Kỳ thi lập đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp quốc gia lớp 12 trung học phổ thông năm học 2007 – 2008 môn : sinh học

doc15 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 879 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi lập đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp quốc gia lớp 12 trung học phổ thông năm học 2007 – 2008 môn : sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND tỉnh Tiền Giang	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI DỰ THI CẤP QUỐC GIA
 LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Năm học 2007 – 2008
Môn : SINH HỌC
Thời gian làm bài : 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi này gồm có BẢY trang)---------------------------------------------------------------------
Thí sinh trả lời tất cả 20 câu hỏi sau đây, mỗi câu 1,0 điểm.
I. SINH HỌC VI SINH VẬT (2,0 điểm)
Câu 1. 
Vì những lý do gì mà trong điều kiện trên thế giới đang thiếu thức ăn như hiện nay người ta rất chú ý đến phương hướng sản xuất các loại sinh khối vi sinh vật để làm thức ăn trong chăn nuôi và cho cả con người ? 
Câu 2. 
2.1. Cho các bước trong quá trình tái bản của một loại virút như sau :
	1/ Sự tổng hợp prôtêin virút.
	2/ Sự hợp nhất của phần vỏ virút với màng tế bào chủ.
	3/ Sự lắp ráp các prôtêin virút.
	4/ Sự cắt bỏ phần vỏ virút.
	5/ Sự phóng thích virút ra khỏi tế bào chủ.
	6/ Sự tái bản của axit nuclêic virút.
Trình tự đúng của các bước trong quá trình trên là :
	A. 	4 – 2 – 1 – 6 – 3 – 5 
	B. 	2 – 4 – 6 – 1 – 3 – 5 
	C. 	3 – 2 – 4 – 6 – 1 – 5 
	D. 	2 – 6 – 4 – 5 – 1 – 3 
	E. 	6 – 4 – 1 – 3 – 5 – 2 
Chọn câu đúng.
2.2. Nếu quá trình trên được diễn ra liên tục thì loại virút nói ở câu 2.1. trên đây là virút ôn hòa hay virút độc ? Trình bày khái niệm về hai loại virút này.
II. SINH LÝ HỌC THỰC VẬT (3,0 điểm)
Câu 3. 
3.1. Trong số những điều kiện sau đây, điều kiện làm gia tăng sự mất nước của cây là : 
	A. sự giảm độ ẩm của không khí
	B. sự giảm vận tốc gió
	C. sự giảm nhiệt độ của không khí
	D. sự giảm độ chiếu sáng
	E. sự tăng nồng độ ôxy của không khí
Chọn câu đúng.
3.2. Khi không khí bão hòa hơi nước, lượng nước dư thừa do cây hút vào sẽ được thoát ra ngoài bằng cách nào ? Cách thoát nước này chứng minh điều gì ?
Câu 4. 
4.1. Con đường di chuyển của nước trong cây phải qua các cấu trúc như sau : 
A. lông hút à mạch gỗ à mạch rây (libe) à nội bì
B. biểu bì ở rễ à mạch gỗ à nội bì à lông hút
C. lông hút à biểu bì ở rễ à mạch gỗ à khí khổng ở lá
D. lông hút à mạch rây à khí khổng ở lá à mạch gỗ
E. lông hút à nội bì à mạch gỗ à khí khổng ở lá
Chọn câu đúng.
4.2. Trình bày những đặc điểm sinh học của rễ thích nghi với chức năng hút nước và hút khoáng.
Câu 5.
5.1. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm không thể tìm thấy ở các loài thực vật sống trong điều kiện môi trường khô hạn là : 
A. lớp sáp dầy bao phủ bề mặt lá
B. thân mập chứa nước
C. quang hợp C4
D. quang hợp C3 
E. khí khổng nằm sâu trong những hốc ở bề mặt dưới của lá
	Chọn câu đúng.
5.2. Các phản ứng của chu trình Calvin không phụ thuộc trực tiếp vào ánh sáng, nhưng chúng thường không diễn ra vào ban đêm vì : 
A. vào ban đêm nhiệt độ thường quá lạnh, không phù hợp với các phản ứng này
B. nồng độ CO2 giảm vào ban đêm
C. các cây thường mở lỗ khí vào ban đêm
D. vào ban đêm, các cây không thể tạo ra đủ nước cho chu trình Calvin
E. một lý do khác
	Chọn và giải thích câu đúng.
III. SINH LÝ HỌC ĐỘNG VẬT (4,0 điểm)
Câu 6.
