Kiểm tra học kì II - Năm học 2007 - 2008 môn : ngữ văn 10 – chương trình cơ bản TRƯỜNG THPT BC CHU VĂN AN

doc11 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1006 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II - Năm học 2007 - 2008 môn : ngữ văn 10 – chương trình cơ bản TRƯỜNG THPT BC CHU VĂN AN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT BÌNH THUẬN KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2007 - 2008
TRƯỜNG THPT BC CHU VĂN AN Môn : Ngữ văn 10 – Chương trình cơ bản
 Thời gian làm bài : 90 phút ( không kể phát đề)
 Mã đề: 101

 I/ TRẮC NGHIỆM : ( 4 ĐIỂM) Chọn phương án trả lời đúng nhất.
 
1) Tác giả biên soạn “ Đại Việt sử kí toàn thư” là:
 A. Hoàng Đức Lương B. Nguyễn Trãi C. Ngô Sĩ Liên D. Nguyễn Du. 
2) Ý nào sau đây không đúng với yêu cầu tóm tắt một văn bản thuyết minh?
 A. Phát biểu chính kiến cá nhân B. Trình bày ngắn gọn, chính xác
 C. Trình bày rành mạch D. Sát với nội dung văn bản gốc
3) Chức phán sự được nhắc đến trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ là:
 A. Chức quan xem xét về các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án
 B. Chức quan làm nhiệm vụ ghi chép lại việc xét xử vụ án trong phiên toà.
 C. Chức quan chỉ người trực tiếp xét xử các vụ án trên công đường.
 D. Chức quan chỉ người làm nhiệm vụ đi điều tra bắt tội phạm gây án.
4) Nguyễn Trãi có hiệu là gì?
 A. Thanh Hiên B. Ức Trai C. Yên Đỗ D. Bạch Vân.
5) Yêu cầu đầu tiên cũng là yêu cầu quan trọng nhất của một văn bản thuyết minh là gì?
 A. Sinh động B. Chuẩn xác C. Hấp dẫn D. Khách quan
6) Nhận xét nào sau đây không đúng với Trần Quốc Tuấn:
 A. Là một vị tướng anh hùng, đầy tài năng mưu lược B. Là một vị vua đặt tình nhà lên nợ nước.
 C. Là một người cha nghiêm khắc giáo dục con cái. D. Là người có đức độ lớn lao.
7) Tiếng Việt được dùng làm ngôn ngữ quốc gia bắt đầu từ thời kì nào?
 A. Thời kì dựng nước B. Thời kì độc lập tự chủ 
 C. Thời kì từ 1945 đến 1954 D. Từ sau CMT8 1945 đến nay
8) Viết Bài đề danh tiến sĩ, Thân Nhân Trung khẳng định: “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” có nghĩa là những người:
 A. Học rộng, tài cao, khiêm tốn thật thà sẽ giúp cho quốc gia giữ được hoà khí thịnh vượng.
 B. Học rộng, tài cao, có đạo đức, hiền lành, giữ được khí tiết nguyên vẹn là có lợi cho đất nước.
 C. Tài cao, học rộng, ăn ở hiền lành, giữ được khí chất trong sạch là vốn quý của quốc gia. 
 D. Tài cao, học rộng, có đạo đức là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước.
9) Tác phẩm bằng chữ Nôm của Nguyễn Du là:
 A. Thanh Hiên thi tập. B. Nam trung tạp ngâm
 C. Bắc hành tạp lục D. Đoạn trường tân thanh
10) Ý nào sau đây khái quát tập trung nhất nội dung ý nghĩa trong “ Hồi trống Cổ Thành” ( Trích Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung)?
 A. Thách thức, ca ngợi sự điềm tĩnh, tài năng võ công của Quan Vân Trường.
 B. Thách thức, biểu hiện sự phẫn nộ, nóng tính của nhân vật Trương Phi.
 C. Hồi trống xuất quân, thu quân, nói lên sự nóng nảy, ăn năn của Trương Phi.
 D. Thách thức, minh oan, đoàn tụ, tình nghĩa anh em phải trong sáng mới bền vững.
11) Trong thơ văn Nguyễn Trãi, tác phẩm nào được gọi là “ áng thiên cổ hùng văn”?
 A. Lam Sơn thực lục B. Dự địa chí
 C. Quân trung từ mệnh tập D. Đại cáo bình Ngô


