Ma trận đề kiểm tra học kì II môn: ngữ văn 9 năm học 2012 - 2013

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1859 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề kiểm tra học kì II môn: ngữ văn 9 năm học 2012 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 9
Năm học 2012 - 2013
 Mức độ 

Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
cấp độ thấp
vận dụng
cấp độ cao
Cộng

1. Văn học
- Thơ hiện đại Việt Nam

- Nhớ được một đoạn thơ đã học
-Phương thức biểu đạt trong văn bản.
- Nhận ra các biện pháp tu từ trong văn bản.
- Trình bày được những nét cơ bản về 1 tác giả 










Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
số câu: 1
số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%



số câu: 1
số điểm:1,5
Tỉ lệ: 15%
2. Tiếng Việt
- Khởi ngữ
- các biện pháp tu từ
- Nghĩa tường minh và hàm ý
- Nêu được đặc điểm của thành phần khởi ngữ, thành phần tình thái ; xác định được khởi ngữ, thành phần tình thái trong câu.
- Giải thích được nội dung của một hàm ý.









Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
số câu : 1
số điểm: 1.5
Tỉ lệ:15%
số câu: 1
số điểm:1.0
Tỉ lệ:10%


số câu: 2
số điểm: 2.5
Tỉ lệ : 25 %
3. Tập làm văn
- Tạo lập bài văn nghị luận về đoạn thơ (bài thơ)



- Viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ (hoặc bài thơ) 

Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %



số câu : 1
số điểm : 6
số câu : 1
số điểm : 6,0
Tỉ lệ : 60 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
số câu : 2
số điểm : 3
Tỉ lệ 30%
số câu : 1
số điểm :1
Tỉ lệ 10 %

số câu : 1
số điểm : 6
Tỉ lệ 60 %
số câu : 4
số điểm: 10
Tỉ lệ 100 %








PHÒNG GD - ĐT BỐ TRẠCH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KÌ II
TRƯỜNG THCS HOÀN TRẠCH Năm học: 2012 – 2013
 Môn: Ngữ văn 9
Mã đề: 01 Thời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian phát đề)
(Học sinh làm bài vào tờ giấy thi.Cần ghi rõ họ tên, lớp, môn thi và mã đề vào tờ giấy làm bài)

 Đề ra
	Câu 1: (1,5 đ)
	a) Chép lại đúng, đẹp khổ cuối bài thơ "Sang thu" đã học. 
	b) Khổ thơ này được viết theo phương thức biểu đạt nào? 
	c) Cho biết trong khổ thơ những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng? 
	d) Nêu những nét cơ bản về tác giả bài thơ?
	Câu 2. (1,5 đ) 
	Nêu công dụng của thành phần tình thái ?
	Xác định thành phần tình thái có trong những câu sau:
	a) Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi.
 ( Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
	b) Có người khẽ nói:
 - Bẩm, dễ có khi đê vỡ! 
 Ngài cau mặt, gắt rằng:
 - Mặc kệ! 
 ( Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay) 	Câu 3 (1đ) Giải thích nội dung hàm ý trong câu ca dao sau:
	Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
	 Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
	Câu 4 (6 đ)
	Cảm nhận và suy nghĩ của em về 2 khổ thơ sau đây trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải.
	Ta làm con chim hót
	Ta làm một nhành hoa
	Ta nhập vào hoà ca
	Một nốt trầm xao xuyến.

	Một mùa xuân nho nhỏ
	Lặng lẽ dâng cho đời
	Dù là tuổi hai mươi
	Dù là khi tóc bạc.




