Ma trận đề kiểm tra học kỳ II môn:ngữ văn 8 năm học: 2012- 2013 Trường THCS Bưng Bàng

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề kiểm tra học kỳ II môn:ngữ văn 8 năm học: 2012- 2013 Trường THCS Bưng Bàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT TÂN CHÂU
TRƯỜNG THCS BƯNG BÀNG
	
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN:NGỮ VĂN 8
NĂM HỌC: 2012- 2013 

Cấp độ

Tên chủ đề
(nội dung, chương…)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng
Chủ đề 1:Văn học
- Nghị luận trung đại Việt nam. 


- Thơ Việt Nam 
 ( 1900 – 1945)
- Nhớ được tác giả, tác phẩm, thể loại, đặc điểm của thể loại,nội dung cơ bản của tác phẩm đã học. 





- Hiểu và phân tích được giá trị nội dung, nghệ thuật của một số câu thơ hoặc một bài thơ ngắn đã học.


Số câu: 2
Số điểm: 2 
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 1 
Tỉ lệ: 10% 
Số câu: 1
Số điểm: 1 
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 0
Số điểm:0 
Tỉ lệ: 0%
Số câu: 2
Số điểm:2 
Tỉ lệ: 20 %
Chủ đề 2:Tiếng Việt
 Ngữ pháp
- Các loại câu ( câu trần thuật, câu cảm thán, cầu cầu khiến, câu nghi vấn…)

- Nhớ được đặc điểm hình thức và chức năng của các câu: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán…). Lấy được VD minh họa.










.















Số câu: 2
Số điểm:2
Tỉ lệ: 20% 
Số câu: 1
Số điểm: 2 
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 0
Số điểm: 0 
Tỉ lệ: 0%
Số câu:0
Số điểm:0 
Tỉ lệ: 0 %
Số câu: 2
Số điểm:3 
Tỉ lệ: 30 %
Chủ đề 3:Tập làm văn.
Văn nghị luận (có kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm)












Biết viết bài văn nghị luận có kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm phù hợp. 







Số câu: 1
Số điểm: 6
Tỉ lệ: 60 % 
Số câu: 0
Số điểm: 0 
Tỉ lệ: 0%
Số câu: 0
Số điểm:0 
Tỉ lệ: 0 %
Số câu: 1
Số điểm: 6 
Tỉ lệ:60 %
Số câu:1
Số điểm:6 
Tỉ lệ: 60%
Tổng số câu: 4
Tổng số điểm:10
Tỉ lệ: 100 %
Số câu:2
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 6
Tỉ lệ: 60 %
Số câu: 4
Số điểm: 10 
Tỉ lệ: 100 %
---------------Hết----------------
Duyệt của BGH Giáo viên ra đề
 PHÒNG GD-ĐT TÂN CHÂU
TRƯỜNG THCS BƯNG BÀNG

 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN:NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2012- 2013 
 Thời gian: 90 phút 
 ( Không kể thời gian phát đề)


 I/ Văn – Tiếng Việt: ( 4 điểm)
Câu 1: (1 điểm): Văn bản “ Hịch tướng sĩ” là của tác giả nào? Em hiểu gì về thể “ Hịch”? Tác giả viết bài “ Hịch tướng sĩ” nhằm mục đích gì? ( 1)
Câu 2: ( 2 điểm): Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn ( chức năng chính và các chức năng khác)? Lấy ví dụ minh họa? ( 1)
Câu 3: ( 1 điểm): Những câu thơ sau trích từ bài thơ nào, của ai? Phân tích ngắn gọn nét nổi bật trong nội dung và nghệ thuật của những câu thơ đó? (2)
 “ ...
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
 Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
 Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...”

