Kỳ thi giáo viên dạy giỏi THCS cấp huyện năm học 2012-2013 đề thi lý thuyết Môn: Ngữ Văn

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 10620 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi giáo viên dạy giỏi THCS cấp huyện năm học 2012-2013 đề thi lý thuyết Môn: Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD - ĐT SÔNG LÔ
TRƯỜNG THCS ĐỒNG QUẾ

Nguyễn Duy HưngĐỀ THI CHÍNH THỨC


KỲ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI THCS CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC 2012-2013
 Đề thi lý thuyết môn: NGỮ VĂN.
Thời gian làm bài : 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (4 điểm)
 Đồng chí hãy hướng dẫn học sinh cách làm phần thân bài cho đề văn sau đây:
 Bàn về bài thơ “Bếp lửa”của Bằng Việt có ý kiến cho rằng: “Bài thơ biểu hiện một triết lí thầm kín: Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời .”
 Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên? 
Câu 2: (6 điểm)
 Đọc truyện sau:
 Một vị vua treo một giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về “sự bình yên”. Nhiều họa sĩ đã trổ tài. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một.
 Bức tranh thứ nhất vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mĩ bởi vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo.
 Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút, kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông chẳng bình yên chút nào.
 Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây có một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang thản nhiên đậu trên tổ của mình. Bình yên thật sự! Và nhà vua đã chọn bức tranh thứ hai.
 Đồng chí nêu suy nghĩ của mình qua truyện trên?
Câu 3: (10 điểm)
 Nhận xét về văn xuôi 1945- 1975, có ý kiến cho rằng: “Văn xuôi giai đoạn này đã phản ánh sinh động nhiều mặt của cuộc sống con người mới. Nhưng hấp dẫn người đọc nhất vẫn là những tác phẩm viết về tình yêu quê hương đất nước.”
 Bằng những kiến thức về văn xuôi sau Cách mạng tháng Tám trong chương trình ngữ văn THCS, đồng chí hãy làm sáng tỏ nhận định trên?

------------------------HẾT-------------------------

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)








PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÔNG LÔ

HƯỚNG DẪN CHẤM THI GIÁO VIÊN GIỎI BẬC THCS CẤP HUYỆN
Năm học: 2012- 2013
Môn: Ngư văn


Câu
Yêu cầu cần đạt
Thang điểm











Câu 1
(4điểm)
GV cần hướng dẫn học sinh theo các nội dung sau đây:
Xác định đúng kiểu bài: Nghị luận văn học: Phân tích+ chứng minh (kết hợp giải thích nhận xét)
Thân bài:
+ Giải thích lời nhận định: 
Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người: là những người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè, hay những kỉ niệm.....gắn bó sâu sắc với chúng ta.
Đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời: Trở thành điểm tựa, nguồn động lực, tiếp sức cho ta trên mỗi bước đường đời.
+ Phân tích bài thơ để chứng minh theo hai luận điểm:
Trong bài thơ “Bếp lửa” những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người chính là bà, là bếp lửa, là những kỉ niệm với bà, với bếp lửa......(Có dẫn chứng+ phân tích)
Bài thơ có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng. Bà với tình yêu thương, đức hi sinh, niềm tin yêu cuộc sống; Bếp lửa với sự ấm áp, thân thiết.....là chỗ dựa cho cháu, nhen lên trong cháu những tâm tình, những niềm tin. Khi cháu lớn lên, học tập và công tác nơi xa, bà và bếp lửa vẫn là điểm tựa, là nguồn động viên, là nơi nâng đỡ...... (Có dẫn chứng+ phân tích)
Suy rộng ra, điều đã tạo ra sức tỏa sáng, sự nâng đỡ người cháu trong bài thơ chính là quê hương, đất nước.
- Hình thức: Trình bày rõ ràng, mạch lạc, hành văn trong sáng, không viết sai chính tả.........

0,5đ










0,5đ


0,5đ






0,5đ




Câu 2
(6điểm)
Bài làm phải đảm bảo các ý sau:
Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội
Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu.
Bố cục:
MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Vấn đề bình yên trong cuộc sống..
TB: 
+ Khái quát nội dung câu chuyện để đi đến hai quan niệm về sự bình yên: Bình yên không ồn ào, không khó khăn, không sóng gió; Bình yên trong tâm hồn ngay cả khi đứng trước bão táp phong ba..
+ Trình bày quan niệm của mình về sự bình yên: Bình yên là sự yên tĩnh, vững vàng trong tâm..
+ Khẳng định: Cả hai quan điểm về sự bình yên như trong câu chuyện đều đúng. Nhưng bình yên thật sự là bình yên trong tâm hồn trước sóng gió cuộc đời
+ Biểu hiện của bình yên: Hiện thực của cuộc sống không phải lúc nào cũng là hồ nước yên ả, bầu trời trong xanh với những đám mây trắng mịn màng....người bình yên luôn vững vàng trong tâm..... (dẫn chứng)
+ Sự bình yên trong tâm giúp ta sống tự tin, sâu sắc, làm chủ được cuộc sống....(dẫn chứng)
KL: Cần tạo được cho bản thân sự bình yên trong tâm hồn





1,0đ

4,0đ














1,0đ









Câu 3
(10điểm)
Bài làm phải đảm bảo các ý sau:
Viết đúng kiểu bài nghị tổng hợp: chứng minh+ phân tích + giải thích
Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu.
Phạm vi kiến thức: Lấy dẫn chứng trong các tác phẩm văn xuôi từ lớp 6 đến lớp 9 phần văn học sau Cách mạng (truyện và kí...)
Bố cục:
MB: 
+ Giới thiệu khái quát vai trò của Cách mạng tháng Tám với dân tộc nói chung và với nền văn học nói riêng....
+ Khẳng định: văn học là tấm gương phản chiếu thời đại...xã hội nào thì văn học ấy
+ Dẫn lại nhận định....
TB: 
+ Giải thích: Con người mới là một khái niệm để phân biệt với con người cũ trước Cách mạng. Con người mới là người lao động được Cách mạng giải phóng, được làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống, yêu CNXH, yêu lao động, có tinh thần xả thân vì nước. Hình ảnh của họ được thể hiện rất nhiều trên hai mặt trận sản xuất và chiến đấu....
+ Chứng minh: 
LĐ 1: Cuộc sống của con người mới trước hết là tình yêu quê hương đất nước trong hoàn cảnh chiến tranh.
Phân tích dẫn chứng: 
 Ông Hai trong truyện ngắn “Làng”...
 “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”=> Bác nêu bật 
 	những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước....
 Cha con ông Sáu trong “Chiếc lược ngà”...
 Những cô gái thanh niên xung phong của Lê Minh Khuê
 Cảm hứng yêu nước qua hình tượng cây tre của Thép Mới...
	=>tre chính là con người...
LĐ 2: Tình cảm của con người mới với quê hương, đất nước trong lao động sản xuất, trong hòa bình.
Phân tích dẫn chứng: 
 Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi.....
 Lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long.....
 Vượt thác của Võ Quảng........
KB: Khẳng định lại: Dù thể hiện bằng nhiều cách khác nhau nhưng qua những trang viết các tác giả đã thể hiện được không khí thời đại kết tinh với truyền thống dân tộc...









2,0đ





6,0đ
1,0






3,0









2,0





2,0đ

Lưu ý: Trên đây chỉ là những định hướng cơ bản cần đạt được trong bài làm.
 Dựa vào thực tế bài làm của thí sinh để giám khảo cho điểm
 Khuyến khích bài làm có sáng tạo.































File đính kèm:

  • docde thi GV gioi mon van.doc