dạy Toán khối 6 -7.
B : nội dung sáng kiến 
I : Phương pháp chia nhóm : 
 1- Các nhóm vừa đủ để cho mỗi học sinh có thể tham gia tích cực vào quá trình hoạt động nhóm 
 - Để hoạt động nhóm có hiệu quả mỗi nhóm chỉ nên có từ 5- 7 học sinh ,nếu nhóm nhiều hơn sẽ có học sinh không được tham gia vào quá trình hoạt động nhóm .
 Ví dụ: Nếu nhóm có 10 học sinh khi giáo viên đưa ra nội dung công việc , việc bàn bạc là rất khó khăn ,dễ gây ồn ào hoặc chỉ có một số học sinh khá giỏi tham gia là chủ yếu, những em học sinh yếu sẽ không được làm việc, ỷ nại vào các bạn khác làm ,rõ ràng là kém hiệu quả .
 2: Phân công đều học sinh cho mỗi nhóm, đảm bảo mỗi nhóm đều có những học sinh cốt cán để có thể điều hành hoạt động của nhóm mình
- Ngòai ra các học sinh trung bình- yếu cũng được phân đều cho mỗi nhóm 
Ví dụ : Nếu mỗi nhóm chỉ có học sinh khá - giỏi thì khi giáo viên đưa ra nội dung công việc các em sẽ làm song sớm và sẽ gây rối . Trong khi đó nhóm có nhiều học sinh trung bình - yêú thì việc phát triển , giải quyết vấn đề là rất khó khăn dễ gây chán nản trong học tập .

 Vì vậy phân công đều học sinh cho các nhóm để nếu các em học sinh yếu không tự phát hiện vấn đề thì cũng theo dõi, dựa vào sự phát hiện vấn đề của các em học khá để giả quyết vấn đề .
 

3- Số lượng nhóm không quá nhiều để giáo viên có thể bao quát được hoạt động của tất cả các nhóm và có đủ thời gian để kiểm tra tổng kết , kết quả hoạt động của mỗi nhóm .
- Mỗi lớp chỉ nên có từ 4 đến 6 nhóm . Khi đó việc điều hành các nhóm sẽ thuận lợi, nếu nhiều hơn giáo viên sẽ không thể bao quát hết các hoạt đông cũng như khi tổng kết . Số lượng nhóm nhiều sẽ mất thời gian trong khi tiết học chỉ có 45 phút 
 4 - Đối với lớp ngồi một bàn từ 3 đến 4 học sinh thì cho 2 bàn là một nhóm để tránh sự di chuyển dẫn đến ồn lớp 
Một nhóm có thể chia làm 2 tổ hoạt động song song độc lập sau đó báo kết quả cho nhóm trưởng .
5 - Trong lớp không nhất thiết phải cố định số nhóm, với các bài tập không quá khó yêu cầu học sinh trả lời trong một thời gian ngắn giáo viên có thể cho : Các em ngồi cùng bàn bàn bạc với nhau sau đó ( 1 đến 2 phút đứng tại chỗ phát biểu - giáo viên ghi bảng )
II. Thời gian - số lần hoạt động nhóm trong một tiết học :
1 -Thời gian :
a , Thực tế cho thấy các bước của hoạt động nhóm bao gồm :
 - Giáo viên đưa ra câu hỏi trên bảng , bảng phụ , hoặc phiếu học tập cho từng nhóm 
 - Giáo viên giao nhiệm vụ và tổ chức hoạt động nhóm 
 - Các nhóm hoạt động : Trao đổi dưới sự điều hành của nhóm trưởng, Giáo viên bao quát chung các nhóm 
 - Học sinh về vị trí, các nhóm trưởng báo cáo kết quả, giáo viên tập hợp kết quả , kết luận vấn đề .
b, Như vậy thời gian phải đủ để đảm bảo cho học sinh thảo luận , bàn bạc có hiệu quả . Nếu kết thúc hoạt động nhóm quá nhanh học sinh chưa kịp thảo luận, các vấn đề chưa thông tỏ . Nếu quá dài sẽ ảnh hưởng đến thời gian của tiết học ( Riêng đối với tiết thực hành : thời gian cho mỗi lần hoạt động nhóm có thể dài hơn ) .
 Vì vậy cho mỗi lần hoạt động nhóm hợp lý là từ 5 đến 8 phút ( Nếu hoạt động nhóm rút ra định nghĩa, khái niệm thì thời gian tổng kết nhóm có thể dài hơn)
2, Số lần hoạt động nhóm .
 - Với tiết dạy lý thuyết có thể cho học sinh hoạt động nhóm từ 1 đến 2 lần nếu nhiều hơn sẽ không đảm bảo cho dạy lý thuyết cơ bản 
 - Với tiết dạy luyện tập có thể cho học sinh hoạt động nhóm nhiều hơn từ 2 đến 3 lần .
III. Vai trò của giáo viên đối với hoạt động nhóm 