 PHÒNG GD - ĐT BỐ TRẠCH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KÌ II
 TRƯỜNG THCS HOÀN TRẠCH Năm học: 2012 – 2013
 Môn: Ngữ văn 9
Mã đề: 02 Thời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian phát đề)
(Học sinh làm bài vào tờ giấy thi.Cần ghi rõ họ tên, lớp, môn thi và mã đề vào tờ giấy làm bài)

Đề ra
	Câu 1: (1,5 đ)
	a) Chép lại đúng, đẹp khổ đầu bài thơ "Sang thu" đã học. 
	b) Khổ thơ này được viết theo phương thức biểu đạt nào? 
	c) Cho biết trong khổ thơ những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng? 
	d) Nêu những nét cơ bản về tác giả bài thơ?
	Câu 2. (1,5 đ) 
	Khởi ngữ có những đặc điểm gì ?
	Xác định khởi ngữ có trong những câu sau:
	a) Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế. Nghị Lại, người ta sợ cái uy của đồng tiền.
 (Nguyễn Công Hoan)
	b) Thuốc, ông giáo ấy không hút, rượu, ông giáo ấy không uống.
 (Nam Cao)
	Câu 3 (1đ) Giải thích nội dung hàm ý trong câu ca dao sau:
	Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
	 Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
	Câu 4 (6 đ)
	Cảm nhận và suy nghĩ của em về 2 khổ thơ sau đây trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải.
	Ta làm con chim hót
	Ta làm một nhành hoa
	Ta nhập vào hoà ca
	Một nốt trầm xao xuyến.

	Một mùa xuân nho nhỏ
	Lặng lẽ dâng cho đời
	Dù là tuổi hai mươi
	Dù là khi tóc bạc.










3. Đáp án và biểu điểm:
 
Câu
Yêu cầu về kiến thức
Điểm


Câu 1
a. HS chép chính xác khổ cuối và khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
0,25

b. Khổ thơ được viết theo phương thức biểu đạt Miêu tả kết hợp với biểu cảm
0,25

c. Đề 01:Trong khổ thơ đầu tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật sau:
 + Từ láy: Chùng chình.
 + Phép nhân hóa: Sương chùng chình qua ngõ.
 Đề 02:Trong khổ thơ cuối tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật sau:
+ Liệt kê : nắng, mưa, sấm, hàng cây.
+ dùng các phó từ chỉ thời gian : vẫn, đã, cũng.
+ Ẩn dụ : mượn hình ảnh hàng cây đứng tuổi để nói về con người từng trải (HS có thể xác định là dùng hình ảnh tượng trưng vẫn coi là đáp án đúng) 



0.5
0.5


0,25
0,25
0,5

d. Nêu được những nét cơ bản sau :
Hữu Thỉnh sinh năm 1942 quê ở Tam Dương - Vĩnh Phúc, là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông là người viết nhiều, viết hay về mùa thu và con người, cuộc sống ở làng quê. Hiện ông là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam.


0,25

Câu 2
Đề 1: Nêu được công dụng của thành phần tình thái: dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Đề 2:
- Nêu được 2 đặc điểm của khởi ngữ:
+ Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
+ Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ : về, đối với, còn… 


0.5



0,25

0,25

- Xác định đúng các thành phần tình thái có trong 2 câu:
a. Ngẫm ra.
b. Có khi

- Xác định đúng các khởi ngữ có trong 2 câu:
a. Quan; Nghị Lại
b. thuốc; rượu



0,5
0,5
0,5
0,5


Câu 3
Giải thích hàm ý có trong câu ca dao: câu ca dao nêu lên một sự thật hiển nhiên :
Trạch thường sống và đẻ ở dưới nước
Sáo sống và đẻ trứng vào tổ trên ngọn cây.
à nên hàm ý rút ra là một lời từ chối (không bao giờ có chuyện ta lấy mình)


0,25
0,25
0,5







Câu 4


 Yêu cầu chung
* Hình thức :
- Viết đúng thể loại văn nghị luận về 1 đoạn thơ (bài thơ).
- Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để đưa ra những nhận định, đánh giá về đoạn thơ.
- Bố cục rõ ràng, đầy đủ 3 phần, hành văn trong sáng.
- Triển khai luận điểm, luận cứ một cách phù hợp.
* Nội dung:
Hai khổ thơ chính là lời tâm niệm của nhà thơ, là khát vọng cao đẹp của tác giả Thanh Hải : được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé cảu mình cho cuộc đời chung.


