Kiểm tra học kì II năm học 2012-2013 môn: Công nghệ 8 - Trường THCS số 1 Hưng Trạch

doc5 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 936 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II năm học 2012-2013 môn: Công nghệ 8 - Trường THCS số 1 Hưng Trạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BỐ TRẠCH KIỂM TRA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS SỐ 1 HƯNG TRẠCH NĂM HỌC 2012-2013
 Môn: Công nghệ 8 Thời gian: 45 phút
I. MA TRẬN ĐỀ 
ĐỀ I
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1.Đồ dùng điện trong gia đình
- Biết được cấu tạo và nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt
- So sánh ưu điểm, nhược điểm của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang
Số câu
Số điểm 
 Tỉ lệ %
1/2
2 
 20%
1/2
0.5
5%
1
2.5 25%
2. Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện.
- Tính được điện năng tiêu thụ
- Các biện pháp tiết kiệm điện năng
Tính được số tiền điện phải trả
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
1/2
2
20%
1/2
2
20%
1
4 40%
3. Mạng điện trong nhà
Hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc cuả thiết bị bảo vệ
Chức năng thiết bị lấy điện đối với đồ dùng điện
Số câu
Số điểm 
 Tỉ lệ %
1
2 
 20%
1/2 
0.5 
10%
2
4 
 45%
Tổng số câu
Tổng số điểm Tỉ lệ %
 1+1/2
3.5 
 35%
 1
2 
 20%
1
3 
 30%
1/2
1 
 10%
4
10 100%
II. ĐỀ KIỂM TRA 
ĐỀ I
Câu 1(2.5đ): Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt? So sánh ưu điểm, nhược điểm của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang.
Câu 2 (2đ): Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của cầu chì. 
Câu 3 (1.5đ ): Đồ dùng điện có các số liệu định mức nào? Ý nghĩa của các số liệu đó.
Câu 4 (4đ): Điện năng tiêu thụ 1 ngày trong tháng 3 của gia đình bạn Bình là:
Tên đồ dùng điện
Công suất (W)
Số lượng (Cái)
Thời gian sử dụng (Giờ)
Đèn
60
5
4
Quạt
45
1
3
Tủ lạnh
130
1
24
Tivi
80
3
5
Nồi Cơm điện
630
1
1.5
Bơm nước
250
1
0.5
Đầu CD
65
1
2
Máy vi tính
120
2
3
 a/ Tính tiêu thụ điện năng của gia đình Bình trong 1 tháng (30 ngày). (mỗi ngày sử dụng điện như nhau)
	b/ Tính tiền điện của gia đình bạn Bình phải trả trong tháng 3. Biết đơn giá sau:
 Từ 1- 100 kWh giá 1200 đ/kWh
 Từ 101 kwh đến 150kWh giá 1300 đ/kWh.
 Từ 151 kWh trở lên giá 1500 đ/kWh
 c. Các biện pháp tiết kiệm điện năng là gì? 
ĐỀ II
Câu 1(2.5đ): Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của đèn huỳnh quang? So sánh ưu điểm, nhược điểm của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang.
Câu 2 (2đ): Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của công tắc điện. 
Câu 3 (1.5đ ): Đồ dùng điện có các số liệu định mức nào? Ý nghĩa của các số liệu đó.
Câu 4 (4đ): Điện năng tiêu thụ 1 ngày trong tháng 3 của gia đình bạn An là:
Tên đồ dùng điện
Công suất (W)
Số lượng (Cái)
Thời gian sử dụng (Giờ)
Đèn
60
5
4
Quạt
45
2
3
Tủ lạnh
130
1
24
Tivi
80
2
5
Nồi Cơm điện
630
1
1.5
Bơm nước
250
1
0.5
Đầu CD
65
1
2
Máy vi tính
120
1
3
 a/ Tính tiêu thụ điện năng của gia đình An trong 1 ngày. (mỗi ngày sử dụng điện như nhau)
	b/ Tính tiền điện của gia đình bạn An phải trả trong tháng 3. Biết đơn giá sau:
 Từ 1- 100 kWh giá 1200 đ/kWh
 Từ 101 kwh đến 150kWh giá 1300 đ/kWh.
 Từ 151 kWh trở lên giá 1500 đ/kWh
 c. Các biện pháp tiết kiệm điện năng là gì? 
III. Đáp án :
ĐỀ I
câu
Đáp án
Điểm
1
- Cấu tạo: gồm ba bộ phận chính: Sợi đốt, bóng thủy tinh, đuôi đèn
+ Sợi đốt: Sợi đốt là dây kim loại có dạng lò xo xoắn, thường làm bằng vonfram để chịu được đốt nóng ở nhiệt độ cao. Sợi đốt là phần tử rất quan trọng của đèn, ở đó điện năng được biến đổi thành quang năng.
+ Bóng thủy tinh: Bóng thủy tinh được làm bằng thủy tinh chịu nhiệt.
+ Đuôi đèn: Làm bằng đồng hoặc sắt tráng kẽm và được gắn chặt với bóng thủy tinh. Trên đuôi đèn có hai cực tiếp xúc.