6.1. Các động mạch ở người có các đặc tính :
	1/ Luôn dẫn máu từ tim ra.
	2/ Có thể dẫn máu từ tim ra hoặc trở về tim.
	3/ Luôn luôn mang máu giàu ôxy.
	4/ Có thể mang máu giàu ôxy hoặc giàu CO2
	5/ Có thành dày với các van trong lòng mạch
Chọn và giải thích câu đúng :
	A. 	chỉ 1
	B. 	2 và 3 
	C. 	1 và 4
	D. 	1, 3 và 5 
	E. 	2, 4 và 5
6.2. Ống tiêu hóa của chó (loài ăn thịt) thường ngắn hơn so với một động vật thuộc loài ăn cỏ có cùng kích thước vì :
A. thức ăn thực vật cần có thời gian tiêu hóa lâu hơn thịt
B. chó ăn một lượng thức ăn nhiều hơn động vật ăn thực vật nên không cần thiết phải lấy hết chất dinh dưỡng từ thức ăn vẫn bảo đảm đủ cho nhu cầu của cơ thể
C. thịt đã được nấu chín nên không cần tiêu hóa lâu
D. vi khuẩn trong ống tiêu hóa của chó phát triển nhiều hơn so với loài ăn thực vật nên tiêu hóa thức ăn nhanh hơn
E. đó là kết quả của quá trình thuần hóa loài chó từ rất lâu của con người
Chọn và giải thích câu đúng.
Câu 7.
Về mặt bản chất hóa học, người ta có thể chia hoocmôn ra làm mấy loại ? Mỗi loại cho một ví dụ (tên hoocmôn, tên cơ quan tiết).
Hoocmôn do loại tế bào nào tiết ra ?
Câu 8.
8.1. Trong điều kiện nhiệt độ môi trường là 30oC và độ ẩm tương đối của không khí là 95%, người ta cảm thấy nóng hơn so với trường hợp nhiệt độ môi trường vẫn là 30oC nhưng độ ẩm tương đối chỉ là 50%. Nguyên nhân của cảm giác này là do : 
A. độ ẩm cao ức chế khả năng của cơ thể nhận biết một cách chính xác nhiệt độ môi trường
B. độ ẩm 95% giữ lại trong không khí nhiều hơi nước ấm hơn so với độ ẩm 50%, do đó ta có cảm giác nóng hơn
C. độ ẩm thấp làm tăng cường sự thoát hơi nước qua da, do đó làm da mát hơn
D. độ ẩm cao gây khó khăn cho việc hấp thụ ôxy trong không khí, do đó làm ta có cảm giác khó chịu, nóng bức
E. trong điều kiện ẩm ướt, cơ thể phát sinh nhiều năng lượng do các hoạt động trao đổi chất diễn ra mạnh hơn
Chọn câu đúng.
8.2. Bằng cách nào cơ thể một động vật hằng nhiệt chống lại nhiệt độ lạnh để giữ ổn định thân nhiệt ?
Câu 9.
 Phân biệt sự khác nhau về cơ sở khoa học của trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ lâu dài. 
IV. DI TRUYỀN (5,0 điểm)
Câu 10.
Một gen của tế bào nhân chuẩn được cài vào ADN vi khuẩn. Sau đó vi khuẩn phiên mã gen này thành ARNm và dịch mã thành prôtêin. Prôtêin này hoàn toàn vô dụng đối với tế bào nhân chuẩn nói trên vì nó chứa quá nhiều axit amin so với prôtêin cũng được tổng hợp từ gen đó nhưng ngay trong tế bào nhân chuẩn, thậm chí cả thứ tự axit amin ở một đôi chỗ cũng khác. Nguyên do của sự khác biệt này là vì : 
A. sinh vật nhân chuẩn và sinh vật nhân sơ sử dụng các mã di truyền khác nhau
B. ARNm do vi khuẩn phiên mã không được cắt tỉa và hiệu đính giống như trong tế bào nhân chuẩn
C. các prôtêin ức chế đã can thiệp vào quá trình phiên mã và dịch mã của vi khuẩn
D. gen lấy ở tế bào nhân chuẩn là gen tiền ung thư nhưng khi chuyển vào vi khuẩn đã biến thành gen ung thư vì vậy cấu trúc bị thay đổi
E. trong quá trình dịch mã, các ribôxôm trong tế bào vi khuẩn đã không tìm được đúng codon a trên ARNm
Chọn và giải thích câu đúng.