12) Trong các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trưng nào sau đây là cơ bản:
 A. Tính hình tượng B. Tính cá tính hoá C. Tính truyền cảm D. Tính cá thể hoá
13) Tập thơ nào sau đây được Nguyễn Du sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Quốc?
 A. Thanh Hiên thi tập B. Nam trung tạp ngâm
 C. Bắc hành tạp lục. D. Văn chiêu hồn
14) Điền từ đúng vào chỗ trống trong câu thơ sau:
 “ Cậy em, em có …
 Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
 A. Nhận lời. B. Vâng lời. C. Trao lời. D. Chịu lời.
15) Trong tựa “ Trích diễm thi tập”, Hoàng Đức lương nêu ra nhiều lý do thơ văn không lưu truyền hết ở đời. Lý do nào sau đây là lý do khách quan?
 A. Người quan tâm đến thơ ca thì không có năng lực.
 B. Người có học thì lo làm việc, ít để ý đến thơ ca.
 C. Thời gian, binh hoả là thiêu huỷ thư tịch.
 D. Chỉ có thi nhân mới thấy cái hay, cái đẹp của thơ ca.
16 Ý nào sau đây không đúng với sự “ giật mình” trong câu “ Giật mình mình lại thương mình xót xa” ( Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du )
A. Run sợ phải sống một mình lúc “ tàn canh”. B. Sự tự ý thức của con người cá nhân.
C. Sự ý thức về quyền sống của bản thân. D. Sự ý thức về phẩm giá, nhân cách của Kiều.
II/ TỰ LUẬN : ( 6 ĐIỂM)
 
 Em hãy viết một bài văn thuyết minh về tác phẩm “ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” 
( Trích: Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên)
 

 


 
















SỞ GD & ĐT BÌNH THUẬN KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2007 - 2008
TRƯỜNG THPTBC CHU VĂN AN Môn : Ngữ văn 10 – Chương trình cơ bản
 Thời gian làm bài : 90 phút ( không kể phát đề)
 Mã đề: 102

 I/ TRẮC NGHIỆM : ( 4 ĐIỂM) Chọn phương án trả lời đúng nhất.
 
1) Nguyễn Trãi có hiệu là gì?
 A. Bạch Vân. B. Ức Trai C. Yên Đỗ D. Thanh Hiên 2) Viết Bài đề danh tiến sĩ, Thân Nhân Trung khẳng định: “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” có nghĩa là những người:
 A. Học rộng, tài cao, khiêm tốn thật thà sẽ giúp cho quốc gia giữ được hoà khí thịnh vượng.
 B. Tài cao, học rộng, có đạo đức là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước.
 C. Tài cao, học rộng, ăn ở hiền lành, giữ được khí chất trong sạch là vốn quý của quốc gia. 
 D. Học rộng, tài cao, có đạo đức, hiền lành, giữ được khí tiết nguyên vẹn là có lợi cho đất nước.
3) Tác phẩm bằng chữ Nôm của Nguyễn Du là:
 A. Đoạn trường tân thanh B. Nam trung tạp ngâm
 C. Bắc hành tạp lục D. Thanh Hiên thi tập. 
4) Yêu cầu đầu tiên cũng là yêu cầu quan trọng nhất của một văn bản thuyết minh là gì?
 A. Sinh động B. Hấp dẫn C. Chuẩn xác D. Khách quan
5) Nhận xét nào sau đây không đúng với Trần Quốc Tuấn:
 A. Là một vị tướng anh hùng, đầy tài năng mưu lược B. Là một vị vua đặt tình nhà lên nợ nước.
 C. Là một người cha nghiêm khắc giáo dục con cái. D. Là người có đức độ lớn lao.
6) Tiếng Việt được dùng làm ngôn ngữ quốc gia bắt đầu từ thời kì nào?
 A. Từ sau CMT8 1945 đến nay B. Thời kì độc lập tự chủ 
 C. Thời kì từ 1945 đến 1954 D. Thời kì dựng nước 7) Ý nào sau đây khái quát tập trung nhất nội dung ý nghĩa trong “ Hồi trống Cổ Thành” ( Trích Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung)?
 A. Thách thức, minh oan, đoàn tụ, tình nghĩa anh em phải trong sáng mới bền vững.
 B. Thách thức, biểu hiện sự phẫn nộ, nóng tính của nhân vật Trương Phi.
 C. Hồi trống xuất quân, thu quân, nói lên sự nóng nảy, ăn năn của Trương Phi.
 D. Thách thức, ca ngợi sự điềm tĩnh, tài năng võ công của Quan Vân Trường.
8) Trong thơ văn Nguyễn Trãi, tác phẩm nào được gọi là “ áng thiên cổ hùng văn”?
 A. Lam Sơn thực lục B. Đại cáo bình Ngô 
 C. Quân trung từ mệnh tập D. Dự địa chí
9) Trong các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trưng nào sau đây là cơ bản:
 A. Tính truyền cảm B. Tính cá tính hoá C. Tính hình tượng D. Tính cá thể hoá
10) Tập thơ nào sau đây được Nguyễn Du sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Quốc?
 A. Bắc hành tạp lục. B. Nam trung tạp ngâm
 C. Thanh Hiên thi tập D. Văn chiêu hồn
11) Điền từ đúng vào chỗ trống trong câu thơ sau:
 “ Cậy em, em có …
 Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
 A. Nhận lời. B. Chịu lời. C. Trao lời. D. Vâng lời. 



