Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2012 -2013 Đề thi Môn Ngữ Văn 8

pdf4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 4925 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2012 -2013 Đề thi Môn Ngữ Văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆNNĂM HỌC 2012 - 2013
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN 8
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 02 câu và 01 trang
Câu 1. (4,0 điểm)
Đọc hai đoạn văn sau:
Đoạn 1:
“Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng
tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn
vàng ươm trùm lên cảnh vật”.
(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
Đoạn 2:
“Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói
chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà... Ngày mồng một đầu năm
hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết
nhẵn. Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!.”, nhưng chẳng ai biết những
cái kỳ diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy
những niềm vui đầu năm”.
 (An-đéc-xen, Cô bé bán diêm)
Nội dung hai đoạn văn trên gợi cho em những suy nghĩ.
Câu 2. (6,0 điểm)
“Chất người cộng sản Hồ Chí Minh - đó là tấm lòng nhân ái mênh mông mà sâu
thẳm, một tình thương quên mình... “Chất người” ấy còn thể hiện ở tinh thần “thép” vĩ
đại của người chiến sĩ...”.
(Nguyễn Hoàng Khung, Một mùa thơ rộ nở)
Hãy làm sáng tỏ tinh thần “thép” của người cộng sản Hồ Chí Minh qua hai bài
thơ “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) và “Tức cảnh Pác Bó”.
------------------- HẾT-------------------
*Lưu ý: - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆNNĂM HỌC 2012 - 2013
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: NGỮ VĂN 8
------------
A. YÊU CẦU CHUNG
Do yêu cầu của kỳ thi và đặc thù của môn thi, giám khảo cần:
1- Vận dụng “Hướng dẫn chấm” phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và
phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài việc kiểm tra kiến thức cơ bản, giám
khảo cần phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện được tố chất của một học sinh giỏi
(kiến thức vững chắc, có năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kỹ năng làm bài tốt, diễn đạt có cảm
xúc, có giọng điệu riêng...); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách.
2- Đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài nhằm đánh giá
bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng.
3- “Hướng dẫn chấm” chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó,
giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể .
4- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có
sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính
xác, khoa học, khách quan.
B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu Yêu cầu cần đạt Thangđiểm
* Hình thức và kỹ năng:
- Đây là dạng đề mở nên Hs có thể tự do lựa chọn kiểu văn bản thích hợp với khả
năng; tự do trình bày những suy nghĩ, quan điểm, nhận thức của mình về hai đoạn
văn trên, đặc biệt khuyến khích Hs có những nhận thức bằng thực tế cuộc sống trải
nghiệm của bản thân.
- Dù tự do lựa chọn kiểu văn bản phù hợp để trình bày song bài viết vẫn cần phải
đảm bảo các yêu cầu về bố cục: rõ ràng, hợp lí; diễn đạt trôi chảy, đúng văn phạm,
không sai lỗi chính tả.
0,5đ
Câu 1
(4,0đ)
* Nội dung:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được một số ý cơ bản sau:
1- Hiểu được vấn đề cơ bản mà hai đoạn văn đã gợi ra: đó là phản ánh thói vô cảm,
thờ ơ của con người trong xã hội.
2- Nhận thức của người viết về thới thờ ơ, vô cảm:
- Hiểu được thế nào là thói vô cảm, thờ ơ: Đó là không có cảm xúc, hay nói đúng
hơn là một trạng thái tinh thần mà khi ở trong đó con người không có một chút cảm
xúc hay tình cảm mang tính nhân bản nào đối với những sự vật, sự việc diễn ra
xung quanh họ, trước mắt họ.
- Người vô cảm, thờ ơ là những con người sống chỉ biết mình, không có tình thương
chia sẽ những nỗi đau, mất mát của người khác.
- Biểu hiện của thói thờ ơ, vô cảm: trên cơ sở đưa ra một số dẫn chứng minh họa Hs
khẳng định đây là thói quen xấu, không nên có ở mỗi người.
