Kiểm tra lí thuyết thời gian: 60 phút

doc4 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 915 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra lí thuyết thời gian: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA LÍ THUYẾT
THỜI GIAN: 60 PHÚT
----------o0o----------
1. Khi cây lúa chớm cháy lá, dùng thuốc nào sau đây để điều trị?
a. Tilt, Derosal	b. Basudin	c. Furadan	d. Rovral
2. Khi sử dụng thuốc hoá học, thì:
a. Liều lượng bao nhiêu cũng được	b. Càng nhiều càng tốt
c. Càng ít càng tốt	d. Lưu ý 4 đúng: lượng, loại, lúc và cách
3. Khi cần phun thuốc diệt cỏ thì cần phải phun như thế nào?
a. Đi phun ngược theo chiều gió	b. Đi phun xéo với hướng gió
c. Đi phun thẳng góc chiều gió	d. Đi phun xuôi theo chiều gió
4. Các giống lúa cải tiến đã được lai tạo thường có:
a. Thân thấp, thẳng đứng, cứng rạ
b. Thời gian sinh trưởng dài
c. có tính cảm quan
d. Thân cao, lóng dài, bẹ thường không ôm kín thân
5. Sâu cuốn lá nhỏ gây thiệt hại nhiều nhất vào:
a. Lúa chín vụ hè thu	b. Lúa chín vụ đông xuân
c. Lúa trổ vụ đông xuân	d. Lúa trổ vụ hè thu
6. Có thể sử dụng thuốc trừ bệnh:
a. Trước khi gieo trồng để diệt mầm bệnh	b. Khi sau bệnh phát triển đến mức gây hại về kinh tế
c. Bất cứ lúc nào để ngăn ngừa sâu bệnh	d. Với liều lượng tuỳ ý
7. Để phòng bệnh “cháy lá” trên lúa, người ta thường gieo mạ:	
a. Trong đất khô, bón phân đạm làm nhiều lần
b. Trong đất ngập nước, bón phân đạm làm nhiều lần
c. Trong đất ngập nước, bón nhiều phân đạm một lúc
d. Trong đất khô, bón nhiều phân đạm làm một lúc
8. Các loại thuốc dạng hạt có tính chất:
a. Dễ bay đi xa nếu rãi mà không có nước	b. Ít độc và ít bị cuốn xa khỏi khu vực rãi
c. Phải pha trộn với nước	d. Thích hợp để xử lí trên lá
9. Thân lúa gồm có mắt và lóng nối tiếp nhau, thông thường khi lúa trổ đòng thì:
a. Các lóng trên cùng vươn dài ra	b. Các lóng trên cùng ngắn hơn các lóng 
 bên dưới
c. Các lóng và mắt gần như đều nhau	d. Các lóng dưới cùng vươn dài ra
10. Hạn chế tôi đa việc sử dụng thuốc hoá học trong vòng 40 ngày sau khi sạ, cấy là để:
a. Tiết kiệm hoá chất	b. Lúa dễ trổ bông
c. Cây phát triển tốt	d. Bảo vệ thiên địch
11. Danh từ đòng lúa để chỉ:
a. Bông lúa chưa nở, còn nằm trong bẹ lá	b. Cây lúa còn non
c. Bông lúa vàng chín	d. Bông lúa đã nở
12. Cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, sẽ có thể:
a. Ít bị thiệt hại do cỏ dại
b. Làm giảm số lượng chuột và rầy vì chúng không thể hoàn chỉnh nhiều thế hệ trên cây
c. Có thời gian hồi phục nhanh hơn sau khi bị phá hoại
d. Tăng số lượng chuột và rầy vì chúng dễ phát triển
13. Để xác định tuổi mạ cấy (có thể nhổ đem cấy) người ta dùng công thức:
 Tuổi mạ = (n – 1) × 7. Trong đó n là thời gian sinh trưởng của cây lúa.
