Kiểm tra học kỳ I Môn Văn 8

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2610 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ I Môn Văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KỲ I
Câu 1: (5 điểm) Cho đoạn văn sau:
“Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn: chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, một tâm hồn chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta có tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyển qua lá cành như một đám lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão giông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.” 
 	 (Hai cây phong, trích Người thầy đầu tiên, Aimatov)
1.1/. (a)Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? (c) Hãy tóm tắt văn bản “Hai cây phong” (từ 8-10 dòng). 
1.2/. (b)Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? 
1.3/. (b)Câu văn: “Dù ta có tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau.” là kiểu câu gì? Phân tích cấu tạo của nó? 
1.4/. (d)Từ đoạn trích “Hai cây phong”, hãy viết một đoạn văn nêu lên những cảm nhận của em về sự thiêng liêng của thánh đường tuổi thơ và hai tiếng “quê hương” trong góc tâm hồn của mỗi con người… 
Câu 2: (5 điểm) (d) Hãy tưởng tượng và kể lại cảnh người nghệ sĩ già Bơ-men miệt mài vẽ nên “Chiếc lá cuối cùng” trong một đêm mưa mùa đông giá rét …
Câu 3: (5 điểm) Cho đoạn văn sau:
“Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.
Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.
Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”, nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.” 
 	 	(Trích Cô bé bán diêm, Andersen)
1.1/. (a) Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? (c) Hãy tóm tắt văn bản “Cô bé bán diêm” (từ 8-10 dòng). 
1.2/. (b)Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? 
1.3/.(b) Câu văn: “Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt.” là kiểu câu gì? Phân tích cấu tạo của nó? 
1.4/. (d)Từ câu chuyện “Cô bé bán diêm”, hãy viết một đoạn văn nêu lên những cảm nhận của em về sự thiêng liêng, quý giá của mái ấm gia đình trong sâu thẳm trái tim của mỗi con người…

ĐÁP ÁN
CÂU 1:a)-Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của nhà đón năm mới, nhưng chẳng aibiết những cái kì diệu em đã trông thấy, văn bản đó. 
Tóm tắt văn bản Cô bé bán diêm: Đêm giao thừa. Một cô bé bán diêm nhà nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày, em không bán được bao diêm nào… Ngồi nép trong một góc tường, em bé lần lượt đốt lên những que diêm nhỏ để sưởi ấm giữa trời đông rét mướt. Năm lần đốt diêm là năm lần cô bé được sống trong một thế giới mộng tưởng diệu kì với lò sưởi, ngỗng quay, cây thông Noel, người bà yêu quý,… Khi diêm vụt tắt, trước mắt em chỉ còn là những bức tường dày đặc và lạnh lẽo. Sáng hôm sau… ở một xó tường… người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm…
 b) Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 
c) - Câu ghép. 
- Phân tích cấu tạo của câu: 
Sáng hôm sau, tuyết /vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt 
 TN C1 V1 C2
trời/ lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt.
 	
 V2
d) Có thể căn cứ vào các ý như:
+ Gia đình là cái nôi hình thành nhân cách và thế giới tâm hồn của con người.
+ Gia đình là bến bờ bình yên của mỗi người sau những chông gai, giông bão cuộc đời.
+ Gia đình là mái ấm, là cõi thiêng bất khả xâm phạm của con người, dẫu thời gian có đổi thay…
+ Hình ảnh cô bé bán diêm cô độc, lẻ loi, “đầu trần, chân đất, đang dò dẫm trong bóng tối”, khiến em thêm yêu quý và trân trọng mái ấm gia đình của mình...
CÂU 2:Xác định đúng đối tượng cần kể: cảnh cụ Bơ-men vẽ “Chiếc lá cuối cùng” trong đêm đông gió rét.
-Xác định ngôi kể và trình tự kể: tùy lựa chọn của học sinh nhưng phải phù hợp và làm nổi bật nội dung câu chuyện.
-Nội dung: 
+Diễn biến của sự việc: khung cảnh vẽ bức tranh diễn ra như thế nào, tâm trạng của cụ Bơ-men trong đêm hôm ấy ra sao,…
+ Những rung động, suy nghĩ của người viết về ý nghĩa của cuộc sống, sức mạnh nghệ thuật, của tình người… 
CÂU 3: a)-Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của văn bản đó.Tóm tắt đoạn trích: Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng. Phía trên làng, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. Dù ai đi từ phía nào đến làng Ku-ku-rêu cũng đều trong thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi. Trong làng không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Tuổi thơ của lũ trẻ làng Ku-ku-rêu đã để lại nơi đây, bên cạnh hai cây phong như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh… Thưở ấy, vào năm học cuối cùng, bọn trẻ chạy ào lên đấy phá tổ chim, leo lên hai cây phong cao vút để thấy hiện ra trước mắt chúng một thế giới kì diệu với những vùng đất, những con sông chưa một lần đặt chân đến. Tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, lũ trẻ ngồi nép trên các cành cây xào xạc, thì thầm to nhỏ về những mảnh đất bí ẩn, đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời ca thẳm biếc kia nhưng chưa hề nghĩ đến một điều: Ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này? Và vì sao ở làng họ gọi quả đồi có hai cây phong ấy là "Trường Đuy-sen"?... 
b) Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 
c) - Câu ghép. 
 Dù ta = CN1 /có tới đây vào lúc nào= VN1
, ban ngày hay ban đêm = TN, chúng= CN2 /vẫn nghiêng 
ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau=VN2
d) Tùy theo cảm nhận của học sinh để cho điểm. 
Có thể căn cứ vào các ý như:
+ "Hai cây phong" là một tác phẩm sinh động, gợi tả sâu sắc về tình bạn gắn bó giữa con người - thiên nhiên, kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, tình yêu quê hương sâu nặng. 
+Tác phẩm này là những trang hồi ký, hoài niệm về một ấu thơ vui vẻ bên những người bạn thiên nhiên. Hai cây phong đã trở thành người bạn lớn, người bạn tâm tình thân thiết đem lại những niềm vui vỡ oà hạnh phúc cho tuổi thơ. Hình ảnh thời ấu thơ đã tạo thành không gian cổ tích rất riêng. Chính từ tình yêu và sự gắn bó với hai cây phong, đã làm cậu bé năm xưa lớn lên trở thành họa sĩ với mong muốn vẽ lại linh hồn nồng thắm của làng quê.
+ Những kỉ niệm tuổi thơ và hai tiếng “quê hương” luôn là một thứ tài sản tinh thần vô giá, miền kí ức tinh khôi và vẹn nguyên nhất. Tác phẩm văn học này đã giúp em thêm yêu tuổi thơ, yêu quê hương hơn.


File đính kèm:

  • docDe thi hoc ki van 8 Hoc ki 1.doc