3- Bàn về tác hại của thói vô cảm, thờ ơ:
- Vô cảm là nguy cơ cho toàn XH loài người, làm mất đi lối sống đạo đức, nhân
nghĩa... của dân tộc, nhân loại lâu nay.
- Làm mất tinh thần đoàn kết, tình thần tương trợ, thương người như thể thương
thân, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” của con người.
0,5đ
1,0đ
1,0đ
4- Mở rộng vấn đề:
- Ca ngợi lối sống đúng đắn: quan tâm đến nỗi đau, khó khăn của người khác vốn là
phẩm chất tốt đẹp thể hiện sự bao dung, nhân ái của con người. (Hs nêu một vài ví
dụ như: gây quỹ từ thiện giúp các bạn nghèo vượt khó, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt,
thiên tai,...)
- Xác định thái độ sống đúng đắn cho bản thân trong tập thể, cộng đồng; thể hiện
niềm tin vài tương lai tốt đẹp của XH.
1,0đ
* Biểu điểm:
- Điểm 4: Hiểu yêu cầu của dạng đề. Có vốn kiến thức. Văn viết mạch lạc, thể hiện
những suy nghĩ trải nghiệm cá nhân sâu sắc; dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu. Trình
bày sạch đẹp. Không mắc các lỗi về chính tả, văn phạm.
- Điểm 3: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu của đề. Có vốn sống nhất định và thể hiện
điều đó qua cách lập luận khá chặt chẽ, sắc bén song dẫn chứng chưa thật sâu sắc
hoặc một đôi chỗ còn thiếu logic với lời dẫn dắt.
- Điểm 2: Cơ bản hiểu đề song việc thể hiện những suy nghĩ cá nhân về nội dung
gợi dẫn từ hai đoạn ngữ liệu còn ở mức độ nhất định. Hành văn chưa tốt, dẫn chứng
thiếu hoặc chưa thật thuyết phục. Trình bày chưa đẹp, còn mắc một vài lỗi về chính
tả.
- Điểm 1: Hiểu chưa thật đúng vấn đề. Còn lạc sang phân tích 2 đoạn ngữ liệu, kiến
thức thực tế còn hạn chế, bàn luận mở rộng vấn đề chưa có. Trình bày cẩu thả, mắc
nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Không làm bài.
* Hình thức và kĩ năng:
- Biết làm bài nghị luận văn học: Thông qua việc hiểu, cảm nhận cùng các thao tác
phân tích, đánh giá, so sánh khi làm bài, Hs làm sáng tỏ được lời nhận định: tinh
thần “thép” của người cộng sản Hồ Chí Minh qua hai bài thơ “Vọng nguyệt” và
“Tức cảnh Pác Bó”
- Kết cấu bài làm chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt; không mắc lỗi chính tả, lỗi
dùng từ và ngữ pháp.
0,5đCâu 2
(6,0đ)
* Nội dung: Có thể tiếp cận nhiều hướng song cần đạt được một số nội dung sau:
1. Giới thiệu:
- Vài nét về thi sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh, hai bài thơ “Vọng nguyệt” và “Tức cảnh
Pác Bó” (lưu ý đến hoàn cảnh sáng tác của 2 văn bản).
- Trích dẫn được lời nhận định.
0.5đ
2. Phân tích làm sáng tỏ lời nhận định:
a. Hiểu thế nào là “chất thép”:
- Qua các bài thơ của Bác, chúng ta hiểu chất “thép” chính là tinh thần chiến đấu, là
tinh thần lạc quan, tin tưởng, là nghị lực lớn lao của người chiến sĩ trong cảnh tù
đày. Muốn thơ ca có “thép” thì nhà thơ phải có sẵn “thép” trong tâm hồn. Có điều
là chất “thép” trong thơ Bác có lúc được biểu hiện một cách trực tiếp, có lúc lại
diễn tả một cách gián tiếp. Dù ở dạng thức biểu đạt nào, nhưng cách nói của Bác
đều thâm trầm, bình dị, thấm thía.
b. Tinh thần “thép” trong bài “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt):
- Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày cực khổ (không có những điều kiện tối
thiểu để thưởng trăng: không rượi, không hoa, không tự do), nhưng người tù cách
mạng Hồ Chí Minh vẫn thưởng thức trọn vẹn, không bị vướng bận bởi hoàn cảnh.