Câu 11.
11.1. Chuỗi axit amin của một phân tử prôtêin bị đột biến có một sai khác ở vị trí axit amin thứ 40 và một sai khác khác ở vị trí axit amin thứ 60. Số lượng nuclêôtit giữa hai điểm đột biến trong gen tương ứng : 
	A. là một bội số của 3
	B. có nhiều nhất là 20
	C. có ít nhất là 60
	D. có nhiều nhất là 57
E. có ít nhất là 57
	Chọn câu đúng.
	11.2. Nêu hậu quả của đột biến gen cấu trúc.
Câu 12.
Ở một loài thực vật, alen A quy định tính trạng thân cao, alen a quy định tính trạng thân thấp ; alen B : thân màu xanh, alen b : thân màu đỏ. Cả hai tính trạng trội đều là trội hoàn toàn. 
Kết quả một thí nghiệm lai từ P thuần chủng mang hai cặp tính trạng tương phản thu được ở F2 có đủ 4 kiểu hình, trong số này, cây thấp–đỏ chiếm tỷ lệ 4% trong tổng số cây F2 thu được ; ngoài ra, tỷ lệ của hai kiểu hình cao–đỏ và thấp–xanh là khác nhau.
Xác định quy luật di truyền đã chi phối hai tính trạng chiều cao và màu thân của loài thực vật nêu trên. Giải thích (rất ngắn gọn, không yêu cầu xác định kiểu gen của P và lập sơ đồ lai).
Câu 13.
	Cho hai quần thể có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là :
P1 : 0,25 AA : 0,70 Aa : 0,05 aa
P2 : 0,20 AA : 0,80 Aa : 0,00 aa
	Dùng dữ liệu nêu trên để chứng minh câu viết sau : “Với một quần thể lớn, ngẫu phối và thỏa đủ các điều kiện nghiệm đúng khác của định luật Hacđi-Vanbec, tần số kiểu gen của một thế hệ cụ thể nào đó chỉ phụ thuộc vào tần số alen (chớ không phụ thuộc vào tần số kiểu gen) của thế hệ liền trước đó”.
Câu 14.
	Hệ số di truyền là gì ? Nêu ý nghĩa của hệ số di truyền trong chọn lọc (không yêu cầu cho ví dụ).
V. TIẾN HÓA (2,0 điểm)
Câu 15.
Trong một tài liệu nói về “Nguồn gốc loài người” có câu hỏi trắc nghiệm khách quan như sau :
“Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng tỏ :
A. người và vượn người có quan hệ thân thuộc rất gần gũi
B. người và vượn người tiến hóa theo cùng một hướng
C. người và vượn người tiến hóa theo hai hướng khác nhau
D. vượn người là tổ tiên của loài người” 
Tác giả tài liệu lựa chọn đáp án đúng là câu D.
Em có ý kiến gì về sự lựa chọn này (nếu đồng ý thì giải thích thêm cho rõ ; nếu không đồng ý thì chọn phương án trả lời nào mà em cho là đúng trong số những phương án đã cho sẵn hoặc đề xuất một phương án khác, không yêu cầu trình bày hay giải thích gì thêm) ?
Câu 16.
	Trình bày (ngắn gọn) sự hình thành và phát triển của bàn tay con người như là một cơ quan để lao động và đặc biệt là để chế tạo công cụ lao động trong quá trình phát sinh loài người. 
VI. SINH THÁI HỌC (4,0 điểm)
Câu 17.
Cho lưới thức ăn trong một hệ sinh thái như sau : (xem trang 6).
17.1. Nếu loại bỏ hoàn toàn cá lớn ra khỏi hệ sinh thái thì mắt xích sẽ bị biến mất sau một thời gian là : 
	A. sinh vật phân hủy
	B. chim săn mồi
	C. cá nhỏ
	D. chim nhỏ
E. chim lớn
	Chọn và giải thích câu đúng.
Chim săn mồi
Chim nhỏ
Chim lớn
Cá lớn
Giáp xác
Cá nhỏ
Thực vật nổi
Sinh vật phân hủy
17.2. Trong lưới thức ăn nêu trên, những nhóm sinh vật thuộc sinh vật tiêu thụ bậc hai là : 
	A. cá lớn và chim nhỏ
	B. cá nhỏ và giáp xác
	C. cá nhỏ và chim nhỏ
	D. cá lớn và chim săn mồi
E. chim lớn và chim săn mồi
	Chọn câu đúng.
