Kiểm tra học kì II – năm học 2006 – 2007 môn: ngữ văn - Lớp: 9

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II – năm học 2006 – 2007 môn: ngữ văn - Lớp: 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC HÀM THUẬN BẮC	 KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2006 – 2007
Trường: ........................................................	 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 9
Lớp: .............................................................	 Thời gian: 90 phút
Họ và tên: ...................................................	 (Học sinh làm bài trực tiếp trên tờ giấy này)

 Điểm:	ĐỀ 1


I. Phần trắc nghiệm:	(4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Nhà thơ Y Phương là người dân tộc nào?

Tày.
Nùng.
Thái.
Chăm.


Câu 2: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết cùng thể thơ với bài thơ nào sau đây:

Đồng chí.
Đoàn thuyền đánh cá.
Ánh trăng.
Ngắm trăng.


Câu 3: Truyện nào không phải là truyện hiện đại Việt Nam?

Làng.
Cố hương.
Chiếc lược ngà.
Bến quê.


Câu 4: Truyện thức tỉnh mọi người trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị của quê hương và gia đình là nội dung của truyện nào?

Bố của Xi-mông.
Những ngôi sao xa xôi.
Cố hương.
Bến quê.


Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong hai câu thơ sau:
“Sương chùng chình qua ngõ
......................... thu đã về”

Dường như
Hình như
Tưởng như
Giống như


Câu 6: Vì sao văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm được gọi là văn bản nghị luận?
Vì được trình bày theo hệ thống sự việc.
Vì được trình bày theo hệ thống bố cục.
Vì được trình bày theo hệ thống luận điểm.
Vì được trình bày theo hệ thống dẫn chứng.

Câu 7: “Hàng tre” trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương mang ý nghĩa biểu tượng gì?
Hình ảnh đẹp quanh lăng Bác.
Hình ảnh đẹp của vị lãnh tụ .
Con người Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp.
Tình yêu dân tộc Việt dành cho Bác.
Câu 8: Nhận định nào nói đúng về văn bản “Con cò” của Chế Lan Viên?
Kể chuyện về con cò trong cuộc sống.
Miêu tả con cò trên đồng ruộng.
Bàn luận tác dụng của con cò trong đời sống lao động.
Mượn hình ảnh con cò để bộc lộ tình cảm.

Câu 9: Nhận định gì về thể thơ của bài thơ “Nói với con” của Y Phương?

Tự do.
Bảy chữ.
Tám chữ.
Lục bát.


Câu 10: Từ nào sau đây là từ địa phương Bình Thuận hay dùng?

Bảo.
Nói.
Gọi.
Kêu.


Câu 11: Thành phần biệt lập của câu là gì?
Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới của câu.
Bộ phân tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm,... được nói tới trong câu.
Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.

Câu 12: Đoạn văn “Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.” được liên kết trong trường hợp nào?

Phép lặp.
Phép trái nghĩa.
Phép thế.
Phép nối.


Câu 13: Hàm ý trong câu “Cơm chín rồi!” (“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng) là gì?

Hỏi ông Sáu có ăn cơm cùng không.
Gọi ông Sáu vào ăn cơm.
Thông báo đã dọn cơm xong rồi.
Trách ông Sáu không vào ăn cơm.


Câu 14: Ý nào sau đây nêu nhận xét không đúng về khởi ngữ?
Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ.
Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Có thể thêm một số quan hệ từ trước khởi ngữ.
Khởi ngữ là thành phần không thể thiếu được trong câu.

Câu 15: Nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích) là trình bày nhận xét, đánh giá về:

Nhân vật của một tác phẩm.
Chủ đề của một tác phẩm.
Nghệ thuật của một tác phẩm.
Cả a, b, c đều đúng.


Câu 16: Câu “Trời ơi, chỉ còn có năm phút!” (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long) được sử dụng thành phần biệt lập nào?

Cảm thán.
Gọi – đáp.
Phụ chú.
Tình thái.

 II. Phần tự luận:	(6 điểm)
Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.


PHÒNG GIÁO DỤC HÀM THUẬN BẮC	 KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2006 – 2007
Trường: ........................................................	 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 9
Lớp: .............................................................	 Thời gian: 90 phút
Họ và tên: ...................................................	 (Học sinh làm bài trực tiếp trên tờ giấy này)

 Điểm:	ĐỀ 2


I. Phần trắc nghiệm:	(4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Rô-bin-xơn trong đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài hoang đảo” là người nước nào?

Pháp.
Mĩ.
Anh.
Đức.


Câu 2: Câu văn sau: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại” trích từ văn bản nào?

Bàn về đọc sách.
Tiếng nói của văn nghệ.
Phong cách Hồ Chí Minh.
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.


Câu 3: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được bắt nguồn từ cảm xúc nào?
Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước.
Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế.
Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội.
Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng ghi nhớ của dân tộc.

Câu 4: Ngôi kể trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” giống với tác phẩm nào dưới đây?

Bến quê.
Làng.
Cố hương.
Lặng lẽ Sa Pa.


Câu 5: Truyện nhắc nhở người đọc về lòng yêu thương con người, sự thông cảm với nỗi đau hoặc lầm lỡ của người khác là nội dung chính của văn bản nào?

Con chó Bấc.
Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang.
Bố của Xi-mông.
Tất cả đều sai.


Câu 6: Ấn tượng đầu tiên tác giả ra thăm lăng Bác là hình ảnh nào?

Hàng tre.
Mặt trời.
Dòng người.
Lăng Bác.