12) Trong tựa “ Trích diễm thi tập”, Hoàng Đức lương nêu ra nhiều lý do thơ văn không lưu truyền hết ở đời. Lý do nào sau đây là lý do khách quan?
 A. Người quan tâm đến thơ ca thì không có năng lực.
 B. Thời gian, binh hoả là thiêu huỷ thư tịch.
 C. Người có học thì lo làm việc, ít để ý đến thơ ca.
 D. Chỉ có thi nhân mới thấy cái hay, cái đẹp của thơ ca.
13) Ý nào sau đây không đúng với sự “ giật mình” trong câu “ Giật mình mình lại thương mình xót xa” ( Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du )
A. Sự ý thức về phẩm giá, nhân cách của Kiều. B. Sự tự ý thức của con người cá nhân.
C. Sự ý thức về quyền sống của bản thân. D. Run sợ phải sống một mình lúc “ tàn canh”. 
14) Tác giả biên soạn “ Đại Việt sử kí toàn thư” là:
 A. Nguyễn Du. B. Nguyễn Trãi C. Ngô Sĩ Liên D. Hoàng Đức Lương 
15) Ý nào sau đây không đúng với yêu cầu tóm tắt một văn bản thuyết minh?
 A. Trình bày ngắn gọn, chính xác B. Phát biểu chính kiến cá nhân 
 C. Trình bày rành mạch D. Sát với nội dung văn bản gốc
16) Chức phán sự được nhắc đến trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ là:
 A. Chức quan làm nhiệm vụ ghi chép lại việc xét xử vụ án trong phiên toà.
 B. Chức quan xem xét về các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án
 C. Chức quan chỉ người trực tiếp xét xử các vụ án trên công đường.
 D. Chức quan chỉ người làm nhiệm vụ đi điều tra bắt tội phạm gây án.


II/ TỰ LUẬN : ( 6 ĐIỂM)
 
 Em hãy viết một bài văn thuyết minh về tác phẩm “ Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi.
 

 



















SỞ GD & ĐT BÌNH THUẬN KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2007 - 2008
TRƯỜNG THPT BC CHU VĂN AN Môn : Ngữ văn 10 – Chương trình cơ bản
 Thời gian làm bài : 90 phút ( không kể phát đề)
 Mã đề: 103

 I/ TRẮC NGHIỆM : ( 4 ĐIỂM) Chọn phương án trả lời đúng nhất.
 