Câu 18.
	Giải thích tại sao trong một quần xã, số lượng các loài sinh vật càng nhiều, lưới thức ăn càng có nhiều chuỗi thức ăn khác nhau với mối quan hệ tương hỗ, chằng chịt với nhau thì tính ổn định của quần xã đó càng cao. 
Câu 19.
Cho lưới thức ăn trong một hệ sinh thái như sau : (xem trang 7)
19.1. Sự giảm số lượng của sâu có thể được dự đoán do nguyên nhân là : 
	A. sự giảm số lượng của thằn lằn
	B. sự giảm số lượng của ốc sên
	C. sự giảm số lượng của chim ác là
	D. sự tăng số lượng của cỏ
E. sự tăng số lượng của loài X
	Chọn và giải thích câu đúng.
Chim ác là
Loài X
Thằn lằn
Sâu
Ốc sên
Cỏ
19.2. Loài X có thể là :
	A. một loài thực vật
	B. một loài động vật ăn thịt
	C. một loài thuộc sinh vật tiêu thụ bậc 1
	D. một loài côn trùng ăn thực vật
E. một loài sinh vật tự dưỡng
	Chọn câu đúng.
Câu 20.
Nếu nhiệt độ môi trường sống thay đổi trong phạm vi giới hạn sinh thái thích hợp thì tổng lượng nhiệt cần cung cấp cho chu kỳ phát triển của một loài động vật biến nhiệt sẽ thay đổi như thế nào ?
Viết công thức tính tổng lượng nhiệt ấy.
HẾT
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 UBND tỉnh Tiền Giang	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI DỰ THI CẤP QUỐC GIA
LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Năm học 2007 – 2008
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM – HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ CHÍNH THỨC – Môn : SINH HỌC
(ĐÁP ÁN này gồm có BẢY trang)-----------------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHUNG
	Đáp án dưới đây có tính chất chung : Nội dung chỉ nêu những ý cơ bản đáp ứng yêu cầu của đề bài ; hình thức trình bày dưới dạng các đơn vị kiến thức theo một trong các trật tự có thể có, kèm theo biểu điểm và hướng dẫn chấm. Khi chấm, giám khảo cần lưu ý những vấn đề sau đây :
	1) Chỉ yêu cầu thí sinh (TS) nêu được đầy đủ và đúng các nội dung chánh theo một thứ tự hợp lý, không bắt buộc phải trình bày y hệt như đáp án hay sách giáo khoa.
	2) Hết sức quan tâm đến tính chủ động và sự sáng tạo của TS thể hiện trong bài làm. Những ý mới, hay, hoặc kiểu trình bày độc đáo phải được xem xét cẩn thận và cân nhắc kỹ để cho điểm thích đáng. Nếu TS có trình bày thêm những nội dung – tuy không nêu trong đáp án, nhưng xét thấy đúng và hợp lý thì giám khảo cần tính toán kỹ để vẫn có thể cho điểm (bù vào những phần mà các em thiếu). Những phần bài làm bị sai thì chỉ không cho điểm chớ không trừ điểm. 
	3) Khi chấm hình vẽ (nếu có) : yêu cầu chính xác, đầy đủ, cân đối (về kích thước và vị trí các chi tiết) trong nội dung thể hiện của hình được xem là chủ yếu. Yêu cầu thẩm mỹ – tuy không coi nhẹ, nhưng chỉ nên được xem xét ở mức độ vừa phải. 
	4) TS làm không đúng yêu cầu của đề (như : trình bày những nội dung đề không yêu cầu, vẽ hình – nếu có – bằng viết chì hày dùng mực khác màu...) hoặc có biểu hiện vi phạm quy chế thi thì cần đưa ra tổ chấm bàn bạc kỹ để có quyết định đúng mức : từ không cho điểm đến trừ một phần điểm. Những trường hợp rất đặc biệt nhất thiết phải xin ý kiến của Chủ tịch Hội đồng giám khảo.
	5) Do yêu cầu cao của kỳ thi tuyển ở một bộ môn khoa học thực nghiệm, cần đặc biệt quan tâm đến hình thức trình bày bài làm của TS để có thể cho điểm thêm (điểm hình thức) theo đúng các quy định sau đây :
	* Điểm cho thêm chỉ gồm hai mức : 0,25 và 0,75 
	* Chỉ cho thêm khi tổng điểm (phần nội dung) của bài làm chưa đạt điểm tối đa.
