Kiểm tra học kì I – Năm học 2013 - 2014 môn Vật lí lớp 6

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I – Năm học 2013 - 2014 môn Vật lí lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I- MỤC TIÊU:
Kiến thức:
 Chủ đề 1: Nắm được cách đo lường các đại lượng vật lí (độ dài, thể tích, khối lượng, đo lực); biết đơn vị đo, dụng cụ đo, cách đo.
Chủ đề 2: Nắm được các kết quả tác dụng của lực, biết được các loại lực đã học: trọng lực, lực đàn hồi. Nắm được khái niệm khối lượng riêng, trọng lượng riêng.Biết được lợi ích của một số máy cơ đơn giản đã học( mặt phẳng nghiêng).
Kĩ năng: 
Chủ đề 1: Sử dụng được các dụng cụ để đo các đại lượng trên: chọn dụng cụ đo thích hợp, ghi kết quả đo đúng cách.
Chủ đề 2: Nêu được ví dụ minh họa cho các kết quả tác dụng của lực. Tính đươc khối lượng riêng, trọng lượng riêng của một chấtNêu được ví dụ sử dụng mặt phẳng nghiêng trong đời sống.
II- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA : 
Phạm vi kiểm tra: Từ tiết 1→ tiết 16 (Bài 1→ Bài 14-chương I).
Hình thức kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan(TNKQ ; 50%) và tự luận (TL; 50%).
Biểu 1: Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình
NỘI DUNG
Tổng số tiết
Tổng số tiết lý thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số
Lý thuyết
Vận dụng
Lý thuyết
Vận dụng
Chủ đề 1:
07
06
0,7
1,3
10
18,6
Chủ đề 2:
08
07
3,5
1,5
50
21,4
Tổng
15
13
8,5
7,6
60
40
Biểu 2: Liệt kê các chủ đề, ghi các chuẩn kiến thức kĩ năng
Nội dung chủ đề
Trọng số
Số lượng câu hỏi
Điểm số
Ghi chú
Tổng số
TN
Điểm
TL
Điểm
Chủ đề 1: 
10
1
4
2
0
0
0,5
Lý thuyết
Chủ đề 2: 
50
8
3
1,5
2
3
6
Chủ đề 1:
18,6
1
1
0,5
0
0
0,5
Vận dụng
Chủ đề 2: 
21,4
4
2
1
1
2
3
Tổng
100
14
10
5
4
5
10
Biểu 3: Số câu hỏi và số điểm cho mỗi chủ đề - Tổng điểm
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chủ đề 1:
C2; C3;C4
C1
4 câu
Điểm
1,5 điểm
0,5 điểm
2 điểm
Chủ đề 2:
C8;C9
C10
C5;C6,C7
C1a;b 
phần TL
C2a;b phần TL
13câu
Điểm
1 điểm
0,5 điểm
1,5 điểm
2 điểm
3 điểm
8 điểm
Tổng điểm
1 điểm
2 điểm
2 điểm
2 điểm
3 điểm
10 điểm
TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) 
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau (ghi phương án chọn vào bảng trả lời trắc nghiệm bên dưới) :
Câu 1: Trong các thước sau đây , thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài của cái bảng ở lớp em?
A. Thước thẳng có GHĐ 2m và ĐCNN 2cm. B. Thước cuộn có GHĐ 6m và ĐCNN 2cm.
C. Thước dây có GHĐ 120 cm và ĐCNN 1cm. D. Thước thẳng có GHĐ 3m và ĐCNN 0,5cm.
Câu 2: Bình chia độ nào sau đây là thích hợp nhất để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,25 lít?
A. Bình có GHĐ 1 000ml và có vạch chia tới 10ml. B. Bình có GHĐ 500ml và có vạch chia tới 5ml .
C. Bình có GHĐ 500ml và có vạch chia tới 2ml .	 D. Bình có GHĐ 200ml và có vạch chia tới 1ml.
Câu 3: Dùng bình chia độ có ĐCNN tới cm3 chứa 130cm3 nước để đo thể tích của hòn đá . Khi thả chìm hòn đá vào nước trong bình thì nước dâng lên tới vạch 172 cm3.Thể tích hòn đá này bằng:
A. 130cm3. B. 42cm3. C. 172cm3 . D. 302cm3 .
Câu 4: Một nhóm HS dùng một cái cân Rôbécvan có ĐCNN 5g để đo khối lượng của các viên sỏi.Trong các số liệu ghi kết quả đo được sau đây của nhóm HS này , số liệu nào là ghi đúng quy định với cái cân trên ?
