Kiểm tra tổng hợp cuối năm môn văn

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra tổng hợp cuối năm môn văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ONTHIONLINE.NET
Phòng GD- ĐT Vũ Thư
Trường THCS Tân Lập
Kiểm tra tổng hợp cuối năm


Ma trận thiết kế đề kiểm tra

Chủ đề
Các cấp độ tư duy
Tổng

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng


Tn
tl
Tn
tl
Tn
tl

Phần Văn
(Truyện – Thơ)
2



2



1



5



0,5



0,5



0,25


1,25

Tiếng Việt
1



2







3



0,25



0,5






0,75

Tập làm văn






1



1


2








2



6

8
Tổng
3



4

1

1

1

8
2


0,75



1

2

0,25

6
2
8

Đề bài: 
I.trắc nghiệm (2,0 điểm)
Chọn một trong bốn phương án A, B, C, D để trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1
Nhận định nào nói đầy đủ nhất về các hình thức phát triển từ vựng tiếng Việt?
A.
ý B và C dưới đây.
B.
Phát triển về nghĩa.
C.
Tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
D.
Thay đổi hoàn toàn cấu tạo và ý nghĩa của các từ cổ.

Câu 2 
Câu thơ nào mang hàm ý?
A.
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương.
B.
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng.
C.
Đêm nay rừng hoang sương muối.
D.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.

Câu 3
Xét về mục đích nói, câu thơ “Ngủ đi! Ngủ đi!” thuộc kiểu câu gì?
A.
Cấu khiến 
B.
Trần thuật
C.
Nghi vấn
D.
Cảm thán


Câu 4
Trong số những bài thơ sau, bài thơ nào đã được sáng tác trong hoàn cảnh rất đặc biệt và thể hiện khát vọng được làm đẹp cho cuộc đời?
A.
Mùa xuân nho nhỏ
B.
Sang thu
C.
Viếng lăng Bác
D.
Nói với con

Câu 5 
Dòng nào sau đây nêu đúng tâm tư, tình cảm của tác giả trong bài “Sang thu”
A.
Những cảm nhận tinh tế về biến đổi của đất trời ở thời điểm cuối hạ sang thu
B.
Tình yêu quê hương và những kỉ niệm tuổi thơ.
C.
Niềm tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên quê hương.
D.
Tình yêu tha thiết với mùa thu đất Việt.

Câu 6
“Chuyện người con gái Nam Xương” có nguồn gốc từ đâu?
A.
Truyện cổ tích
B.
Lịch sử
C.
Dã sử
D.
Truyền thuyết

Câu 7
Dòng nào nhận xét đúng về chi tiết cái bóng trong tác phẩm “Chuyện người con gái nam Xương”?
A.
Thắt nút, mở nút cho câu chuyện.
B.
Thể hiện tính cách nhân vật
C.
Làm câu chuyện hấp dẫn
D.
Là yếu tố truyền kì.

Câu 8 
Dòng nào nêu nhận xét không phù hợp với những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm “ Làng” – Kim Lân.
A.
Giọng văn giàu màu sắc trữ tình, biểu cảm.
B.
Xây dựng tình huống tâm lí đặc sắc.
C.
Sử dụng chính xác ngôn ngữ nhân vật quần chúng.
D.
Miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng nhân vật.


II.tự luận: (8,0 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Tóm tắt đoạn trích truyện “Những ngôi sao xa xôi” của lê Minh Khuê.
Câu 2: (6 điểm)
Suy nghĩ của em về nhân vật người cha trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.





