Kiểm tra văn học trung đại môn văn

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra văn học trung đại môn văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 kiểm tra văn học trung đại
đề số 1 :
Câu 1 : tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương thuộc thể loại gì ?
A, Truyền kì
B, Tiểu thuyết chương hồi
C, Truyện thơ
D, Truyện ngắn
Câu 2 : Nguyễn Du là người Việt Nam đầu tiên được công nhận là danh nhân văn hoá thế giới, đúng hay sai ?
A, Đúng
B, Sai.
Câu 3 : Hối Trai là tên tự của nhà văn nào ?
A, Nguyễn Du
B, Nguyễn Dữ
C, Nguyễn Đình Chiểu
Câu 4 : ý nào nói đúng nhất vẻ đẹp của mùa xuân được gợi ra từ hai câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân ?
A. Mới mẻ, tinh khôi và giàu sức sống.
B. Khoáng đạt và trong trẻo.
C. Nhẹ nhàng và tinh khiết.
D. Cả ba ý trên.
Câu 5 : Trong đoạn thơ: "Gần xa…như nêm", không khí tấp nập, nhộn nhịp của lễ hội được gợi lên nhờ những yếu tố nghệ thuật nào?
A. Phép so sánh kết hợp với dùng từ láy.
B. Dùng từ láy kết hợp với phép ẩn dụ.
C. Phép ẩn dụ kết hợp với phép so sánh.
D. Phép ẩn dụ kết hợp với phép so sánh và từ láy.
Câu 6 : Miêu tả sắc đẹp của chị em Thuý Kiều, tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì ?
A, Bút pháp ước lệ
B, Bút pháp tả thực
C, Kết hợp cả ước lệ và tả thực.
Câu 7 : Câu nói sau là của nhân vật nào trong tác phẩm Lục Vân Tiên ?
A, Lục Vân tiên
B, Ông Ngư
C, Trịnh Hâm
D, Kiều Nguyệt Nga
Câu 8 : Tên gọi Truyện Kiều và Đoạn trường tân thanh giống và khác nhau như thế nào ?
Câu 9 : Ghi lại những luận điểm cần có trong phần thân bài cho đề bài sau : Phân tích bi kịch và vẻ đẹp của người phụ nữ qua Chuyện người con gái Nam Xương và Truyện Kiều.

kiểm tra văn học trung đại
đề số 2 :


Câu 1. Sắp xếp lại cho đúng thể loại :

Tên tác phẩm
Tên thể loại
Quang Trung đại phá quân Thanh
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Cảnh ngày xuân
Lục Vân Tiên gặp nạn
Thuý Kiều ở lầu Ngưng Bích
Chuyện người con gái Nam Xương 
Truyện cổ tích
Truyện truyền kì
Tuỳ bút
Tiểu thuyết lịch sử chương hồi
Truyện Nôm khuyết danh
Truyện Nôm


Câu 2 : Truyện Lục Vân Tiên được viết bằng chữ gì ?
A, Chữ Hán
B, Chữ Nôm
C, Chữ quốc ngữ
D, Chữ Pháp


Câu 3 : Truyện Lục Vân Tiên gần với thể loại truyện nào mà em đã học ?
A, Thần thoại
B, Truyền thuyết
C, Truyện cổ tích
D, Truyện ngụ ngôn


Câu 4 : Tìm những điểm giống nhau về thể loại, ngôn ngữ và nghệ thuật xây dựng nhân vật của hai tác phẩm Truyện Kiều và Truyện Lục Vân Tiên ? ( lấy dẫn chứng cụ thể )


Câu 5 : Ghi lại những phẩm chất chung giữa Vũ Nương, Thuý Kiều và Kiều Nguyệt Nga ? ( lấy dẫn chứng cụ thể )














kiểm tra văn học trung đại
đề số 3 :


Câu 1 : Chuyện người con gái Nam Xương được đánh giá như thế nào ?
A, Thiên cổ kì bút
B, Khúc Nam âm tuyệt xướng
C, Kiệt tác văn học

Câu 2 : Nhận xét sau nói về tác giả nào ?
Thư sinh giết giặc bằng ngòi bút
A, Nguyễn Du 
B, Nguyễn Dữ
C, Nguyễn Đình Chiểu

Câu 3 : Đọc kĩ hai câu thơ sau và cho biết tâm trạng tức nỗi nhà của Thuý Kiều ở đây cụ thể là gì ?
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng

Câu 4 : Ghi lại những nét chính về nội dung và nghệ thuật của một số văn bản sau :

Tên văn bản
Nét chính về nội dung
Nét chính về nghệ thuật
Kiêù ở lầu Ngưng Bích
Chuyện người con gái Nam Xương 
Quang Trng đại phá quân Thanh.



Câu 5 : Ghi lại ý nghĩa của chi tiết kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương ( lấy dẫn chứng cụ thể ).



















kiểm tra văn học trung đại
đề số 4 :

Câu 1 : Nguyễn Du là người Việt Nam đầu tiên được công nhận là danh nhân văn hoá thế giới, đúng hay sai ?
A, Đúng
B, Sai.