	* Chỉ cho điểm thêm khi hình thức bài làm thật xứng đáng : trình bày khoa học ; chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chánh tả ; câu đúng cú pháp, rõ nghĩa ; sử dụng đúng thuật ngữ khoa học bộ môn.
Tuyệt đối không dùng điểm hình thức để “vớt” hay “chiếu cố” cho TS.
	6) Những phần thang điểm đã quá nhỏ mà lại có nhiều nội dung thì chỉ yêu cầu trình bày ngắn gọn, tương đối đủ và đúng ý. Tùy thực tế bài làm giám khảo có thể chủ động cho điểm sao cho phù hợp.
	7) Ký hiệu sử dụng :
	* HD : Hướng dẫn chấm cụ thể phần đáp án ngay bên trên.
	* ( … ) (những ý viết trong dấu ngoặc đơn) : TS có thể trình bày hay không cũng được ; có khi có ý nghĩa tương đương dùng để thay thế nội dung liền phía trước hoặc liền phía sau.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM – HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT
I. SINH HỌC VI SINH VẬT (2,0 điểm)
Câu 1. 
* (0,25) Tốc độ sinh sản của vi sinh vật rất nhanh à tăng số lượng sinh khối trong một thời gian ngắn.
(Thời gian để thể trọng tăng gấp đôi : ở gà con là 200giờ, heo con là 600giờ, bê, nghé là 1.500giờ, nấm men là 1 – 2giờ, nấm sợi là 4 – 12giờ, tảo là 2 – 6giờ, vi khuẩn là 20 – 60phút)
* (0,25) Sinh khối vi sinh vật rất giàu chất dinh dưỡng : chứa 30 – 70% prôtêin với nhiều axit amin không thay thế, nhiều vitamin, men.
* (0,25) Vi sinh vật rất dễ gây đột biến à dễ biến đổi các đặc điểm sinh học theo hướng có lợi nhất trong việc sản xuất sinh khối giàu dinh dưỡng.
* (0,25) Việc sản xuất ít tốn diện tích ; không phụ thuộc vào khí hậu, thiên tai, sâu bệnh ; bảo đảm năng suất và chất lượng sản phẩm được ổn định.
Câu 2.
2.1. Chọn câu đúng (0,25) :	Câu B (2 – 4 – 6 – 1 – 3 – 5).
2.2. Giải thích (0,75) :	
* (0,25) Trả lời : Là VR độc. 
	* (0,5) VR độc : Là loại VR khi xâm nhập vào tế bào chủ à lập tức chủ động nhân lên một cách độc lập à rất nhiều VR à phá vỡ tế bào chủ để phóng thích ra ngoài.
	* (0,5) VR ôn hòa : là loại VR khi xâm nhập vào tế bào chủ sẽ gắn bộ gen của mình vào genome của tế bào chủ à không làm tan mà tồn tại song song với tế bào chủ một thời gian (dài) (ở dạng tiền VR). Chỉ khi có các tác nhân kích ứng (UV, X, peroxit hữu cơ, etylen imin, cơ thể suy dinh dưỡng hay bị suy giảm miễn dịch...) chúng mới hoạt động (trở thành VR độc) và lúc đó mới làm tan tế bào chủ.
HD :	Thang điểm như nêu trên chỉ có ý nghĩa khi bài làm chưa hoàn chỉnh.
II. SINH LÝ HỌC THỰC VẬT (3,0 điểm)
Câu 3.
3.1. Chọn câu đúng (0,25) :	Câu A (Sự giảm độ ẩm của không khí).
3.2. Giải thích (0,75) :	
	* Xuất hiện hiện tượng ứ giọt : Nước thoát ra ngoài dưới dạng lỏng (giọt) (qua các thủy khổng), ứ đọng ở mép lá (mặt lá).
	* Chứng minh : Sự ứ giọt (khi cây không thoát hơi nước được) chứng minh quá trình hút nước chủ động của rễ (rễ đóng vai trò như là một bơm, hút nước từ đất vào và đẩy nước di chuyển lên trên).
HD :	Nêu được một ý đúng : cho 0,5.
Câu 4. 
4.1. Chọn câu đúng (0,25) :	Câu E (Lông hút à nội bì à mạch gỗ à khí khổng).
4.2. Đặc điểm sinh học của rễ (0,75) :	
	* (0,25) Rễ có khả năng đâm sâu, lan rộng, phân nhánh (có bề mặt và độ dài lớn hơn thân và lá gấp bội) à tìm nước & muối khoáng.