 II/Tập làm văn: ( 6 điểm)
Câu 4: ( 6 điểm): Hãy viết một bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như: cờ bạc, tiêm chích ma túy hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh...( 3)



---------------Hết----------------



Duyệt của BGH Giáo viên ra đề

















PHÒNG GD-ĐT TÂN CHÂU
TRƯỜNG THCS BƯNG BÀNG

ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN:NGỮ VĂN 8
NĂM HỌC: 2012 - 2013 

Câu
Nôi dung
Điểm

Câu 1








Câu 2


















Câu 3











Câu 4



Phần I: Văn - Tiếng Việt: 
HS cần nêu được:
- Văn bản “ Hịch tướng sĩ” là của Trần Quốc Tuấn
- Hịch: Là thể văn chính luận trung đại, có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dùng để khích lệ tình cảm, tinh thần đấu tranh chống kẻ thù.
- Tác giả viết bài “ Hịch tướng sĩ” nhằm mục đích kêu gọi tướng sĩ học tập “Binh thư yếu lược”, sẵn sàng đối phó với âm mưu của giặc Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai ( 1985)
HS cần nêu được:
- Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn: 
+ Có những từ nghi vấn ( ai, gì, nào, sao, tại sao, à, ư, hà, chứ, (có)...không, ( đã)...chưa,...) hoặc có từ hay ( nối các vế có quan hệ lựa chọn).
+ Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
+ Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. 
- Chức năng của câu nghi vấn:
+ Chức năng chính của câu nghi vấn: Dùng để hỏi.
+ Những chức năng khác của câu nghi vấn:Dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,...và không yêu cầu người đối thoại trả lời.
- HS lấy được VD minh họa
Chẳng hạn:
+ Bác có khỏe không ạ? ( Hỏi): Chức năng chính.
+ Bạn có thể chỉ giúp tôi cách làm bài tập này được không? ( Cầu khiến): Chức năng khác.
HS cần nêu được:
- Những câu thơ trích từ bài thơ “ Quê hương” của Tế Hanh.
- Nét nổi bật trong nội dung, nghệ thuật củ những câu thơ:
+ Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá thật khỏe khoắn, mạnh mẽ, hùng tráng, đầy sức sống đem theo cả linh hồn làng chài bằng hình ảnh cánh buồm trắng giương to nơi gió biển bao la.
+ Hình ảnh so sánh độc đáo, bất ngờ ( chiếc thuyền với con tuấn mã, cánh buồm với mảnh hồn làng); miêu tả tài tình; dùng nhiều động từ mạnh ( phăng, vượt, rướn...) 
Phần II: Tập làm văn:
a. Mở bài: 
 - Giới thiệu được vấn đề nghị luận (tệ nạn xã hội mà HS lựa chọn để viết)

b.Thân bài: 
- HS cần làm sáng tỏ vấn đề đã nêu bằng những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Lập luận cần chặt chẽ.
VD – cần làm rõ cho các luận điểm
+ Biểu hiện của tệ nạn xã hội đó là gì?
+ Tác hại của tệ nạn xã hội đó với bản thân, gia đình, xã hội.
+ Cần làm gì để bài trừ nhanh chóng, hiệu quả tệ nạn đó.
...
- HS cần làm sáng tỏ các luận điểm bằng những đoạn văn có lí lẽ, dẫn chứng chân thực, sắc bén, có sức thuyết phục. Vận dụng một trong hai cách trình bày luận điểm thông thường nhất: diển dịch hoặc qui nạp.
- HS phải biết kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm một cách phù hợp để làm tăng thêm sức thuyết phục cho bài văn.
c. Kết bài:
- Chốt lại vấn đề nghị luận, đưa ra lời khuyên bổ ích nhất cho tất cả mọi người.

4 điểm
1 điểm
0,25đ
0,25đ


0,5đ



2 điểm
1đ







0,5đ




0,5đ




1 điểm




0,5 đ


0,5 đ


6 điểm
1đ



4đ















1đ



---------------Hết----------------


Duyệt của BGH Giáo viên ra đề

File đính kèm:

  • docDe thi HKII ngu van 8 NH 2012 2013.doc