- Nguyên lí làm việc: Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây tóc đèn làm dây tóc đèn nóng lên đến nhiệt độ co, dây tóc đèn phát sáng.
- So sánh
Loại đèn
Ưu điểm
Nhược điểm
Đèn sợi đốt
Ánh sáng liên tục
Không cần chấn lưu
Tuổi thọ thấp
Không tiết kiệm điện năng
Đèn huỳnh quang
Tiết kiệm điện năng
Tuổi thọ cao
Ánh sáng không liên tục
Cần chấn lưu
0,25
0,5
0,25
0,25
0,75
0,5
2
- Cấu tạo: 
Gồm ba phần: Vỏ; các cực giữa dây chảy và dây dẫn điện; dây chảy
Vỏ cầu chì thường được làm bằng sừ hoặc thủy tinh, bên ngoài ghi điện áp và dòng điện định mức. Các cực giữa dây chảy và dây dẫn được làm bằng đồng. Dây chảy thường được làm bằng chì.
- Nguyên lí làm việc: Trong cầu chì, dây chảy được mắc nối tiếp với mạch điện. Khi dòng điện tăng lên quá định mức thì dây chảy cầu chì nóng chảy và đứt làm mạch điện bị hở, bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạch điện và mạch điện không bị hỏng
0,5
0,5
1
3
Các đại lượng định mức: 
- Dòng điện định mức I đơn vị là ampe (A)
- Công suất định mức đơn vị là oát(W)
- Điện áp định mức đơn vị là vôn (V)
- Các đại lượng này giúp ta lựa chọn đồ dùng điện phù hợp và sử dụng đúng yêu cầu
0,25
0,25
0,25
0,75
4
a/ Tính tiêu thụ điện năng của gia đình Bình trong 1 ngày là
 A = P . t
 = ((60.5.4) + (45.1.3) + (130.1.24) + (80.3.5) + (630.1.1,5) + (250.1.0,5) + (65.1.2) + (120.1.3)) 
 = 7575Wh = 7,575 kWh 
Vậy gia đình Bình tiêu thụ điện năng trong 1 tháng là:
 A = 7,575.30 = 227,25 kWh
 b/ Tiền điện trong tháng 3:
Tiền điện trong tháng 3 gia đình Bình phải trả là:
T = 100.1200 + 50.1300 + 77,25.1500 = 300875 đồng 
c. Các biện pháp tiết kiệm điện năng:
- Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm 
- Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng 
- Không sử dụng lãng phí điện năng
1,25
0,5
1,5
0,75
ĐỀ II
câu
Đáp án
Điểm
1
- Cấu tạo:
Đèn ống huỳnh quang có hai bộ phận chính: Ống thủy tinh và hai điện cực
+ Ống thủy tinh
Mặt trong ống có phủ lớp bột huỳnh quang. Người ta rút hết không khí trong ống và bơm vào ống một ít hơi thủy ngân và khí trơ
+ Điện cực
Điện cực làm bằng dây vonfram có dạng lò xo xoắn. Điện cực được tráng một lớp bải- oxit để phát ra điện tử. Có hai điện cực ở hai đầu ống.
- Nguyên lí làm việc:
Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang phủ bên trong ống phát ra ánh sáng. Màu của ánh sáng phụ thuộc vào chất huỳnh quang.
- So sánh
Loại đèn
Ưu điểm
Nhược điểm
Đèn sợi đốt
Ánh sáng liên tục
Không cần chấn lưu
Tuổi thọ thấp
Không tiết kiệm điện năng
Đèn huỳnh quang
Tiết kiệm điện năng
Tuổi thọ cao
Ánh sáng không liên tục
Cần chấn lưu
0,25
0,5
0,5
0,75
0,5
2
- Cấu tạo: 
Công tắc điện gồm: vỏ; cực động và cực tĩnh.
Vỏ được làm bằng nhựa hoặc sứ
Cực động và cực tĩnh của công tắc thường được làm bằng đồng. 
- Nguyên lí làm việc: Khi đóng công tắc, cực động tiếp xúc cực tĩnh làm kín mạch. Khi cắt công tắc, cực động tách khỏi cực tĩnh làm hở mạch điện.
0,5
0,5
1
3
Các đại lượng định mức: 
- Dòng điện định mức I đơn vị là ampe (A)
- Công suất định mức đơn vị là oát(W)
- Điện áp định mức đơn vị là vôn (V)
- Các đại lượng này giúp ta lựa chọn đồ dùng điện phù hợp và sử dụng đúng yêu cầu
0,25
0,25
0,25
0,75
4
a/ Tính tiêu thụ điện năng của gia đình An trong 1 ngày là
 A = P . t
 = ((60.5.4) + (45.2.3) + (130.1.24) + (80.2.5) + (630.1.1,5) + (250.1.0,5) + (65.1.2) + (120.1.3)) 
 = 6950Wh = 6,950 kWh
Vậy gia đình An tiêu thụ điện năng trong 1 tháng là:
 A = 6,950.30 = 208,5 kWh
 b/ Tiền điện trong tháng 3:
Tiền điện trong tháng 3 gia đình An phải trả là:
T = 100.1200 + 50.1300 + 58,5.1500 = 272750 đồng 
c. Các biện pháp tiết kiệm điện năng:
- Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm 
- Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng 
- Không sử dụng lãng phí điện năng
1,25
0,5
1,5
0,75

File đính kèm:

  • docDE KTHKII CONG NGHE 8.doc
Đề thi liên quan