1) Yêu cầu đầu tiên cũng là yêu cầu quan trọng nhất của một văn bản thuyết minh là gì?
 A. Chuẩn xác B. Sinh động C. Khách quan D. Hấp dẫn 
2) Nhận xét nào sau đây không đúng với Trần Quốc Tuấn:
 A. Là một vị tướng anh hùng, đầy tài năng mưu lược B. Là một vị vua đặt tình nhà lên nợ nước.
 C. Là một người cha nghiêm khắc giáo dục con cái. D. Là người có đức độ lớn lao.
3) Nguyễn Trãi có hiệu là gì?
 A. Ức Trai B. Thanh Hiên C. Yên Đỗ D. Bạch Vân.
4) Tiếng Việt được dùng làm ngôn ngữ quốc gia bắt đầu từ thời kì nào?
 A. Thời kì dựng nước B. Thời kì độc lập tự chủ 
 C. Thời kì từ 1945 đến 1954 D. Từ sau CMT8 1945 đến nay
5) Ý nào sau đây không đúng với sự “ giật mình” trong câu “ Giật mình mình lại thương mình xót xa” ( Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du )
A. Run sợ phải sống một mình lúc “ tàn canh”. B. Sự tự ý thức của con người cá nhân.
C. Sự ý thức về quyền sống của bản thân. D. Sự ý thức về phẩm giá, nhân cách của Kiều.
6) Viết Bài đề danh tiến sĩ, Thân Nhân Trung khẳng định: “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” có nghĩa là những người:
 A. Học rộng, tài cao, khiêm tốn thật thà sẽ giúp cho quốc gia giữ được hoà khí thịnh vượng.
 B. Học rộng, tài cao, có đạo đức, hiền lành, giữ được khí tiết nguyên vẹn là có lợi cho đất nước.
 C. Tài cao, học rộng, ăn ở hiền lành, giữ được khí chất trong sạch là vốn quý của quốc gia. 
 D. Tài cao, học rộng, có đạo đức là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước.
7) Tác giả biên soạn “ Đại Việt sử kí toàn thư” là:
 A. Nguyễn Trãi B. Hoàng Đức Lương C. Ngô Sĩ Liên D. Nguyễn Du. 
8) Ý nào sau đây không đúng với yêu cầu tóm tắt một văn bản thuyết minh?
 A. Phát biểu chính kiến cá nhân B. Trình bày ngắn gọn, chính xác
 C. Trình bày rành mạch D. Sát với nội dung văn bản gốc
9) Chức phán sự được nhắc đến trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ là:
 A. Chức quan chỉ người làm nhiệm vụ đi điều tra bắt tội phạm gây án.
 B. Chức quan làm nhiệm vụ ghi chép lại việc xét xử vụ án trong phiên toà.
 C. Chức quan chỉ người trực tiếp xét xử các vụ án trên công đường.
 D. Chức quan xem xét về các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án.
10) Tác phẩm bằng chữ Nôm của Nguyễn Du là:
 A. Thanh Hiên thi tập. B. Nam trung tạp ngâm
 C. Bắc hành tạp lục D. Đoạn trường tân thanh
11) Ý nào sau đây khái quát tập trung nhất nội dung ý nghĩa trong “ Hồi trống Cổ Thành” ( Trích Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung)?
 A. Thách thức, ca ngợi sự điềm tĩnh, tài năng võ công của Quan Vân Trường.
 B. Thách thức, biểu hiện sự phẫn nộ, nóng tính của nhân vật Trương Phi.
 C. Thách thức, minh oan, đoàn tụ, tình nghĩa anh em phải trong sáng mới bền vững.
 D. Hồi trống xuất quân, thu quân, nói lên sự nóng nảy, ăn năn của Trương Phi.
	
12) Trong thơ văn Nguyễn Trãi, tác phẩm nào được gọi là “ áng thiên cổ hùng văn”?
 A. Lam Sơn thực lục B. Dự địa chí
 C. Quân trung từ mệnh tập D. Đại cáo bình Ngô
13) Trong các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trưng nào sau đây là cơ bản:
 A. Tính truyền cảm B. Tính cá tính hoá C. Tính hình tượng D. Tính cá thể hoá
14) Tập thơ nào sau đây được Nguyễn Du sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Quốc?
 A. Bắc hành tạp lục. B. Nam trung tạp ngâm
 C. Thanh Hiên thi tập D. Văn chiêu hồn
15) Điền từ đúng vào chỗ trống trong câu thơ sau:
 “ Cậy em, em có …
 Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
 A. Vâng lời. B. Nhận lời. C. Trao lời. D. Chịu lời.
16) Trong tựa “ Trích diễm thi tập”, Hoàng Đức lương nêu ra nhiều lý do thơ văn không lưu truyền hết ở đời. Lý do nào sau đây là lý do khách quan?
 A. Thời gian, binh hoả là thiêu huỷ thư tịch.
 B. Người có học thì lo làm việc, ít để ý đến thơ ca.
 C. Người quan tâm đến thơ ca thì không có năng lực.
 D. Chỉ có thi nhân mới thấy cái hay, cái đẹp của thơ ca. 

