Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2012 môn thi: ngữ văn 12 trung tâm giáo dục thường xuyên

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 912 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2012 môn thi: ngữ văn 12 trung tâm giáo dục thường xuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đáp án đề thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn năm 2012 Hệ GDTX
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------------------------
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2012
Môn thi: Ngữ Văn – Giáo dục thường xuyên
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
 
Câu 1. (2,0 điểm)
Tóm tắt truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (phần trích trong sách Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – từ năm 2008 đến năm 2011).
Câu 2. (3,0 điểm)
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về long tự trọng của con người trong cuộc sống.
Câu 3. (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
 
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương
 
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
(Ngữ văn 12, Tập một, tr. 155 – 156, NXB Giáo dục – 2009)
----------Hết----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm

Đáp án đề thi tốt nghiệp môn văn năm 2012 hệ GDTX được cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất từ thầy cô giáo bộ môn Văn.
Lịch thi môn văn tốt nghiệp THPT năm 2012:
Ngày
Buổi
Môn thi
Thời gian làm bài
Giờ phát đề thi cho TS
Giờ bắt đầu làm bài
02/6/2012
sáng
Ngữ Văn
150 phút
7 giờ 15
7 giờ 30
Gợi ý Giải câu 1:
Tóm tắt VỢ NHẶT (1955) – Kim Lân (in trong tập Con chó xấu xí, 1962)Giữa lúc xóm ngụ cư xơ xác, tiêu điều trong nạn đói đầu năm 1945, vào một buổi chiều tà, Tràng- một người nông dân nghèo, luống tuổi, thô kệch, lại dở hơi- dẫn một người phụ nữ về nhà.Vì đang lâm cảnh ngộ đói rách cùng đường nên chỉ qua vài lần gặp gỡ với một vài câu nói đùa, rồi cắm đầu ăn một chặp hết bốn bát bánh đúc do Tràng “chiêu đãi”, người phụ nữ này ưng thuận theo không anh về nhàMẹ Tràng (bà cụ Tứ) đón nhận người con dâu trong tâm trạng vừa buồn vừa mừng, vừa lo âu, vừa hi vọng nhưng không hề tỏ ra rẻ rúng người phụ nữ đã theo không con mình.Đêm tân hôn của họ diễn ra trong không khí chết chóc, tủi sầu từ xóm ngụ cư vọng tới Sáng hôm sau, một buổi sáng mùa hạ, nắng chói lói. Bà cụ Tứ và cô dâu mới xăm xắn dọn dẹp, quét tước trong ngoài. Trước cảnh ấy, Tràng cảm thấy mình gắn bó và có trách nhiệm với cái nhà của mình và thấy mình nên người, trông người vợ đúng là một người phụ nữ hiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như lần đầu gặp nhau. Bà cụ Tứ hồ hởi đãi hai con vài bát cháo loãng và một nồi chè cám.Qua lời kể của người vợ, Tràng dần dần hiểu được Việt Minh và trong óc Tràng hiện lên hình ảnh đám người đói kéo nhau đi phá kho thóc Nhật, phía trước là một lá cờ đỏ bay phất phới.
Gợi ý Giải câu 2:
