Kiểm tra văn học – tiết 41- Tuần11 Trường THCS Tam Hưng

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra văn học – tiết 41- Tuần11 Trường THCS Tam Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Tam Hưng Kiểm tra Văn học – Tiết 41- Tuần11 
Họ và tên:………………………. Thời gian làm bài: 45 phút 
Lớp : 8A
 Điểm




 Lời phê của cô giáo

I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1: Hoàn thành những thông tin vào bảng sau:
 
Tên văn bản
Tác giả
Th.gian sáng tác
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Trong lòng mẹ
Nguyên Hồng

Hồi kí
TS - MT - BC
Lão Hạc

1943



O Hen-ri

truyện ngắn
TS - MT - BC
Đánh nhau với cối xay gió

TK XVI-XVII

TS - MT - BC

Câu 2: Điền Đ (nếu đúng), điền S (nếu sai) vào ô trống sau mỗi nhận xét sau:

- Ngô Tất Tố là nhà văn của những người cùng khổ. 
- Văn Thanh Tịnh giàu chất thơ còn văn Nam Cao giàu chất triết lí . 
- Nam Cao là nhà văn của chủ nghĩa nhân đạo thống thiết.
- Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em.

Câu 3: Nối những thông tin ở cột A và thông tin ở cột B cho phù hợp

Cột A

Cột B
1. Tôi đi học

a. Xây dựng nhân vật qua hành động
2..Tức nước vỡ bờ 

b. Miêu tả giáu chật hội họa
3. Cô bé bán diêm

c. Truyên giàu chất thơ
4. Hai cây phong

d. Đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng
e.Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc 
Câu 4 Vì sao chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn cùng tên được xem là một kiệt tác?
Vì chiếc lá được vẽ giống như thật, trong đêm mưa gió, rét mướt.
Vì nó được vẽ bằng tất cả tình yêu thương, sự hi sinh cao thượng của cụ Bơ-men 
Vì nó đã truyền cho Giôn xi tình yêu cuộc sống và nghị lực sống.
	D. Cả ba phương án trên.
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 5, 6.
 	"Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi, chúng nó khua guốc inh ỏ i và nô đùa ầm ĩ trên vỉa hè. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra dưới con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc". 
(Trích "Trong lòng mẹ" - Nguyên Hồng)
Câu 5: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung đoạn trích trên?
 A. Đoạn văn chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của bé Hồng.
 B. Đoạn văn chủ yếu trình bày sự hờn tủi của Hồng khi chưa gặp mẹ.
 C. Đoạn văn chủ yếu trình bày niêm khát khao được gặp mẹ của bé Hồng.
 D. Đoạn văn chủ yếu trình bày tâm trạng của bé Hồng khi gặp mẹ.
Câu 6: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn?
 A. Nhân hoá B. ẩn dụ
	C. So sánh D. Tương phản
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 7 :(2 điểm) Viết đoạn văn trình bày nội dung, nghệ thuật của văn bản "Tức nước vỡ bờ" .
 Cõu 8: (5điểm)) Viết bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao.
 Bài làm 
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
 
 Đáp án và biểu điểm (Tiết 41- tuần 11)
I. Phần trắc nghiệm 
Câu 1: (1điểm) Điền các thông tin: 
Tên văn bản
Tác giả
Th.gian sáng tác
Thể loại
Phương thức biểu đạt


1938



Nam Cao

truyện ngắn
TS-MT-BC
Chiếc lá cuối cùng

TK XX



Xéc-van-tét

tiểu thuyết

Câu 2: (0.25điểm) Điền S, Đ, S, Đ 
Câu 3: (1 điểm) 1-e; 2-a, 3-d; 4-b. (đúng một ý 0.25 điểm)
Câu 4: (0,25 điểm) D
Câu 5: (0.25 điểm) C
Câu 6: (0.25 điểm) C
II. Phần tự luận 
Cõu 7 : (2điểm) Viết đoạn văn phải nêu được cỏc ý sau:
 - Bằng ngòi bút sinh động, đoạn văn vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội PK, đã đẩy người nông dân vào cảnh khổ cực, khiến họ phải liều mạng chống lại.
 - Đoạn trích cho thấy vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
Câu 8: (5 điểm)
 * Hình thức: 
- Viết bài theo bố cục ba phần, trình bày sạch đẹp, viết đúng chính tả : (1 điểm).
* Nội dung: Bài viết đảm bảo các ý sau:
- MB : (0.5 điểm) Giới thiệu sơ lược về văn học Việt Nam 1930 – 1945, trong đó có dòng văn học Hiện thực phê phán mà tiêu biểu là nhà văn Nam Cao rất thành công với đề tài người nông dân. Lão Hạc là một nhân vật thành cônh xuất sắc của Nam cao về đề tài này. 
-TB : (3 điểm) Gồm các ý .
 + Hoàn cảnh của Lão Hạc.
 + Những phẩm chất tốt đẹp của lão Hạc: một lão nông thuần phác, đôn hậu, thương con, tự trọng.
 + Giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm.
- KB : (0.5 điểm) Khẳng định phẩm chất tốt đẹp của lão Hạc.
 

File đính kèm:

  • docKiem tra 1 tiet van hoc Tiet 41.doc
Đề thi liên quan