Kiểm tra học kì II môn: Sinh học 8 - Đề số 1

doc6 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II môn: Sinh học 8 - Đề số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: SINH HỌC 8
ĐỀ SỐ I: (Thời gian 45 phút, không kể thời gian giao đề)
Ma trận
Các chủ đề chính
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Chương VII
Bài tiết
Câu 2
1,5
1 câu
1,5
Chương VIII
Da
Câu 5 ý 1
1
Câu 5 ý 2
1
1 câu
2
Chương IX
Thần kinh và giác quan
Câu 1
1
Câu 3 ý 1
2
Câu 1 ý 2: 0,5
Câu 3 ý 2 
1
2 câu
4,5
Chương X
Nội tiết
Câu5 
2
1 câu
2
Tổng
4
4,5
1,5
5 câu
10
 KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2008- 2009
Môn: Sinh học Lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề số I:
(Học sinh làm bài trên giấy thi)
Câu 1:(1,5 điểm): Trình bày cấu tạo của dây thần kinh tủy? Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?
Câu 2:(1,5 điểm) So sánh thành phần của nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức?
Câu 3: (3 điểm) Trình bày những hiểu biết của em về bệnh đau mắt hột? Chúng ta phải làm gì để phòng các bệnh về mắt?
Câu 4: (2 điểm) Hoocmôn là gì? Trình bày các tính chất của Hoocmôn?
Câu 5: (2 điểm) Trình bày cấu tạo của da? Đặc điểm nào giúp da thực hiện chức năng bảo vệ?
∞∞∞ Hết ∞∞∞
Đáp án và biểu điểm:
Câu 1: (1,5 điểm)
a. Cấu tạo của dây thần kinh tủy:
Một dây thần kinh tủy bao gồm:
- Nhóm sợi thần kinh cảm giác nối với tủy sống qua rễ sau (rễ cảm giác) (0,5 điểm)
- Nhóm sợi thần kinh vận động nối với tủy sống qua rễ trước (rễ vận động) (0,5 điểm)
b. Dây thần kinh tủy là dây pha vì dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ trước và rễ sau. (0,5 điểm)
Câu 2: 
So sánh thành phần nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức:
Nước tiểu đầu
Nước tiểu chính thức
- Nồng độ các chất hòa tan thấp hơn
- Nống độ các chất hòa tan đậm đặc hơn.
- Chứa ít các chất cạn bã và các chất độc
- Chứa nhiều các chất cạn bã và chất độc hơn.
- Còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng.
- Hầu như không chứa các chất dinh dưỡng.
(Mỗi ý đúng 0,5 điểm)
Câu 3: 
a. Bệnh đau mắt hột:
- Nguyên nhân: do virut gây nên, thường có trong dử mắt và nước mắt (0,25 điểm)
- Con đường lây truyền: + Dùng chung khăn chậu với người bị bệnh. (0,25 điểm)
 + Tắm trong ao hồ tù hãm. (0,25 điểm)
- Triệu chứng: Trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên. (0,25 điểm)
- Hậu quả: Khi hột vỡ làm thành sẹo, lông mi quặm vào trong, đục màng giác và có thể dẫn tới mù lòa. (0,5 điểm)
- Cách phòng tránh: Khi thấy mắt ngứa thì không được dụi tay bẩn, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng, nhỏ thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. (0,25 điểm). Giữ vệ sinh mắt (0,25 điểm)
b. Cách đề phòng các bệnh về mắt (1 điểm)
- Giữ vệ sinh mắt luôn luôn sạch sẽ.
- Có chế độ ăn uống hợp lí đầy đủ vitamin đặc biệt là vitamin A.
- Cần đầy đủ ánh sang cho mắt trong chế độ làm việc và học tập. Giữ khoảng cách thích hợp giữa mắt và sách khi đọc sách, tránh thói quen nằm đọc sách, đọc sách khi đi tàu xe.
- Nên đeo kính chống bụi khi đi đường, phải đeo kính bảo hộ lao động khi làm việc ở chỗ có cường độ ánh sáng quá mạnh.
 Câu 4: a. Khái niệm hoocmôn (0,5 điểm)
- HM là sản phẩm tiết của tuyến nội tiết.
b. Tính chất của HM
- tính đặc hiệu
- Có hoạt tính sinh học cao
- Không mang tính đặc hiệu cho loài.
( Mỗi tính chất đúng được 0,5 điểm, nếu HS chỉ nêu tính chất không giải thích chỉ được 0,25 điểm)
Câu 5: Trình bày cấu tạo của da? Đặc điểm cấu tạo nào giúp da thực hiện chức năng bảo vệ?
a. Cấu tạo của da gồm 3 phần: (1 điểm)
- Lớp bì.
- Lớp bì
- Lớp mỡ dưới da.
b. Những đặc điểm cấu tạo giúp da thực hiện chức năng bảo vệ: (1 điểm)
- Da cấu tạo từ các sợi của mô liên kết, dưới da có lớp mỡ dày bảo vệ da tránh khỏi tác động của sự va chạm cơ học.
- Tuyến nhờn tiết chất nhờn có tác dụng diệt khuẩn.
- Các tế bào sắc tố ở lớp bì có tác dụng bảo vệ da khỏi tác hại của tia tử ngoại.
- Tầng sừng ở lớp biểu bì bao gồm các tế bào chết hóa sừng không thấm nước có tác dụng bảo vệ da tránh khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại và chống mất nước.
KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: SINH HỌC 8
ĐỀ SỐ II: (Thời gian 45 phút, không kể thời gian giao đề)
Ma trận
Các chủ đề chính
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Chương VII
Bài tiết
Câu 5 ý 1
1,5
Câu 5 ý 2
0,5
1 câu
2
Chương VIII
Da
Câu 5
1,5
1 câu
1,5
Chương IX
Thần kinh và giác quan
Câu 1 ý 1
1
Câu 3
2
Câu 1 ý 2
0,5
Câu 3 ý 2
 1
2 câu
4,5
Chương X
Nội tiết
Câu5
2
 1câu
2
Tổng
4,5
3,5
2
5 câu
10
 KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2008- 2009
Môn: Sinh học Lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề II:
(Học sinh làm bài trên giấy thi)
Câu 1:(1,5 điểm): Trình bày cấu tạo của dây thần kinh tủy? Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?
Câu 2( 1,5 điểm) Vì sao phải rèn luyện da? Nêu các hình thức rèn luyện da mà em cho là phù hợp?
Câu 3: (3 điểm) Trình bày những hiểu biết của em về bệnh đau mắt hột? Chúng ta phải làm gì để phòng các bệnh về mắt?
Câu 4: (2 điểm) Hoocmôn là gì? Trình bày các tính chất của Hoocmôn?
Câu 5: (2 điểm) So sánh thành phần của nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức? Giải thích tại sao khi muốn đi tiểu nên đi ngay, không nên nhịn lâu?
--------- Hết ----------
Đáp án và biểu điểm:
Câu 1: (1,5 điểm)
a. Cấu tạo của dây thần kinh tủy:
Một dây thần kinh tủy bao gồm:
- Nhóm sợi thần kinh cảm giác nối với tủy sống qua rễ sau (rễ cảm giác) (0,5 điểm)
- Nhóm sợi thần kinh vận động nối với tủy sống qua rễ trước (rễ vận động) (0,5 điểm)
b. Dây thần kinh tủy là dây pha vì dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ trước và rễ sau. (0,5 điểm)
Câu 2: ( 1,5 điểm) Vì sao phải rèn luyện da? Nêu các hình thức rèn luyện da mà em cho là phù hợp?
- Phải rèn luyện da vì: Rèn luyện da cũng là rèn luyện cơ thể. Nếu da không được rèn luyện thì cơ thể sẽ dễ bị cảm, ốm khi điều kiện môi trường thay đổi. (0,5 điểm)
- Các hình thức rèn luyện da:
+ Tắm nắng lúc 8-9h sáng
+ Tập chạy buổi sang và tham gia thể dục thể thao buổi chiều.
+ Xoa bóp
+ Lao động chân tay vừa sức.
( Mỗi hình thức đúng được 0,25 điểm)
Câu 3: 
a. Bệnh đau mắt hột:
- Nguyên nhân: do virut gây nên, thường có trong dử mắt và nước mắt (0,25 điểm)
- Con đường lây truyền: + Dùng chung khăn chậu với người bị bệnh. (0,25 điểm)
 + Tắm trong ao hồ tù hãm. (0,25 điểm)
- Triệu chứng: Trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên. (0,25 điểm)
- Hậu quả: Khi hột vỡ làm thành sẹo, lông mi quặm vào trong, đục màng giác và có thể dẫn tới mù lòa. (0,5 điểm)
- Cách phòng tránh: Khi thấy mắt ngứa thì không được dụi tay bẩn, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng, nhỏ thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. (0,25 điểm). Giữ vệ sinh mắt (0,25 điểm)
b. Cách đề phòng các bệnh về mắt (1 điểm)
- Giữ vệ sinh mắt luôn luôn sạch sẽ.
- Có chế độ ăn uống hợp lí đầy đủ vitamin đặc biệt là vitamin A.
- Cần đầy đủ ánh sang cho mắt trong chế độ làm việc và học tập. Giữ khoảng cách thích hợp giữa mắt và sách khi đọc sách, tránh thói quen nằm đọc sách, đọc sách khi đi tàu xe.
- Nên đeo kính chống bụi khi đi đường, phải đeo kính bảo hộ lao động khi làm việc ở chỗ có cường độ ánh sáng quá mạnh.
 Câu 4: a. Khái niệm hoocmôn (0,5 điểm)
- HM là sản phẩm tiết của tuyến nội tiết.
b. Tính chất của HM
- tính đặc hiệu
- Có hoạt tính sinh học cao
- Không mang tính đặc hiệu cho loài.
( Mỗi tính chất đúng được 0,5 điểm, nếu HS chỉ nêu tính chất không giải thích chỉ được 0,25 điểm)
Câu 5: 
a. So sánh thành phần nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức:
Nước tiểu đầu
Nước tiểu chính thức
- Nồng độ các chất hòa tan thấp hơn
- Nống độ các chất hòa tan đậm đặc hơn.
- Chứa ít các chất cạn bã và các chất độc
- Chứa nhiều các chất cạn bã và chất độc hơn.
- Còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng.
- Hầu như không chứa các chất dinh dưỡng.
(Mỗi ý đúng 0,5 điểm)
b. Khi buồn đi tiểu thì nên đi tiểu ngay không nên nhịn lâu vì: nhịn đi tiểu lâu sẽ làm cho nước tiểu ứ đọng gây đầu độc cho cơ thể, tăng khả năng tạo sỏi ở bóng đái. (0,5 điểm)

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA HOC KI 2.doc
Đề thi liên quan