Lòng tự trọng Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người. Đó là luôn chú ý giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, có thiên lương, có tư tưởng nhân nghĩa, không bao giờ làm điều xấu, việc ác. Xưa nay, trong các gia đình tử tế, sống có nền nếp, có gia phong tốt đẹp, các bậc ông bà, cha mẹ thường khuyên dạy con cháu phải có lòng tự trọng: “Giấy rách phải giữ lấy lề”, “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, “Miếng ăn quá khẩu thành tàn”... Có cụ bà gia đình gia giáo dạy con: “Làm bất cứ công việc gì và dù ở đâu, ngay cả những khi chỉ có một mình, cũng phải nghĩ rằng luôn luôn có quỷ thần hai vai chứng giám”. Có thể nêu ra rất nhiều biểu hiện của lòng tự trọng: Không tham tiền bạc, của cải bất chính; Nhặt được của rơi, trả lại người mất; Lỡ va quệt xe cộ vào người đi đường thì đỡ người ta dậy, hỏi han và xin lỗi hoặc đưa vào bệnh viện; Đi xe không lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, thực hiện tốt văn hóa giao thông; ăn nói và trang phục lịch sự, khiêm nhường; không buôn gian bán lậu, không tăng giá vô tội vạ để bóp hầu bóp cổ đồng bào của mình... Người có lòng tự trọng biết xấu hổ khi lỡ xảy ra điều gì sai trái và có ý thức sửa chữa đến cùng. Nói rộng ra, người có lòng tự trọng cũng không bao giờ mua chức, bán danh hoặc luồn cúi trước uy quyền để cầu cạnh, tư lợi.Người có lòng tự trọng bởi tiếp thụ được sự giáo dục đúng đắn, chu đáo, tốt đẹp trước hết từ ngay trong gia đình mình. Chẳng thế mà cổ nhân đã dạy rất chí lý: “Giỏ nhà ai, quai nhà ấy” hoặc “Con nhà tông, chẳng giống lông cũng giống cánh”... Gia đình có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, nhân phẩm cho con em. Gia đình chính là trường học đầu tiên và cha mẹ chính là người thầy giáo đầu tiên của mỗi người! Tiếp liền với giáo dục gia đình là giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Ba môi trường giáo dục này có trong sáng, lành mạnh và có phương pháp giáo dục tốt thì mỗi người mới có lòng tự trọng, mới có những phẩm cách tốt đẹp. Tuy nhiên, bản thân mỗi người cũng phải biết tự giáo dục mình, tự điều chỉnh hành vi của mình theo truyền thống đạo lý dân tộc và lối sống văn minh mới có thể đạt tới cái Chân - Thiện - Mỹ.Nhìn thẳng vào sự thật và dám nói lên sự thật thì phải chăng người Việt mình hiện nay, trong mặt trái của công cuộc “mở cửa” và sự sơ khai của nền kinh tế thị trường đã xuất hiện rất nhiều người thiếu lòng tự trọng? Tôi nhớ câu nói của Tê-rếch Sam, cô gái gốc Việt xinh đẹp từ nước Anh về Hà Nội dự chung kết cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam. Ngồi xe con đi trên đường phố Hà Nội hỗn loạn vì xe cộ, nhiều lúc cô thót tim vì sợ tai nạn giao thông có thể đến với mình bất cứ lúc nào. Có nhà báo hỏi: “Trước khi trở về Anh quốc, cô có nhận xét gì sau những ngày ở Việt Nam và Hà Nội?”, Tê-rếch Sam trả lời rất chân thành và hồn nhiên: “Em nghĩ là mỗi người nên có lòng tự trọng khi tham gia giao thông!”. Cũng nhận xét về tình trạng giao thông quá bát nháo ở Việt Nam, nữ văn sĩ nổi tiếng người Đức, bà Y-u-li Giê-ni, sau 4 tuần du lịch ở Việt Nam, đã viết cuốn sách rất thu hút độc giả Đức nhan đề:Nhật ký du lịch Việt Nam. Bà mô tả cảnh giao thông ở Việt Nam và Hà Nội “quay cuồng như một màn xiếc tập thể” và “như một nồi súp cực nóng” khiến bà hoảng loạn. Và bà kết luận: “Tham gia giao thông ở Việt Nam cần ý chí dũng cảm và không sợ chết”. Gần đây, nhiều tờ báo có tên tuổi của ta đã có diễn đàn và chuyên đề phê phán những thói hư tật xấu của người Việt với những bài viết chân thành, thẳng thắn. Đấy là những người viết trung thực và có lòng tự trọng, mong muốn bồi dưỡng và nâng cao lòng tự trọng đích thực của dân tộc mình, để xây đắp nền văn hóa dân tộc.Càng có nhiều người có lòng tự trọng thì xã hội càng tốt đẹp, đất nước mới phát triển ổn định và bền vững; danh dự giống nòi càng được bè bạn quốc tế yêu mến, khâm phục. 