II/ TỰ LUẬN : ( 6 ĐIỂM)
 
 Em hãy viết một bài văn thuyết minh về tác phẩm “ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn”
 ( Trích: Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên)
 

 





















SỞ GD & ĐT BÌNH THUẬN KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2007 - 2008
TRƯỜNG THPT BC CHU VĂN AN Môn : Ngữ văn 10 – Chương trình cơ bản
 Thời gian làm bài : 90 phút ( không kể phát đề)
 Mã đề: 104

 I/ TRẮC NGHIỆM : ( 4 ĐIỂM) Chọn phương án trả lời đúng nhất.
 
1) Điền từ đúng vào chỗ trống trong câu thơ sau:
 “ Cậy em, em có …
 Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
 A. Chịu lời. B. Vâng lời. C. Trao lời. D. Nhận lời. 
2) Trong tựa “ Trích diễm thi tập”, Hoàng Đức lương nêu ra nhiều lý do thơ văn không lưu truyền hết ở đời. Lý do nào sau đây là lý do khách quan?
 A. Chỉ có thi nhân mới thấy cái hay, cái đẹp của thơ ca.
 B. Người có học thì lo làm việc, ít để ý đến thơ ca.
 C. Người quan tâm đến thơ ca thì không có năng lực.
 D. Thời gian, binh hoả là thiêu huỷ thư tịch.
3) Ý nào sau đây không đúng với sự “ giật mình” trong câu “ Giật mình mình lại thương mình xót xa” ( Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du )
A. Sự tự ý thức của con người cá nhân. B. Run sợ phải sống một mình lúc “ tàn canh”. 
C. Sự ý thức về quyền sống của bản thân. D. Sự ý thức về phẩm giá, nhân cách của Kiều. 
4) Tác giả biên soạn “ Đại Việt sử kí toàn thư” là:
 A. Ngô Sĩ Liên B. Nguyễn Trãi C. Hoàng Đức Lương D. Nguyễn Du. 
5) Ý nào sau đây không đúng với yêu cầu tóm tắt một văn bản thuyết minh?
 A. Sát với nội dung văn bản gốc B. Trình bày ngắn gọn, chính xác
 C. Trình bày rành mạch D. Phát biểu chính kiến cá nhân 
6) Chức phán sự được nhắc đến trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ là:
 A. Chức quan chỉ người trực tiếp xét xử các vụ án trên công đường.
 B. Chức quan làm nhiệm vụ ghi chép lại việc xét xử vụ án trong phiên toà.
 C. Chức quan xem xét về các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án
 D. Chức quan chỉ người làm nhiệm vụ đi điều tra bắt tội phạm gây án.
7) Nguyễn Trãi có hiệu là gì?
 A. Thanh Hiên B. Bạch Vân. C. Yên Đỗ D. Ức Trai 
8) Yêu cầu đầu tiên cũng là yêu cầu quan trọng nhất của một văn bản thuyết minh là gì?
 A. Sinh động B. Khách quan C. Hấp dẫn D. Chuẩn xác 
9) Nhận xét nào sau đây không đúng với Trần Quốc Tuấn:
 A. Là một vị tướng anh hùng, đầy tài năng mưu lược B. Là người có đức độ lớn lao.
 C. Là một người cha nghiêm khắc giáo dục con cái. D. Là một vị vua đặt tình nhà lên nợ nước.
10) Tiếng Việt được dùng làm ngôn ngữ quốc gia bắt đầu từ thời kì nào?
 A. Thời kì dựng nước B. Thời kì độc lập tự chủ 
 C. Từ sau CMT8 1945 đến nay D. Thời kì từ 1945 đến 1954 
11) Viết Bài đề danh tiến sĩ, Thân Nhân Trung khẳng định: “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” có nghĩa là những người:
 A. Tài cao, học rộng, có đạo đức là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước.
 B. Học rộng, tài cao, có đạo đức, hiền lành, giữ được khí tiết nguyên vẹn là có lợi cho đất nước.
 C. Tài cao, học rộng, ăn ở hiền lành, giữ được khí chất trong sạch là vốn quý của quốc gia. 
 D. Học rộng, tài cao, khiêm tốn thật thà sẽ giúp cho quốc gia giữ được hoà khí thịnh vượng.
12) Tác phẩm bằng chữ Nôm của Nguyễn Du là:
 A. Thanh Hiên thi tập. B. Nam trung tạp ngâm
 C. Đoạn trường tân thanh D. Bắc hành tạp lục 13) Ý nào sau đây khái quát tập trung nhất nội dung ý nghĩa trong “ Hồi trống Cổ Thành” ( Trích Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung)?
 A. Thách thức, ca ngợi sự điềm tĩnh, tài năng võ công của Quan Vân Trường.
 B. Thách thức, biểu hiện sự phẫn nộ, nóng tính của nhân vật Trương Phi.
 C. Hồi trống xuất quân, thu quân, nói lên sự nóng nảy, ăn năn của Trương Phi.
 D. Thách thức, minh oan, đoàn tụ, tình nghĩa anh em phải trong sáng mới bền vững.
14) Trong thơ văn Nguyễn Trãi, tác phẩm nào được gọi là “ áng thiên cổ hùng văn”?
 A. Đại cáo bình Ngô B. Dự địa chí
 C. Quân trung từ mệnh tập D. Lam Sơn thực lục 
15) Trong các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trưng nào sau đây là cơ bản:
 A. Tính cá thể hoá B. Tính cá tính hoá C. Tính truyền cảm D. Tính hình tượng 16) Tập thơ nào sau đây được Nguyễn Du sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Quốc?
 A. Văn chiêu hồn B. Nam trung tạp ngâm
 C. Bắc hành tạp lục. D. Thanh Hiên thi tập 