Câu 2 : Giá trị nhân đạo cao cả của Truyện Kiều thể hiện ở những nội dung cơ bản nào?
A. Toát lên niềm cảm thương sâu sắc trước những đau khổ của con người, đồng thời lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo.
B. Trân trọng, đề cao vẻ đẹp của con người từ hình thức, phẩm chất đến những mơ ước, khát vọng chân chính.
C. Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời.
D. Gồm A, B.

Câu 3. Cụm từ"Gần xa nô nức yến anh" trong câu thơ:"Gần xa nô nức yến anh" sử dụng phép tu từ nào?
A. Hoán dụ.
B. ẩn dụ.
C. Nhân hoá.
D. So sánh.
Câu 4. Đoạn thơ: "Tà tà bóng ngả… bắc ngang", có điểm nổi bật là gì?
A. Dùng nhiều động từ, tính từ.
B. Dùng nhiều động từ và từ láy.
C. Dùng nhiều từ láy gợi cảm.
D. Dùng nhiều từ đồng nghĩa.
Câu 5 . Nhận xét nào đúng về bức tranh chiều tà trong sáu câu thơ trên?
A. Mọi chuyển động nhẹ nhàng.
B. Cảnh mang nét dịu nhẹ của mùa xuân.
C. Tâm trạng con người nhuốm trên cảnh vật.
D. Cả ba ý trên.
Câu 6 : Chỉ ra giá trị nhân đạo trong các đoạn tích truyện Kiều đã học ( lấy dẫn chứng và phân tích cụ thể ).


kiểm tra văn học trung đại
đề số 5 :

Đọc kĩ lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều và trả lời những câu hỏi sau :

Câu 1 : Từ hoa trong lệ hoa mấy hàng được dùng theo nghĩa nào ?
A, Nghĩa gốc
B, Nghĩa chuyển

Câu 2 : Sự chuyển nghĩa của từ hoa trong lệ hoa theo phương thức nào ?
A, ẩn dụ
B, Hoán dụ

Câu 3 : Câu thơ : “ Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai ” sử dụng phép tu từ gì ?
A, So sánh
B, Nhân Hoá
C, ẩn dụ
D, Nói quá

Câu 4 : Trong các từ sau từ nào không phải là từ láy ?
A, Ngại ngùng
B, Đắn đo
C, Dặt dìu
D, Cò kè

Câu 5 : Câu nghi vấn : 
 Rằng mua ngọc đến Lam Kiều
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường
Dùng để làm gì ?
A, Dùng để hỏi
B, Dùng để đe doạ
C, Dùng để phủ định
D, Dùng để bộc lộ cảm xúc

Câu 6 : Lời thoại của Mã Giám Sinh tuy rất hoa mĩ nhưng vẫn đảm bảo được phương châm lịch sự trong hội thoại. Vì sao ?
A, Lời nói đó giả dối, lừa bịp.
B, Lời nói của hắn mâu thuẫn với hành vi, cử chỉ của hắn
C, Lời nói của hắn mâu thuẫn với những lời thoại hắn mới xuất hiện
D, Tất cả lí do trên.

Câu 7. Chỉ ra sự khác nhau trong cách miêu tả chân dung nhân vật trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều. ( lấy dẫn chứng và phân tích cụ thể).







kiểm tra văn học trung đại
đề số 6 :

Câu 1 : Em hãy sắp xếp lại thứ tự của các tác phẩm sau theo đúng trình tự thời gian mà tác phẩm ra đời 
A, Truyện Lục Vân Tiên
B, Chuyện người con gái Nam Xương 
C, Truyện Kiều

Câu 2 : Truyện Kiều là tên mà Nguyễn Du đặt cho tác phẩm của mình, đúng hay sai ?
A, Đúng 
B, Sai

Câu 3 : Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện như thế nào ở đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
A, Nỗi đau đớn, xót xa trước tình cảnh con người bị hạ thấp, bị chà đạp
B, Sự khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc bọn buôn người bất nhân, tàn bạo
C, Cả hai ý trên.

Câu 4 : Nhân cách lớn của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu thể hiện ở những điểm nào ?
A, Nghị lực sống và cống hiến cho đời
B, Lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngọai xâm
C, Cả hai điểm trên.

Câu 5. từ khoá xuân trong câu thơ : Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân được hiểu theo nghĩa nào ?
A, Khoá kín tuổi xuân
B, Tước đoạt tuổi xuân
C, Cả hai ý trên đều sai.

Câu 6 : tác phẩm truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác vào thời kì nào ?
A, trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta
B, Sau khi thực dân Pháp xâm lợc nước ta.

Câu 7 : Nhân vật Lục Vân Tiên là nhân vật thể hiện ước mơ và lí tưởng sống của Nguyễn Đình Chiểu. Đúng hay sai ? Giải thích cụ thể vì sao ?

Câu 8 : Nhận xét của em về kết thúc của Truyện Kiều và Chuyện người con gái Nam Xương ? Có dẫn chứng và lí lẽ cụ thể.


File đính kèm:

  • docde kiem tra van hoc trung dai(1).doc
Đề thi liên quan