Gợi ý Giải câu 3:
Khổ thơ thứ 5:“ Con sóng dưới lòng sâuCon sóng trên mặt nướcÔi con sóng nhớ bờNgày đêm không ngủ đượcLòng em nhớ đến anhCả trong mơ còn thức”Đây là khổ thơ có số lượng câu thơ nhiều nhất trong bài, 6 câu thơ đứng giữa bài thơ, như một đợt sóng lòng cồn lên cao nhất từ tâm điểm của bào thơ. 4 câu đầu cái tôi trữ tình nhập vào sóng để giãi bày tâm sự. Hai câu sau cái tôi trữ tình tách ra để bày tỏ lòng mình , nhập vào rồi tách ra như vậy tuy hai mà vẫn là một trong một dòng cảm xúc tuôn chảy.- Âm điệu cùng nghệ thuật điệp từ, điệp câu đã miêu tả con sóng ở những tầng bậc khác nhau trong không gian , trong thời gian. Con sóng trên mặt nước là con sóng dễ nhận thấy. Con sóng dưới lòng sâu là sóng ngầm, sóng lòng. Và con sóng đã được nhân hóa. Mạch cảm xúc thơ vẫn từ hình tượng sóng – con sóng trong không gian biển cả . Nhịp sóng như vang lên trong từng câu thơ. Con sóng cứ trở đi trở lại như một điệp khúc. Lời thơ tràn ngập, dào dạt tiếng sóng, sóng biển và sóng lòng giăng mắc. Xuân Quỳnh ngẫm về sóng là để nghĩ về mình, hiểu tình yêu của mình.- Con sóng có tâm trạng vơi đầy thương nhớ. Sóng nhớ bờ. Bờ là nơi đến của sóng. Sóng và em như nhập vào nhau là một để diễn tả nỗi nhớ. Sóng nhớ bờ như em nhớ anh. Nhà thơ Xuân Diệu đã khẳng định nỗi nhớ của mình khi xa cách người thương:“ Tả mây tả cát sao bằngTả anh thương nhớ lòng giăng vạn trùng”( Đêm trăng Hắc Hải)Xuân Quỳnh cũng vậy , bà đã nhập vào sóng để nói lên nỗi nhớ của mình:“ Lòng em nhớ đến anhCả trong mơ còn thức”- Sáu câu thơ trong một khổ thơ thì có hai câu người phụ nữ tự nói lên tình yêu của mình đối với người mình yêu. Trên mượn sóng để nói hộ mình. Đến đây, tình yêu mãnh liệt đã thôi thúc trái tim tự hát thành lời. Có tăng thêm ngôn ngữ, bài hát có tăng thêm nốt nhạc điều ấy cũng là lẽ thường tình vì nỗi nhớ trong tình yêu không ngôn ngữ nào có thể diễn tả hết được. Nhớ là biểu hiện của tình yêu, là thước đo của tình yêu. Người phụ nữ trong bài thơ nhớ đến trăn trở, khắc khoải, day dứt không nguôi triền miên theo thời gian. Trong giấc mơ vẫn còn niềm thao thức. Nỗi nhớ da diết thường trực vô tận trong lòng. Câu thơ không có một từ “ yêu” mà vẫn toát lên một tình yêu cháy bỏng dạt dào. Đặc biệt không phải là em nhớ, mà là “ lòng em nhớ” thế mới là sâu sắc.- Hai câu thơ là lời tự hát của một trái tim phụ nữ về tình yêu với người mình yêu. Tình yêu của người phụ nữ trong bài thơ thật mãnh liệt , chủ động bày tỏ tình cảm của mình. Đó là vẻ đẹp của sự bạo dạn, mới mẻ, đắm say. Trái tim của người phụ nữ không cần úp mở nữa. Nó đã đòi nói thật.Khổ thơ 6 + 7:“ Dẫu xuôi về phương bắcDẫu ngược về phương namNơi nào em cũng nghĩHướng về anh – một phương”- Xuân Quỳnh diễn tả thêm tình yêu của mình cho trọn vẹn. Hình như thể hiện tình yêu bằng nỗi nhớ vẫn chưa yên tâm, mà phải diễn đạt sao đây cho đủ, cho đến tận cùng nỗi nhớ vì thế hai khổ thơ này xuất hiện.