Kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở năm học: 2004- 2005 đề chính thức môn: văn - tiếng việt

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở năm học: 2004- 2005 đề chính thức môn: văn - tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC CƠ SỞ
 THỪA THIÊN HUẾ NĂM HỌC: 2004- 2005
 Đề Chính Thức MÔN: VĂN - TIẾNG VIỆT
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. VĂN- TIẾNG VIỆT: (4 điểm)
 Câu 1: (2 điểm)
 a.- Ghi lại đúng, đủ 8 câu cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. (1 điểm) - Cứ sai 5 lỗi từ, chính tả trở lên thì trừ 0.5 điểm.
 b.- Chỉ ra các biện pháp tu từ:
+ Ẩn dụ: “cửa bể chiều hôm...thuyền...cánh buồm”,“ngọn nước mới sa”,“hoa trôi... về đâu”, “nội cỏ dầu dầu”,“gió cuốn”,“tiếng sóng”. (0.25 điểm)
+ Điệp ngữ: “buồn trông”. (0.25 điểm) 
+ Câu hỏi tu từ: “thuyền ai ”,“ về đâu”. (0.25 điểm)
- Chỉ ra các từ láy:“thấp thoáng”,“xa xa”,“man mác”,“dầu dầu”,“xanh xanh”,
“ ầm ầm”. (0.25 điểm) 
Câu 2: (2 điểm) 
 	- Phong cách ngôn ngữ văn bản: Chính luận. (0.5 điểm)
- Câu chốt: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.” (0.5 điểm)
 	- Cách trình bày nội dung: Diễn dịch. (0.5 điểm)
 	- Phép liên kết: Phép thế. (“đó”, “tinh thần ấy”, “nó” ) (0.5 điểm)
B.LÀM VĂN: (6 điểm) 
Đề 1:
 I.Yêu cầu chung:
- Nắm chắc kỹ năng phương pháp làm văn nghị luận văn học, thể bài phân tích thơ (nội dung-nghệ thuật) mà trọng tâm là phân tích nội dung.
- Chỉ ra được những nét đẹp thiên nhiên trong hai bài thơ.
- Diễn đạt trôi chảy. 
 II.Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể phân tích tách biệt hoặc gộp chung ý của hai bài thơ. Sau đây là một số ý cơ bản phải đạt được ở từng bài:
1. Bài “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận ):
 a. Nội dung:
 +Vẻ đẹp hùng vĩ: Không gian biển cả với sóng, gió , mặt trời...lúc hoàng hôn, lúc bình minh, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi giữa mây cao, biển bằng...
 + Vẻ đẹp nên thơ: Ánh sáng của trăng sao, sắc màu phong phú của muôn loài cá. 
 b. Nghệ thuật:
 + Phân tích bút pháp miêu tả (vừa đậm chất hiện thực vừa giàu chất lãng mạn, bay bổng) và một số thủ pháp tu từ cơ bản ( so sánh, nhân hóa, điệp từ ngữ...) góp phần vẽ nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, phong phú, rực rỡ.
 2. Bài “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải ):
 a. Nội dung:
 + Vẻ đẹp thơ mộng: Bức tranh mùa xuân tươi đẹp, gợi cảm với hình ảnh dòng sông xanh, bông hoa tím, bầu trời cao rộng, tiếng chim âm vang...
 b. Nghệ thuật:
 + Phân tích cách miêu tả (chi tiết, hình ảnh chọn lọc, giàu màu sắc, âm thanh, đậm chất thơ...) và các thủ pháp tu từ cơ bản (đảo cấu trúc, ẩn dụ, câu cảm thán...) góp phần vẽ nên bức tranh mùa xuân duyên dáng, đầy sắc màu, thanh âm.


 III. Biểu điểm:
 - Điểm 6: Nội dung bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Dẫn chứng chính xác, phân tích sâu sắc. Bố cục hợp lý, diễn đạt tốt.
- Điểm 4: Phân tích làm rõ được 2/3 số ý trên. Dẫn chứng có thể chưa thật đầy đủ song có chọn lọc, tiêu biểu. Bố cục rõ ràng, diễn đạt khá.
- Điểm 3: Trình bày được một nửa số ý theo yêu cầu. Tỏ ra có hiểu nội dung vấn đề, chọn được các dẫn chứng cơ bản, phân tích chưa sâu nhưng đúng hướng. Bố cục và diễn đạt tạm được.
- Điểm 2: Bài còn sơ lược, chỉ nêu mà chưa phân tích, còn sa vào diễn xuôi ý. Diễn đạt lủng củng.
Điểm 1: Bài lạc đề.
 Đề 2:
 I.Yêu cầu chung:
- Nắm vững kỹ năng, phương pháp làm văn nghị luận xã hội, thể bài bình luận.
- Hiểu đúng ý nghĩa câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lý, lập luận rõ ràng, thuyết phục.
 II. Yêu cầu cụ thể: Sau đây là những ý cơ bản cần đạt được trong bài làm: 
 1.Giải thích:
- “Tài” (tài năng): là kiến thức, hiểu biết, là kỹ năng, kỹ xảo...
- “Đức”(đạo đức): là tư cách, tác phong, là tấm lòng, tâm huyết...
- “Tài”,“đức” đều quan trọng và cần thiết đối với mỗi con người và toàn xã hội.
 2. Đánh giá vấn đề:
- Đây là một nhận định đúng đắn, toàn diện, sâu sắc.
- “Có tài mà không có đức là người vô dụng”:
+“Có tài” mà không phục vụ đất nước, nhân dân, chỉ mưu cầu lợi ích cho riêng mình thì cũng vô giá trị.
+“Có tài” mà làm việc xấu, trái đạo đức, đi ngược lại quyền lợi chung, thì càng nguy hại.
- “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”:
+ Tài năng giúp con người làm việc có hiệu quả và nhanh chóng.
+“Có đức”, có tâm huyết, khát vọng cao đẹp nhưng năng lực hạn chế, kém cỏi thì ý định dù tốt đẹp cũng khó thành hiện thực.
 3. Bàn bạc, mở rộng vấn đề:
 - “Tài” và “Đức” là hai mặt quan trọng. Chúng bổ sung, hỗ trợ, góp phần hình thành con người mới toàn diện, có ích cho xã hội.
 - Không nên quá coi trọng mặt này mà xem thường mặt kia hay ngược lại.Tuy nhiên yếu tố “Đức” vẫn có giá trị quyết định khi đánh giá.
 - Thanh niên, học sinh cần chú ý rèn luyện cả hai mặt một cách toàn diện.
 III. Biểu điểm:
- Điểm 6: Bài làm đáp ứng đầy đủ các ý trên. Bố cục chặt chẽ, lập luận logic,dẫn chứng xác thực. Diễn đạt trôi chảy, chữ viết rõ ràng.
- Điểm 4: Bài đạt 2/3 số ý trên, tỏ ra nắm đúng vấn đề, biết cách lập luận. Diễn đạt trôi chảy, thuyết phục, có thể mắc một số lỗi nhỏ.
- Điểm 3: Nội dung bài tỏ ra hiểu được vấn đề, nhưng chỉ nêu được nửa số ý trên. Lập luận và diễn đạt tạm được.
 - Điểm 2: Bài sơ lược. Dẫn chứng nghèo nàn, lập luận không hợp lý, sai nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Bài lạc đề.




File đính kèm:

  • docDe thi het cap II mon Ngu Van.doc