1, Vai trò của giáo viên chủ nhiệm 
Giáo viên củ nhiệm giữ một vai trò quan trọng trong việc phân chia nhóm .


Vì giáo viên chủ nhiệm là người nắm rõ năng lực , trình độ , ý thức của từng em trong lớp mình nên giáo viên bộ môn có thể nhờ giáo viên chủ nhiệm tham mưu về hình thức chia nhóm , vị trí chỗ ngồi của học sinh , bầu nhóm trưởng thư ký .
2, Vai trò của giáo viên bộ môn .
Khi tổ chức hoạt động nhóm giáo viên bộ môn cần lưu ý :
a, Phải bao quát hết hoạt động của các nhóm , nhắc nhở những học sinh thiếu ý thức . Đảm bảo cho mọi học sinh đều tham gia vào quá trình hoạt động nhóm có hiệu quả 
Giáo viên không nên can thiệp sâu vào các hoạt động của học sinh,chỉ nên quan sát và nhận xét rút kinh nghiệm khi tổng kết hoạt động nhóm .
 Ví dụ : Nhóm này hoạt động nhanh - nhóm kia còn đùa nghịch 
b, Luôn sáng tạo trong bố trí nội dung công việc, hình thức giao việc cho các nhóm để tránh nhàm chán .
 Ví dụ : Sử dụng phiếu học tập , bảng phụ , tổ chức chơi trò chơi 
c , Sáng tạo trong phương pháp tổng kết nhóm để rút ra kiến thức cần đạt được 
 Ví dụ : Giáo viên có thể thu tất cả các bảng nhóm rồi so sánh kết quả 
 - Thu bảng ( Phiếu học tập ) của nhóm làm xong sớm để khuyến khích các nhóm còn lại .
 - Gọi đại diện nhóm lên phát biểu ý kiến 
 - Thi chấm nhanh kết quả giữa các nhóm 
 - Tuyên dương những nhóm hoạt động tíh cực - động viên những nhóm hoạt động chậm trên .
IV . Hoạt động nhóm với các loại tiết dạy .
1, Hoạt động nhóm trong kiểm tra bài cũ 
2, Hoạt động nhóm trong dạy định nghĩa , khái niệm .
3, Hoạt động nhóm trong dạyđịnh lý-tính chất
4, Hoạt động nhóm trong dạy luyện tập củng cố.
 Trong SGK mới, sau mỗi phần của bài đều có những bài tập để củng cố kiến thức ngay. Vì vậy trong các tiết dạy giáo viên không nhất thiết phải củng cốvào cuối giờ mà có thể củng cố kiến thức ngáyau mỗi phần dạy. Xuất phát từ cách viết của SGK mà gióa viên có thể cho học sinhhoạt động nhóm phù hợp.


a- Nếu không quá khó giáo viên có thể coi mỗi bàn là một nhóm nhỏ . Các em ngồi cùng bàn, bàn bài với nhau một đến hai phút, học sinh đứng tại chỗ phát biểu, giáo viên ghi bảng.
 Ví dụ : Tiết dạy : Định lý: 

 ...Hãy chỉ ra giả thiết - kết luận của định lý, vẽ hình? “ Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau”.
 GV: HS ngồi cùng bàn , bàn bài trong 1 đến 2 phút rồi đứng tại chỗ trả lời?
 