- Khổ thơ có những cặp từ trái nghĩa : “ dẫu xuôi, dẫu ngược” để diễn tả cảnh ngộ của người phụ nữ. Nhưng đọc lên nghe có vẻ không xuôi chiều. Dân gian hay nói: “ xuôi nam ngược bắc”, Xuân Quỳnh đã diễn đạt ngược lại để khẳng định: dù cuộc đời, trời đất có thay đổi, có quay cuồng, đảo lộn, thay phương đổi hướng thì tình yêu của em cũng chỉ dành cho một người là anh mà thôi. Đến đây trong lời thơ không còn em và sóng, chỉ còn em và anh – với tình yêu:“ Chỉ còn em và anhCùng tình yêu ở lại”( Thơ tình cuối mùa thu)Câu thơ giống như một lời thề. Thề rằng dù em phải ngược xuôi vất vả gian truân, lên thác xuống ghềnh cũng chỉ có anh là người duy nhất. Câu thơ giản dị mà sâu sắc hơn tất cả mọi lời vàng đá. Không gian thì có bốn phương tám hướng, nhưng tình yêu chỉ chấp nhận một phương. Có lẽ đây cũng là quan niệm về tình yêu của nữ sĩ Xuân Quỳnh: tình yêu phải gắn với lòng chung thủy. Tình yêu không đơn thuần là tình yêu mà tình yêu đi liền với cái tốt, cái đẹp, cái cao cả là nỗi nhớ mãnh liệt, lòng thủy chung tuyệt đối. Khổ thơ toát lên vẻ đẹp của tình yêu đầy nữ tính kín đáo, dịu dàng, táo bạo, mãnh liệt bởi nhiều khát khao và đam mê nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của người phụ nữ phương Đông và người phụ nữ Việt Nam yêu tha thiết, chân thành và luôn hướng tới hôn nhân. Những câu thơ như được vắt ra từ chính cuộc đời Xuân Quỳnh đầy đau thương, mất mát, hụt hẫng về tình cảm.- Khổ thơ 5 và 6 hình tượng sóng và em sóng đôi hòa làm một soi chiếu vào nhau cộng hưởng. Sóng chính là nỗi lòng của em và em là hiện thân của sóng. Sóng và em đồng hiện. Khổ thơ thứ 7 nhà thơ lại quay trở về với hình tượng sóng. Dù gió xô bão dạt tới phương nào đi nữa cuối cùng sóng vẫn về với bờ. Đó là hiện thực, là qui luật: “ Ở ngoài kia đại dươngTrăm nghìn con sóng đóCon nào chẳng tới bờDù muôn vời cách trở”Hình như khẳng định tình yêu chung thủy e chưa đủ, nên cảm xúc thơ lúc này như lắng xuống, nhập vào sóng để khẳng định thêm vẻ đẹp tình yêu của mình: có cách trở - vẫn thủy chung trọn vẹn. Như vậy hành trình tình yêu của Xuân Quỳnh một người bạn đồng hành là sóng, sóng góp phần nói thêm, bồi đắp thêm những cảm xúc thương yêu cháy bỏng của nữ sĩ.- Hai khổ thơ có những câu thơ gần nghĩa nhau, bổ sung, bồi đắp cho nhau để khẳng định một tình yêu bền vững: “ Dẫu xuôi về phương bắc”; “ Dẫu ngược về phương nam” Và “ Dù muôn vàn cách trở” thì em vẫn “ hướng về anh một phương”, sóng thì “ con nào chẳng tới bờ”.Tình yêu vượt lên trên mọi không gian, thời gian, mọi cách trở, mất còn để đi đến đích. Đúng như có một lần Xuân Quỳnh đã khẳng định:“ Sau sông sau biển sau thuyềnSau những chân trời bát ngátSau bao điều cay cực nhấtAnh là hạnh phúc đời em”( Không bao giờ là cuối)Các khổ thơ 3 , 4, 5, 6 , 7 tập trung thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu qua hình tượng sóng:+ Sóng: - Nỗi nhớ trong tình yêu da diết nồng nàn.- Tình yêu chung thủy hướng tới hạnh phúc trọn vẹn.- Tình yêu vượt qua mọi khó khăn trắc trở của cuộc đời.Các khổ thơ tập trung diễn tả vẻ đẹp của một tâm hồn phụ nữ chân thật giãi bày lòng mình, yêu tha thiết nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống.
Đáp án chính thức môn văn tốt nghiệp thpt năm 2012 của bộ giáo dục và đào tạo được cập nhật vào cuối ngày 4/6/2012 sau khi kết thúc môn thi cuối cùng.
Các bạn hãy thường xuyên truy cập để update các thông tin về Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT năm 2012 nhé
Chúc các bạn có kỳ thi tốt nghiệp THPT thành công!

File đính kèm:

  • docDe va dap an tham khao thi tot nghiep BT THPT mon Nguvan nam 2012.doc