a. n tính bằng năm	b. n tính bằng tháng
c. n tính bằng tuấn	d. n tính bằng ngày
14. Ở đất phù sa phèn mặn, khi bón phân đạm nên dùng
a. Phân Super lân	b. Phân SA	c. Phân Apatit	d. Phân Urea
15. Khi sử dụng nông dược, thuốc có thể thâm nhập vào cơ thể qua các đường: hô hấp, da, tiêu hoá; trong dó qua đường nào đễ bị nhiễm nhất?
a. Qua đường tiêu hoá	b. Qua đường tiêu hoá và da
c. Qua da	d. Qua đường hô hấp và da
16. Bón thúc là bón phân trong thời gian:
a. Khi lúa đã trổ đòng	b. Khoảng 15 ngày sau khi cấy
c. Khi làm đất, chuẩn bị gieo trồng	d. Khi sắp sửa thu hoạch lúa để hạt lúa mẩy 
 to
17. Khi sử dụng phương pháp cấy để trồng lúa, thì:
a. Khó khăn cho việc làm cỏ bằng tay	b. Cấy làm tăng sự phát triển của cỏ dại
c. Cấy làm giảm sự phát triển của cỏ dại	d. Cấy sẽ tạo mật độ dầy
18. Trên cay lúa, triệu chứng thiếu đạm thường xảy ra:
a. Trước tiên ở lá già rồi đến các lá non	b. Trước tiên ở lá non rồi lại sang lá già
c. Ở các vị trí bất kỳ trên cây	d. Trên thân lúa
19. Để năng suất lúa đạt tối đa cần có biện pháp:
a. Giúp lúa ra nhiều chồi để có nhiều hạt
b. Tăng tỉ lệ hạt chắc, không cần tăng số hạt trên đơn vị diện tích
c. Để tỉ lệ hạt chắc không giảm khi số hạt trên đơn vị diện tích tăng
d. Giúp gia tăng số hạt trên đơn vị diện tích càng nhiều càng tốt
20. Dùng phương pháp sạ thẳng khi trồng lúa thì sẽ:
a. Có mật độ cây dày	b. Làm giảm mật số cỏ dại vì lúa đã phủ hết
c. Có mật độ cây thưa	d. Gây khó khăn cho các loại rầy và sâu 
 bệnh
21. Bón phân đạm hiệu quả nhất khi
a. Vùi phân vào đất, ruộng có nước	b. Rải phân chung quanh gốc lúa
b. Vùi phân vào đất, ruộng khô	d. Rải phân trên lúa
22. Cỏ dại cạnh tranh với lúa về:
a. Ánh sáng, nhiệt độ, nước	b. Ánh sáng, chất dinh dưỡng, nước
c. Nhiệt độ, nước, độ ẩm	d. Ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng
23. Biện pháp kỹ thuật để tăng số hạt trên bông là:
a. Bón thúc phân N trên cây	b. Để ruộng ít nước, tích cực phòng trừ sâu 
 bệnh
c. Bón lót phân N	d. Bón thúc phân xanh cho cây
24. Lúa trồng vụ Đông Xuân thường gieo vào:
a. Tháng 4 – 5, thu hoạch tháng 8	b. Tháng 11 – 12, thu hoạch tháng 2 – 3
c. Đầu mùa mưa, thu hoạch cuối mùa mưa	d. Tháng 7, thu hoạch tháng 11
25. Nên cày sớm sau thu hoạch để:
a. Còn dùng được phân của mùa trước	b. Cho đất tơi xốp
c. Diệt cỏ dại	d. Dễ bón thúc cho cây
26. Trên ruộng lúa, mức độ phân đạm cao thì:
a. Cây lúa phát triển được tốt, không bị bệnh nhờ dư thừa chất dinh dưỡng
b. Cỏ dại kém phát triển vì lua đã sử dụng hết phân
c. Thuận lợi cho những đối tượng gây hại lúa
d. Cây ít bị sâu bệnh vì cây mạnh
27. khi cây lúa bắt đầy phân hoá đòng, một chồi được xem là hữu hiệu khi:
a. Có thật nhiều lá	b. Có trên 3 lá	c. Có 2 lá	d. Chỉ cần 1 lá
28. Trên cây lúa, lá cờ là:
a. Lá dưới cùng cây lá	b. Lá mầm
c. Lá mọc đàu tiên khi hạt nảy mầm	d. Lá trên cùng, mọc kề với bông lúa
29. Dịch rầy nâu thường xảy ra do:
a. Có sự phát triển hệ thống thủy lợi	b. Sử dụng nông dược làm chết các loại 
 thiên địch có ích
c. Sử dụng phân bón thái hóa	d. Cả 3 câu trên đều đúng
30. Để lúa đạt năng xuất cao, phân lân phải được bón ở giai đoạn
a. Bón lót, bón đón đòng	b. Bón nuôi hạt
c. Bón lót, bón thúc sớm	d. Bón nuôi đòng, bón đòng
31. Để diệt chuột trong ruộng lúa (có hiệu quả cao), cần phải:
a. Diệt chuột xen kẽ ở các ruộng lúa trong khu vực gần nhau
b. Đợi đến khi lúa chín mới bắt đầu diệt chuột
c. Diệt chuột đồng loạt ở mọi ruộng lúa trong khu vực gần nhau
d. Bắt đầu diệt chuột trong hai tuần sau khi cấy và tiếp tục đến khi lúa chín
32. Giống lúa nào có bẹ lá ôm sát thân thì:
a. Cây lúa bị vướng, dễ đỗ ngã
b. Lá khó nằm ngang để hứng được nhiều ánh sáng nên quang hợp kém
c. Bẹ lá làm hạn chế sự mọc dài của lóng
d. Cây lúa đứng vững, khó đỗ ngã, phát triển tốt
33. Có thể dùng loại phân nào dưới đây để diệt rầy nâu:
a. Cyper Alpha	b. P2O5	c. Bassa	d. Apatit
34. Bón lót là bón phân khi:
a. Sắp sửa thu hoạch để hạt lúa phồng lên	b. Lúa đã trổ bông
c. Sau cấy 15 ngày	d. Cày bừa
35. Khi nhổ mạ đem cấy, người ta thường:
a. Nhổ từng tép một	b. Lấy một nắm to để đở mất thời gian
c. Lấy một bụi to cùng cả đất đem trồng	d. Nhổ từ 2 – 3 tép
36. Có một nông dược với liều dùng là 480 lít dung dịch trên một ha. Một nông dân dùng bình 10 lít để phun cho một thửa ruộng 0,25ha. Vậy phải phun bao nhiêu lần?
a. 8 lần	b. 12 lần	c. 48 lần	d. 6 lần
37. Khi sử dụng nông dược dạng bột hoà nước (BHN), người ta cho vào bình phun (bình xịt) theo cách sau:
a. Đổ nước vào đến ½ bình, cho bột đã quấy đều với một ít nước vào, sau đó thêm nước vào bình
b. Cho nước vào gần đầy bình rồi cho bột vào
c. Đổ nước vào gần đầy bình, cho bột vào quấy đều với một ít nước
d. Cho bột vào trước sau đó cho nước vào đến gần đầy bình
38. Trong việc kiểm tra ruộng lúa, để phát hiện sâu bệnh, nông dân có thể nhổ khoảng 20 bụi lúa theo cách nào sau đây được xem là hữu hiệu nhất?
a. Theo một hàng dọc từ đầu này đến đầu kia ruộng
b. Nhỗ ngẫu nhiên tuỳ ý
c. Theo đường chéo nối hai góc đối diện trong ruộng lúa
d. Dọc hết chu vi của ruộng lúa
39. Muốn biết có nên bón thúc cho cây lúa hay không, ta cần:
a. Không cần xen yếu tố nào cả, vì bón thêm cho cây lúa lúc nào cũng tốt
b. Xem lúa đã có nhiều hạt hay chưa, nếu ít hạt thì nên bón thúc
c. Bón sau khi cấy hai tuần
d. Xem màu lá, đếm số hạt, số chồi
40. Phân đơn gồm các loại:
a. DAP, NPK	b. Sirius	c. Apatit, KCL	d. Bassa
---------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docKiem tra li thuyet nghe pho thong trong lua.doc