	* (0,25) Rễ có khả năng hướng nước và hướng hóa à chủ động mọc lan đến nơi có nước và muối khoáng (chất dinh dưỡng).
	* (0,25) Rễ một số loại cây (họ Đậu) có khả năng chủ động chuyển hóa các chất (dinh dưỡng) khó tiêu à dễ tiêu (bằng cách tiết ra môi trường các axit hữu cơ và khí CO2) à hấp thụ (sử dụng).
Câu 5.
5.1. Chọn câu đúng (0,25) :	Câu D (Quang hợp C3).
5.2. Chọn và giải thích câu đúng (0,75) :	
	* (0,25) Chọn : Câu E (một lý do khác).
	* (0,5) Giải thích : Chu trình Calvin sử dụng các sản phẩm NADPH và ATP được tạo ra từ phản ứng sáng.
III. SINH LÝ HỌC ĐỘNG VẬT (4,0 điểm)
Câu 6. 
6.1. Chọn và giải thích câu đúng (0,5) :	
	* (0,25) Chọn : Câu C (1 và 4).
	* (0,25) Giải thích : Động mạch luôn dẫn máu ra khỏi tim -/- Có thể mang máu giàu ôxy (động mạch chủ) à các cơ quan ; hoặc máu giàu CO2 (động mạch phổi) à phổi (cơ quan hô hấp).
6.2. Chọn và giải thích câu đúng (0,5) :	
	* (0,25) Chọn : Câu A (Thức ăn thực vật cần có thời gian tiêu hóa lâu hơn thịt).
	* (0,25) Giải thích : 
+ Thức ăn thực vật được cấu tạo phần lớn bởi chất xenlulô à động vật ăn thực vật không có men tiêu hóa tương ứng à sự tiêu hóa phải nhờ vi sinh vật sống cộng sinh trong ống tiêu hóa à mất nhiều thời gian à ống tiêu hóa phải dài để đủ thời gian tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
+ Thức ăn thực vật thường có vỏ cứng (khó/không tiêu hóa), lại thêm ít chất dinh dưỡng à động vật phải ăn với số lượng nhiều và ống tiêu hóa phải có thêm những cấu trúc đặc biệt để hỗ trợ (diều, dạ dày 4 ngăn, manh tràng lớn, tuyến nước bọt phát triển…) à ống tiêu hóa phải dài để đủ thời gian tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
	HD :	Phần giải thích câu 6.2. : chỉ cần nêu được một ý đúng : cho 0,25.
Câu 7. 
* Các loại hormone (0,75) :	
	+ H. có bản chất là lipit (còn gọi là stéroide) : Cortisone do (vỏ) tuyến trên thận tiết ra.
+ H. có bản chất là prôtêin (axit amin) : Insuline do tuyến tụy tiết ra.
HD :	Nêu được một ý đúng và hoàn chỉnh : cho 0,5.
* Tế bào tiết (0,5) :	
+ Tế bào nội tiết (của tuyến nội tiết).
+ Tế bào thần kinh (của mô thần kinh).
+ Các tế bào đặc biệt trên thành ống tiêu hóa, thận, tim.
	HD :	Mỗi ý đúng cho 0,25 ; chỉ cần đủ hai ý là được trọn 0,5.
	HD chung câu 7 : Thang điểm như trên chỉ có ý nghĩa khi bài làm chưa hoàn chỉnh.
Câu 8. 
8.1. Chọn câu đúng (0,25) :	Câu C (Độ ẩm thấp làm tăng cường sự thoát hơi nước qua da…).
8.2. Chống lạnh (0,75) :	
* Cơ chế điều hòa hóa học : Tăng sự sinh nhiệt bằng cách : tăng cường quá trình trao đổi chất (ăn nhiều, tiêu hóa và hấp thụ tốt, run) nhằm mục đích tạo ra nhiều nhiệt lượng à chống lạnh.
* Cơ chế điều hòa vật lý : Giảm sự mất nhiệt bằng cách : co các mạch máu thuộc hệ ngoại vi, co cơ dựng lông (xù lông), thay đổi tư thế của cơ thể (thu người, nằm cuộn tròn).
* Cơ chế điều hòa bằng tập tính : Thiên di về nơi có nhiệt độ môi trường thích hợp.
HD :	Trình bày đầy đủ và đúng được một ý : cho 0,5 ; được hai ý : cho 0,75.
Câu 9. 