Dàn bài


* Mở bài : 
- Giới thiệu khái quát về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, vị trí của 2 khổ thơ trong văn bản.
- Khái quát nội dung cảm xúc của đoạn thơ: 2 khổ thơ nói lên điều tâm niệm chân thành, khát vọng cao đẹp của tác giả là được sống, cống hiến hết mình cho đất nước, cho cuộc đời…)

1đ
(0,5)


(0,5)

* Thân bài : Lần lượt trình bày những suy nghĩ , đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
4đ


Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận
 - Trước cảm xúc say sưa, ngây ngất về mùa xuân thiên nhiên đất trời; cảm xúc tự hào, yêu mến về mùa xuân đất nước - cách mạng Thanh Hải đã bộc lộ ước nguyện chân thành, tha thiết.



 (1)


- Khổ thơ thứ nhất: là 1 ước nguyện thật giản dị nhưng vô cùng cao đẹp :
 Ta làm con chim hót
	 Ta làm một nhành hoa
	 Ta nhập vào hoà ca
	 Một nốt trầm xao xuyến.


+ Chỉ ra được biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ: điệp ngữ (ta làm) và tác dụng của nó : diễn tả sâu sắc niềm mong ước của nhà thơ.
(0,25)

Nhà thơ muốn làm một con chim hót để mang đến niềm vui cho cuộc đời, muốn làm 1 cành hoa để tô dẹp cho cuộc sống (hơn nữa có thể đó là bông hoa sắc tím mang dáng dấp xứ Huế mộng mơ - quê hương tác giả). Đặc biệt Thanh Hải còn muốn làm một nốt nhạc song không phải là một nốt cao, nốt bổng mà là 1 nốt nhạc trầm trong bản hoà ca làm xao xuyến, lay động lòng người. 


(0,75)

+ Ước muốn của tác giả ở khổ thơ này (làm chim hót, cành hoa) còn tạo ra một sự ứng đối chặt chẽ với khổ thơ thứ nhất của bài thơ vì có những hình ảnh được nhắc lại.

(0,25)

+ Khẳng định đó là khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống và thiên nhiên tươi đẹp của đất nước.
(0,25)

- Khổ thơ thứ hai: Tác giả thay lời rất nhiều người nói lên mong ước bình dị, khiêm nhường, đáng quý.
 Một mùa xuân nho nhỏ
	Lặng lẽ dâng cho đời
	Dù là tuổi hai mươi
	Dù là khi tóc bạc.




(0,25)

+ Đánh giá về sự thay đỏi đại từ xưng hô: từ Tôi (ở đầu bài thơ) là số ít (tác giả) sang Ta : số nhiều, nhiều người để nói lên 1 ước nguyện cao đẹp chung của nhiều người, nhiều lứa tuổi, nhiều thế hệ
(0.5)

+ Chỉ ra ngệ thuật : dùng từ láy (nho nhỏ, lặng lẽ), điệp từ (dù là) để thấy được khát vọng cống hiến không mệt mỏi từ lúc còn trẻ đến lúc đã già, từ lúc tóc còn xanh đến khi mái đầu đã bạc (trọn đời).
(0,5)

+ Nhận xét cách cống hiến được đề cập trong khổ thơ: lặng lẽ dâng: dâng hiến một cách âm thầm, bền bỉ, không cần phải khoa trương à vẻ đẹp tâm hồn.

(0,25)

* Kết bài : Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ và liên hệ bản thân
1đ

- Khái quát giá trị, ý nghĩa đoạn thơ: Với thể thơ 5 chữ, dùng nhiều biện pháp nghệ thuật mang lại hiệu quả cao, giọng điệu chân thành, tha thiết …đoạn thơ đã thể hiện được niềm mong ước sống có ích, dâng hiến một cách trọn vẹn của Thanh Hải và cũng là của rất nhiều người đối với đất nước, với xã hội.


(0,5)

- Liên hệ bản thân: + Học tập được gì từ cách sống của Thanh Hải
 + Những việc làm thiết thực của bản thân trong học tập, trong cách ứng xử với mọi người để thực hiện ước nguyện cao đẹp đó…

(0.5)

File đính kèm:

  • docKT HKII Van7.doc
Đề thi liên quan