II/ TỰ LUẬN : ( 6 ĐIỂM)
 
 Em hãy viết một bài văn thuyết minh về tác phẩm “ Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi.
 

 
 

 
 

















 

 ĐÁP ÁN:

I/ TRẮC NGHIỆM:
Mã đề 101:1C,2A,3A,4B,5B,6B,7D,8D,9D,10D,11D,12A,13C,14D,15C,16A.
Mã đề 102: 1B,2B,3A,4C,5B,6A,7A,8B,9C,10A,11B,12B,13D,14C,15B,16B.
Mã đề 103: 1A,2B,3A,4D,5A,6D,7C,8A,9D,10C,11C,12D,13C,14A,15D,16A.
Mã đề 104: 1A,2D,3B,4A,5D,6C,7D,8D,9D,10C,11A,12C,13D,14A,15C,16C.

II/ TỰ LUẬN:
 1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm một bài văn thuyết minh, bố cục bài viết rõ ràng, chặt chẽ, hành văn mạch lạc, ít mắc lỗi chính tảvà lỗi diễn đạt. Chữ viết cẩn thận.
 2. Yêu cầu về kiến thức: Bài làm của học sinh có thể cảm nhận, trình bày theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên cần phải đạt được những tri thức cơ bản sau:
 * Mã đề 101, 103 : Thuyết minh về tác phẩm “ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” ( Trích: Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên). Bài làm của học sinh cần làm rõ những vấn đề sau:
 - Vài nét về tác giả Ngô Sĩ Liên.
 - Giới thiệu đại Việt sử kí toàn thư.
 - Nội dung tác phẩm: cần làm rõ:
 * Các phẩm chất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn:
 -Trung quân ái quốc:
 + Lúc ốm nặng, Trần Quốc Tuấn vẫn trình bày rất cặn kẽ về kế sách giữ nước với vua.
 + Lời giối giăng của cha, ông ghi trong lòng nhưng không cho là phải.
 + Giặc mạnh, nhà vua thử lòng, Quốc Tuấn trả lời “ Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”
 - Là một vị tướng anh hùng đầy tài năng mưu lược:
 + Có công nghiệp lớn đối với nhà Trần, đặc biệt có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
 + Kế sách giữ nước cơ động, linh hoạt, tuỳ thời tạo thế, không khuôn mẫu.
 + Khéo tiến cử người tài cho đất nước: Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão …
 + Tiếng vang đến tận giặc Bắc, chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Đại Vương mà không dám gọi tên.
 - Là người có đức độ lớn lao:
 + Luôn kính cẩn “ giữ tiết làm tôi”
 + Chủ trương “ khoan thư sức dân”
 + Soạn sách dạy bảo các tướng sĩ dưới quyền.
 + Khi mất, còn linh hiển phò trợ dân chống lại tai nạn, dịch bệnh.
 * Nghệ thuật kể chuyện & khắc hoạ nhân vật lịch sử:
 - Kể chuyện sinh động, hấp dẫn, không theo trình tự thời gian nhưng vẫn mạch lạc, khúc chiết -> làm nổi bật chân dung nhân vật.
 - Khắc hoạ nhân vật lịch sử sắc nét, sống động: nhân vật Trần Quốc Tuấn được đặt trong nhiều mối quan hệ & đặt trong những tình huống có thử thách -> nhân vật bộc lộ những phẩm chất cao quý.
 