* Trí nhớ ngắn hạn (0,5) :
+ Do luồng xung thần kinh di chuyển lòng vòng trong “bẫy hưng phấn” (còn gọi là “vòng lẩn quẩn”), đó là một chuỗi gồm nhiều neurone khép kín
+ cho tới khi năng lượng cần thiết để duy trì luồng xung không còn (vài giây à vài giờ/ngày) (thường là không lâu)
+ luồng xung thần kinh sẽ bị cắt đứt (kích thích, hưng phấn không còn chuyển giao qua synapse được) à không còn nhớ nữa (quên).
+ Kích thích càng mạnh, số lượng neurone trong chuỗi càng ít à thời gian nhớ càng kéo dài.
	HD :	Mỗi ý đúng cho 0,25 ; chỉ cần đủ hai ý là được trọn 0,5.
* Trí nhớ lâu dài (dài hạn) (0,5) :
+ Do sự hình thành một chất có tác dụng lưu giữ trí nhớ ; chất này có bản chất là prôtêin (“prôtêin nhớ”).
+ Prôtêin này được tổng hợp từ “ARNm nhớ” ; các ARN này được tạo thành do quá trình sao chép nhầm từ những mã thông tin di truyền bình thường (vốn có của tế bào) dưới tác động của sự dẫn truyền liên tục của các xung thần kinh khi nơron bị kích thích liên tiếp và kép dài (thí dụ : sự nhắc đi nhắc lại trong quá trình học tập).
+ ARNm nhớ được giữ lâu dài trong thân nơron (và xinap) sẽ lại tổng hợp liên tục các prôtêin nhớ mới để thay thế cho các prôtêin nhớ bị mất đi (vì lý do nào đó) à nhớ lâu.
	HD :	Mỗi ý đúng cho 0,25 ; chỉ cần đủ hai ý là được trọn 0,5.
IV. DI TRUYỀN (5,0 điểm)
Câu 10. 
* Chọn câu đúng (0,25) :	Câu B (ARNm do vi khuẩn phiên mã không được cắt tỉa và...).	
* Giải thích (0,75) :	
	* (0,5) Đa số gen của tế bào nhân chuẩn là gen gián đoạn : bao gồm những đoạn exon (mang thông tin của prôtêin) và những đoạn intron (không mã hóa thông tin của prôtêin).
	* (0,5) Do đó quá trình phiên mã của tế bào nhân chuẩn gồm hai bước :
+ bản phiên mã đầu tiên gọi là tiền ARNm (ARN sơ cấp) chứa cả bản sao của các exon lẫn intron.
+ tiếp theo là quá trình cắt bỏ các đoạn intron, và nối các exon liền lại với nhau (chế biến, hiệu đính, splicing) để tạo ARNm trưởng thành à tế bào chất để dịch mã.
	* (0,25) Quá trình phiên mã của các tế bào trong cơ thể nhân sơ không có hiện tượng này à các ARNm được tổng hợp (chỉ qua một bước à chứa cả exon lẫn intron) à dịch mã cả exon lẫn intron à prôtêin có rất nhiều axit amin.
HD :	Thang điểm phần “Giải thích” như nêu trên chỉ có ý nghĩa khi bài làm chưa hoàn chỉnh.
Câu 11. 
11.1. Chọn câu đúng (0,25) :	Câu E (Có ít nhất là 57).
11.2. Hậu quả của đột biến gen cấu trúc (0,75) :	
	* Biến đổi dãy nuclêôtit trong gen cấu trúc à biến đổi dãy (ribô)nuclêôtit trong phân tử ARNm à
* biến đổi dãy axit amin trong phân tử prôtêin tương ứng à
* biểu hiện thành một biến đổi đột ngột, gián đoạn
* về một (một số) tính trạng trên một (một số) cá thể trong quần thể.
	HD :	Mỗi ý đúng cho 0,25 ; chỉ cần đủ ba ý là được trọn 0,75.
Câu 12. 
* (0,25) P thuần chủng mang hai cặp tính trạng tương phản à F1 đồng nhất về kiểu gen, mang hai cặp gen dị hợp.
* (0,25) F2 có 4 kiểu hình, trong đó tỷ lệ 2 kiểu hình cao–đỏ (kiểu gen A–,bb) và thấp–xanh (kiểu gen aa,B–) khác nhau (¹ 3/16) à 2 gen di truyền liên kết (nằm trên cùng một nhiễm sắc thể).