Người ung dung thưởng thức trăng với một tâm hồn rất nghệ sĩ. Như vậy, nhà tù chỉ
có thể giam cầm được thân xác chứ không thể giam cầm tinh thần của Người. Bài
thơ cho thấy một cuộc vượt ngục với một sức mạnh tinh thần to lớn của người tù –
4.5đ
chiến sĩ - thi sĩ. Nhà tù, song sắt (thế giới của chiến tranh, hiện thực tàn bạo) trở nên
vô nghĩa trước vầng trăng (thế giới tự do, của cái đẹp). Đằng sau những vần thơ của
Bác là một tinh thần “thép”, sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên mọi
hoàn cảnh.
c. Tinh thần “thép” trong bài “Tức cảnh Pác Bó”:
- Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”: thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của
người chiến sĩ cách mạng. Bài thơ thể hiện niềm vui, sự thích thú trong cuộc sống
đầy gian khổ ở núi rừng: ngủ trong hang tối, ăn cháo bẹ, rau măng, bàn làm việc là
tảng đá chông chênh. Người chiến sĩ trong bài thơ là một nhà thơ luôn tìm thấy sự
hài hòa với thiên nhiên, thư thái với thiên nhiên, đặc biệt là luôn vững tinh thần lạc
quan tin tưởng ở sự nghiệp cách mạng gian khổ nhưng sẽ giành thắng lợi.
(Hs cần song song phân tích những hình ảnh chơ tiêu biểu để làm cụ thể hóa lời
bàn luận, đánh giá trên)
3. Đánh giá:
- Chất “thép” trong hai bài thơ (cũng như trong thơ Người nói chung) thể hiện tinh
thần kiên cường bất khuất vượt lên và chiến thắng mọi gian lao, thiếu thốn; ở bản
lĩnh vững vàng tự chủ trong mọi tình huống, hoàn cảnh, giữ vững sự tự do về tinh
thần và những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống.
- Chất “thép” còn thể hiện ở tinh thần lạc quan luôn hướng về sự sống, ánh sáng và
niềm tin, tin ở ngày mai của cách mạng.
(Hs có thể có những so sánh, liên hệ riêng nhưng phải đảm bảo được mạch văn)
0.5đ
* Biểu điểm:
- Điểm 6: Hiểu và đáp ứng xuất sắc các yêu cầu của đề. Có vốn kiến thức phong
phú, năng lực cảm thụ tác phẩm tốt từ đó có những đánh giá, phân tích làm sáng tỏ
lời nhận định một cách sâu sắc, xác đáng,... Cấu trúc bài viết độc đáo, văn viết mạch
lạc và bước đầu có giọng điệu riêng. Trình bày sạch đẹp.
- Điểm 5: Đáp ứng tốt các yêu cầu. Nắm vững các tác phẩm và có sự cảm thụ tốt;
vượt qua sự cóp nhặt bắt chước. Diễn đạt trôi chảy. Hình thức bài sáng sủa.
- Điểm 4: Xử lí khá tốt phần nhận định, viết trôi chảy song chưa sắc sảo do chưa có
kiến thức lí luận để bám sát đề bài.
- Điểm 3: Thuần tuý phân tích 2 văn bản.
- Điểm 2: Xử lí không tốt các yêu cầu của đề bài hoặc viết nhiều nhưng rất lộn xộn.
- Điểm 1: Chưa hiểu đề,kiến thức về tác phẩm sơ sài hoặc sai sót, kĩ năng viết yếu.
- Điểm 0: Không làm bài.
-------------------- HẾT --------------------

File đính kèm:

  • pdfDe HSG Van 8 1213.pdf