Câu 7: Tác giả văn bản “Bàn về đọc sách” là người của nước nào?

Hàn Quốc.
Trung Quốc.
Việt Nam.
Nhật Bản.


Câu 8: “Sang thu” của Hữu Thỉnh viết vào thời điểm nào của thu?

Cuối thu.
Giữa thu.
Chớm thu.
Chưa đến thu.


Câu 9: Phương thức nào là biểu đạt chính của các truyện ngắn hiện đại?

Miêu tả.
Biểu cảm.
Tự sự.
Nghị luận.


Câu 10: Từ nào sau đây là từ địa phương Bình Thuận hay dùng?

Bảo.
Nói.
Gọi.
Kêu.


Câu 11: Ví dụ nào sau đây có chứa khởi ngữ?

Mặt trời lên, sương tan dần.
Bạn học giỏi nhưng chưa chăm.
Hôm nay, trời sẽ mưa.
Còn tôi, tôi xin chịu.


Câu 12: Thành phần dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp là:

Thành phần tình thái.
Thành phần cảm thán.
Thành phần gọi - đáp.
Thành phần phụ chú.


Câu 13: Trong các tình huống sau, tình huống nào cần viết biên bản?
Em bị ốm và không thể đi học được.
Lớp em muốn tổ chức đi tham quan nhà bảo tàng thành phố.
Ghi lại diễn biến và kết quả Đại hội Đoàn trường.
Một nhóm học sinh tự ý đi tham quan khi chưa được phép của thầy cô và cha mẹ.

Câu 14: Dòng thơ nào sau đây mang nghĩa tường minh?
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương.
Đêm nay rừng hoang sương muối.
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời.

Câu 15: “Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.” được liên kết trong trường hợp nào?

Phép lặp.
Phép trái nghĩa.
Phép thế.
Phép nối.


Câu 16: Câu “Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm” (Lão Hạc – Nam Cao) được sử dụng thành phần biệt lập nào?

Gọi – đáp.
Phụ chú.
Tình thái.
Cảm thán.

II. Phần tự luận:	(6 điểm)
Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.


ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 9


I. Phần trắc nghiệm: Mỗi câu khoanh đúng 0,25 điểm.

Đề 1:

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
a
c
b
d
b
c
c
d
a
d
a
b
b
d
d
a
 
Đề 2:

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
c
b
b
c
c
a
b
c
c
d
d
c
c
b
a
b

II. Phần tự luận: 	Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.

1. Thể loại: Nghị luận về một về một bài thơ.

2. Hình thức:
Đủ bố cục ba phần.
Nghị luận phải được trình bày theo luận điểm và có luận cứ rõ ràng. 
Văn viết phải có cảm xúc, lời văn cô động, mạch lạc.
Phân tích được những thủ pháp nghệ thuật chính nhằm làm nổi bật nội dung.
Cú pháp đúng, từ ngữ lựa chọn chính xác, phù hợp ý diễn đạt.
Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả.

3. Nội dung nghị luận:
Mở bài: 
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Nội dung chính của bài thơ: tình cảm của tác giả nói riêng, của nhân dân Việt Nam nói chung đối với Bác.
 b. Thân bài: 	
Cảm xúc của tác giả khi vừa đến bên lăng Bác (khổ thơ 1): cách xưng hô thân mật, gần gũi; hình ảnh hàng tre (vừa tả thực vừa tượng trưng) “bát ngát” “xanh xanh”bên lăng được nhà thơ mở rộng ra hàng tre “Việt Nam”, “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”... để biểu trưng cho sức sống kiên cường, vững chải của dân tộc đồng thời gợi lại hình ảnh con người Việt Nam qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm với phép nhân hóa, ẩn dụ.
Cảm xúc của tác giả khi hòa cùng dòng người vào viếng lăng Bác (khổ thơ 2, 3): phân tích các hình ảnh, chi tiết so sánh, liên tưởng, ẩn dụ, gợi cảm: “mặt trời trong lăng”(so sánh tương đồng “mặt trời trên lăng”), “tràng hoa”, “bảy mươi chín mùa xuân”, “trời xanh”, “ nhói” để ca ngợi Bác vĩ đại, bất tử; thể hiện nỗi đau xót tột cùng, không nguôi nhớ Bác với niềm tự hào, lòng thành kính, biết ơn vô hạn. Bởi Bác chính là ánh sáng, niềm tin soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam.
Cảm xúc của tác giả trước khi rời lăng Bác (khổ thơ 4): phân tích phép tu từ ẩn dụ, điệp ngữ, gợi cảm xúc quyến luyến; nhà thơ ước nguyện hóa thân vào những sự vật hiện hữu, có ích “con chim hót”, “đóa hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu”... để luôn được gần Bác.
c. Kết bài: 
Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Nêu cảm nhận của bản thân về Bác Hồ qua bài thơ.

4. Biểu điểm:
Điểm 5 – 6	: Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên, sai không quá 4 lỗi về chính tả và 
	 lỗi diễn đạt.
Điểm 3 – 4	: Bài làm có chú ý đến bố cục và nội dung, đôi chỗ còn lộn xộn về diễn 
	 đạt, dùng từ, đặt câu, sai không quá 6 lỗi về chính tả.
Điểm 1 – 2	: Bài làm lộn xộn, ý dẫm đạp, không trình tự, sai cú pháp.
Điểm 0,5	: Bài làm hoàn toàn lạc đề.
Điểm 0	: Bài làm bỏ giấy trắng, viết mỗi câu nhập đề.




File đính kèm:

  • docDe thiDapan Van9 HK2 PGDHTBac.doc