HS: phát biểu , GV ghi bảng.
b- Nếu tương đối khó học sinh trung bình, yếu không thể tư duy ngay được Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm.
 Ví dụ : Tiết dạy : “ Đại lượng tỷ lệ thuận ”
 - Chuẩn bị : HS bảng nhóm
 - Thời gian 5 phút
 - Nội dung công việc: 
 -Tổng kết nhóm: GV tập hợp kết quả, nhận xét rút ra cách giải bài Toán đại lương tỷ lệ thuận .

c,- Với mỗi bài dạy lý thuyết ngắn, cuối giờ có thể dành 10 đến 15 phút để học sinh luyện tập củng cố. Phần này Giáo viên chọn lọc một bài tập cho học sinh hoạt động nhóm.
+ Giáo viên có thể cho tất cả các nhóm làm một nội dung. Khi tổng kết bảng nhóm, có thể Giáo viên chọn một đến hai bảng nhóm để chữa ( Chọn một nhóm sai, một nhóm đúng để rút kinh nghiệm ) .
+ Hoặc có thể cho mỗi nhóm làm một câu trong bài tập đó. Khi tổng kết Giáo viên phải tổng kết hầu hết các nhóm: 
 Nhóm 1: Theo dõi bài tập của nhóm khác là một bài tập trắc nghiệm để nhận xét. ( các nhóm khác cũng vậy ).
+ Có thể cho dãy bàn ngoài làm một nội dung, dãy bàn trong làm một nội dung khác.
 Ví dụ : Tiết dạy “ Luỹ thừa của một số hữu tỷ” 
 Chuẩn bị : GV : Bảng phụ ; HS : Bảng nhóm
 Thời gian hoạt động : % phút
 Nội dung công việc : Bài tập 28- SGK Tr 19
 Nhóm 1, 2,3: Tính : và rút ra nhận xét về dấu của luỹ thừa với số mũ chẵn và lẻ của một số hữu tỷ âm
 Nhóm 4,5,6: Tính : và rút ra nhận xét về quan hệ giữa luỹ thừa bậc chẵn, bậc lẻ của hai số đối nhau
 Tổng kết nhóm: GV tập hợp kết quả hình thành chú ý: - Luỹ thừa bậc chẵn của một số hữu tỷ âm là một số hữu tỷ dương.
 - Luỹ thừa bậc lẻ của một số của một số hữu tỷ âm là một số hữu tỷ âm.
 - Luỹ thừa bậc chẵn của hai số đối nhau thì bằng nhau
 - Luỹ thừa bậc lẻ của hai số đối nhau thì đối nhau.

d- Để thay đổi không khí căng thẳng trong giờ học , Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: 
 Ví dụ : Bài dạy “ Số vô tỷ- khái niệm căn bậc hai”
 Chuẩn bị : GV : hai bảng phụ HS : phấn
 Thời gian : 3 phút
 Nội dung: Điền các số sau vào dấu .... cho thích hợp : 
 
 - 4; 4; -16; 16; 0,01; - 0,01; 25; - 25; 5 ; -5; -6; 6 
 ; ; 
 ; ; 
 
 GV tổng kết tuyên dương đội thắng.
C Kết thúc vấn đề.
 Bằng nhiều hình thức , nội dung phong phú, Giáo viên phải phát huy được tính hiệu quả của tổ chức hoạt động nhóm rong đổi mới phương pháp dạy - học môn Tóan sao cho các hoạt động nhóm mang lại hiệu quả cao, thiết thực đối với việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Tránh việc đổi mới phương pháp chỉ là hình thức, hoạt động nhóm giọi có, kém hiệu quả. Đây là một công việc khó khăn, đòi hỏi sự tìm tòi, dày công nghiên cứu của mỗi Giáo viên trong quá trình đổi mới phương pháp dạy Toán lớp 6-7 nói riêng và bộ môn Toán ỏ THCS nói chung./



Thuỵ Duyên ngày 10 tháng 11 năm 2003
 Người viết
 
 Vũ Thị Hồng Nhung


xác nhận của nhà trường


































































































File đính kèm:

  • docMot so kinh nghiem to chuc hoat dong nhom trong day hoc mon toan lop 67 .doc
Đề thi liên quan