đáp án 
I. Phần trắc nghiệm 
 (Mỗi câu 0,25 điểm, 

	II. Phần tự luận: (8,0 điểm).
Câu 1(2 điểm) 
Học sinh tóm tắt đoạn tích “ Những ngôi sao xa xôi” của lê Minh Khuê một cách ngắn gọn khoảng 8- 10 câu. Đảm bảo có các sự việc sau:
- Truyện kể về 3 cô gáI thanh nien trên tuyến đường TS thời chống Mĩ: Thao, Nho, Phương Định. Công việc của họ là theo dõi địch ném bom, đếm bon chưa nổ, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, khi cần thì phá bom.
- Mỗi người có mọt tính cách riêng nhưng cả đều dũng cảm trong công việc và rât hồn nhiên yêu đời trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ ác liệt.
- Nhà văn nói kĩ hơn về Phương Định, 1 cô gáI Hà Nội khá xinh đẹp có các tính với những hồi tưởng đẹp về tuổi niên thiếu ở đất kinh thành.
- Tác giả tập trung miêu tả 1 cuộc phá bom nổ chậm : Hầm sập, nho bị thương vùi trong đất, Thao và PĐ moi đất cứu Nho lên. Truyện khép lại khi 1 cơm mưa đá bất chợt đến rồi bất chợt đI khiến PĐ bỗng nhớ về bao kỉ niệm thời niên thiếu êm đềm ở Thủ đô nơI có những ngôI sao xa xôi trên bầu trời thành phó, giờ đây đang xoáy mạnh như sóng trong lòng cô.
Câu 2 (6 điểm)
* Yêu cầu chung:
Về kĩ năng:- Học sinh biết làm một bài văn nghị luận.
 	- Diễn đạt lưu loát, văn có cảm xúc.
Về kiến thức:
	- Người cha trong tác phẩm có tình yêu thương con rất sâu nặng và cảm động. Tình cảm đó được thể hiện nổi bật trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
* Yêu cầu cụ thể:
1. Tình cảnh éo le của ông Sáu: (1,0 điểm)
	- Ông Sáu đi chiến đấu xa nhà không biết mặt con, khao khát được gặp con. (1,0 điểm)
	- Sau 8 năm kháng chiến, ông về thăm nhà, hình dung cảnh con đón nhận mình, nhưng bé Thu lại xa lánh, không nhận cha. 
2. Những trạng thái tình cảm của ông Sáu đối với con: (4,0 điểm)
	- Vui mừng khi được về gặp con (D/C và phân tích).
	- Đau khổ và bất lực khi con không nhận và xa lánh. Ông đã tìm cách dỗ dành, thậm chs đã đánh con, rồi ân hận, rằn vặt. (D/C và phân tích).
	- Đúng lúc phải xa con, đứa con mới nhận cha, giờ phút chia tay diễn ra thật xúc động: người cha sung sướng, hạnh phúc, hứa sẽ làm cho con chiếc lược (D/C và phân tích)
	- Ông Sáu chăm chú và cẩn thận, dồn hết tình yêu thương vào việc làm cho con chiếc lược ngà 
	+ Vào rừng sâu, kiếm được đoạn ngà voi, ông Sáu vui mừng “hớt hải chạy về” , khoe với bạn “hớn hở như đứa trẻ được quà”.
	+ Lấy vỏ đạn 20 li làm một cây cưa nhỏ “cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc ; trên lược có khắc dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”
3. Thành công về mặt nghệ thuật của tác phẩm: sáng tạo tình huống truyện éo le, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam bộ… (0,5 điểm) 
4. Tình cảm của ông Sáu đối với con thật sâu nặng, khiến người đọc cảm động và thấm thía về tình cảm cha con trong chiến tranh. (0,5 điểm).
* Lưu ý:
	- Mỗi ý trong câu 2 phần tự luận chỉ đạt điểm tối đa khi đảm bảo các yêu câu cả về kĩ năng và nội dung.
	- Trên đây chỉ là gợi ý, các giám khảo cần vận dung linh hoạt, khuyến khích những bàI viết có câu, đoạn văn sáng tạo.
	- Cho lẻ đến 0,25 điểm.
======================================================

File đính kèm:

  • docde kiem tra van 9 ki 2.doc
Đề thi liên quan