 * * *
 



 BIỂU ĐIỂM:
 _ Điểm5->6: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn lưu loát, cảm xúc, tri thức chính xác, khoa học, dẫn chứng đầy đủ, phong phú. Ít mắc lỗi chính tả , dùng từ.
 _ Điểm 4 : Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, tri thức chính xác, khoa học, hành văn khá, còn mắc một vài lỗi chính tả, dùng từ.
 _ Điểm3 : Đáp ứng một nửa các yêu cầu trên, hành văn trung bình, còn mắc 3-> 4 lỗi chính tả …
 _ Điểm 1->2 : Bài viết sơ sài, tri thức đôi chỗ sai lạc, chữ viết cẩu thả, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
 _ Điểm 0 : Bài viết hoàn toàn lạc đề.
 * * * 




 * Mã đề 102,104 : Thuyết minh về tác phẩm “ Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi. Bài làm của học sinh cần làm rõ những vấn đề sau:
 - Vài nét về tác giả Nguyễn Trãi.
 - Hoàn cảnh sáng tác “ Đại cáo bình Ngô”.
 - Thể loại “ cáo”
 - Bố cục .
 - Nội dung chính của tác phẩm: cần làm rõ:
 + Chính nghĩa cuộc kháng chiến.
 + Vạch tội ác của giặc Minh: tội ác man rợ “ nướng dân đen, vùi con đỏ …”, chủ trương cai trị thâm độc ( bóc lột sức lao động, phu phen, dâng nạp, duyệt sản xuất, huỷ hoại môi trường sinh thái …)
 + Ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: mười năm kháng chiến đánh đuổi giặc Minh, gian khổ vất vả nhưng vẻ vang , và những chiến thắng lớn của nghĩa quân Lam Sơn (ở Trận Bồ Đằng, miền Trà Lân, Ninh Kiều, Tốt Động ... )
 + Tuyên bố cuộc kháng chiến thắng lợi, mở ra một kỉ nguyên mới, hoà bình độc lập lâu dài cho dân tộc Việt Nam.
 - Vị trí của tác phẩm : tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập, một “ áng thiên cổ hùng văn” của dân tộc Việt Nam.
 

 BIỂU ĐIỂM:
 _ Điểm5->6: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn lưu loát, cảm xúc, tri thức chính xác, khoa học. Ít mắc lỗi chính tả , dùng từ.
 _ Điểm 4 : Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, tri thức chính xác, khoa học, hành văn khá, còn mắc một vài lỗi chính tả, dùng từ.
 _ Điểm3 : Đáp ứng một nửa các yêu cầu trên, hành văn trung bình, còn mắc 3-> 4 lỗi chính tả …
 _ Điểm 1->2 : Bài viết sơ sài, tri thức đôi chỗ sai lạc, chữ viết cẩu thả, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
 _ Điểm 0 : Bài viết hoàn toàn lạc đề.
 * * *






























 


File đính kèm:

  • docvan-hue.doc
Đề thi liên quan