* (0,5) F2 thấp–đỏ (kiểu gen aa,bb) = 4% à có 2 trường hợp :
	+ % giao tử ab đực x % giao tử ab cái = 40% x 10%
	+ % giao tử ab đực x % giao tử ab cái = 20% x 20%
* (0,5) Kết luận :
+ Trường hợp 1 : hai bên Cha và Mẹ đều có hoán vị với tần số :
100 – (2 x 40%) = 20%
(và/hoặc : 10% x 2 = 20%)
+ Trường hợp 2 : hai bên Cha và Mẹ đều có hoán vị với tần số :
20% x 2 = 40%
	HD :	Thang điểm của câu 12 như nêu trên chỉ có ý nghĩa khi bài làm chưa hoàn chỉnh.
Câu 13. 
	* Quần thể 1 (0,5) :	Tần số tương đối của alen A = 0,60 ; của alen a = 0,40.
	Cấu trúc di truyền của F1–1 : 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa
	* Quần thể 2 (0,5) :	Tần số tương đối của alen A = 0,60 ; của alen a = 0,40.
	Cấu trúc di truyền của F1–2 : 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa
	* Kết luận (0,25) :	Tần số kiểu gen của P1 và P2 tuy khác nhau nhưng tần số kiểu gen của F1–1 và F1–2 đều như nhau vì tần số tương đối của hai alen A và a trong cả hai quần thể xuất phát đều bằng nhau (à tần số kiểu gen của một thế hệ chỉ tùy thuộc vào tần số alen của thế hệ trước đó).
	HD :	Thang điểm của câu 13 như nêu trên chỉ có ý nghĩa khi bài làm chưa hoàn chỉnh.
Câu 14. 
* Khái niệm (0,5) :	
	+ (0,25) Hệ số di truyền (ký hiệu h2) là tỷ số giữa biến dị kiểu gen và biến dị kiểu hình.
	+ (0,25) Hệ số di truyền được tính bằng % (0% à 100%) hoặc bằng số thập phân (0 à 1).
* Ý nghĩa (0,5) :	
	+ Hệ số di truyền cho thấy mức độ ảnh hưởng của kiểu gen lên tính trạng so với ảnh hưởng của môi trường (hoặc : cho biết ảnh hưởng của môi trường là nhiều hơn hay ảnh hưởng của kiểu gen là nhiều hơn).
+ Hệ số di truyền càng cao : tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen (ít chịu ảnh hưởng của môi trường).
+ Hệ số di truyền bằng 100% (bằng 1) : tính trạng chỉ phụ thuộc kiểu gen (không chịu ảnh hưởng của môi trường).
+ Hệ số di truyền thấp: tính trạng chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.
+ Hệ số di truyền bằng 0% (bằng 0) : tính trạng chỉ phụ thuộc vào môi trường. 
	HD ;	Mỗi ý đúng cho 0,25 ; chỉ cần đủ hai ý là được trọn 0,5 (phần “Ý nghĩa”).
V. TIẾN HÓA (2,0 điểm)
Câu 15. 
	* (0,5) : Chọn phương án trả lời D là không (hoàn toàn) chính xác.
	* (0,5) : Những điểm giống nhau giữa người với vượn người (ngày nay) chỉ minh chứng người và vượn người có mối quan hệ thân thuộc (rất) gần gũi à phương án đúng là A.
* (0,5) : Cũng có thể trả lời : “Người và vượn người (ngày nay) có cùng chung một tổ tiên (chung một nguồn gốc)”.
	HD :	Thang điểm của câu 15 như nêu trên chỉ có ý nghĩa khi bài làm chưa hoàn chỉnh.
Câu 16. 
* Tổ tiên xa xưa của loài người là những dạng vượn người cổ sống leo trèo trên vây à đã có sự phân hóa chức năng giữa hai chi trước (tay) và hai chi sau (chân) (: chi trước để cầm nắm, chi sau là giá đỡ toàn thân), đặc biệt đã có thể đứng gần như thẳng mình.
* (Vào nửa sau của kỷ Thứ ba/đại Tân sinh, khí hậu lạnh, rừng thu hẹp à) Do điều kiện môi trường sống thay đổi à vượn người cổ phải chuyển xuống sinh sống trên mặt đất à dáng đứng thẳng (đặc điểm có lợi trong môi trường sống mới) được củng cố.
* Dáng đứng thẳng kéo theo hệ quả quan trọng nhất là giải phóng hai chi trước thoát khỏ

File đính kèm:

  • docDe thi lap doi tuyen thi HSG cap QG.doc
Đề thi liên quan