A. 130g. B. 129g. C. 130,5g. D. 130,8 g.
Câu 5: Hai bao gạo có khối lượng tổng cộng là 100kg; biết bao thứ nhất nặng gấp 4 lần bao thứ hai.Vậy trọng lượng của bao gạo thứ nhất và thứ hai lần lượt là:
A. 20kg và 80kg. B. 80kg và 20kg. C. 200N và 800N. D. 800N và 200N.
Câu 6: Muốn xác định được khối lượng riêng của các viên bi thủy tinh thì :
A. chỉ cần dùng một cái cân. B. chỉ cần dùng một cái lực kế.
C. cần dùng một cái cân và một cái bình chia độ. D. cần dùng một cái lực kế và một cái cân.
Câu 7: Một chiếc lò xo có chiều dài tự nhiên là 12cm. Khi treo một quả nặng 50g , chiều dài của nó là 14cm. Nếu treo ba quả nặng như thế thì lò xo sẽ bị dãn dài ra thêm một đoạn là:
A. 6cm . B. 10cm . C. 16cm. D. 18cm.
Câu 8: Treo một vật vào một chiếc lực kế lò xo ở tư thế thẳng đứng. Khi vật đã đứng yên thì phát biểu nào sau đây là đúng? 
A. Lực mà vật tác dụng vào lò xo lực kế là lực đàn hồi. B. Lực kế chỉ trọng lượng của vật.
 C. Lực mà lò xo lực kế tác dụng vào vật là trọng lượng của vật. 
D. Lực mà lò xo lực kế tác dụng vào vật và lực mà vật tác dụng vào lò xo lực kế là hai lực cân bằng.
Câu 9: Để kéo hay đẩy được trực tiếp một vật nặng 50kg lên cao theo phương thẳng đứng mà chỉ dùng dây buộc thì phải dùng một lực F có cường độ(độ lớn) :
A. F < 50N. B. F = 50N. C. F 500N. D. 50N < F < 500N.
Câu 10: Một người dùng lực 300N để kéo vật nặng 800N từ mặt đất lên xe ô tô tải bằng mặt phẳng nghiêng. Nếu kê mặt phẳng nghiêng dài hơn để đưa vật này lên thì người đó nên dùng lực nào trong các lực sau đây sẽ có lợi hơn? 
 A. F 300N. C. F = 300N. D. F = 800N.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Phương án chọn
 TỰ LUẬN: (5 điểm) 
Câu 11: (2 điểm) Đòn cân của một chiếc cân Rôbécvan nằm thăng bằng trong hai trường hợp sau:
 a) ở đĩa cân bên trái có 3 bì bánh , ở đĩa cân bên phải có 4 quả cân: 300g , 100g , 40g , 10g (mỗi loại một quả).
 b) ở đĩa cân bên trái có 6 bì kẹo, ở đĩa cân bên phải có 4 bì bánh. Hãy xác định khối lượng của 1 bì bánh và khối lượng của 1 bì kẹo. Biết rằng các bì bánh giống hệt nhau, các bì kẹo giống hệt nhau .
Câu 12: (3 điểm) Khối lượng tổng cộng của các viên sỏi bằng 260g . 
Dùng công thức để tính trọng lượng của các viên sỏi đó.
 Khi thả chìm các viên sỏi này vào nước đựng trong một bình chia độ thì nước trong bình dâng lên thêm 100cm3. 
 Dùng công thức để tính khối lượng riêng của sỏi ra đơn vị kg/m3.
BÀI LÀM PHẦN TỰ LUẬN
 HƯỚNG DẪN CHẤM VẬT LÝ 6
TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)
( Mỗi câu chọn đúng đạt 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
P. án
B
C
B
A
D
C
A
B
C
A
TỰ LUẬN: (5 điểm)
Bài 1: (2 điểm)
Khối lượng của 3 bì bánh bằng : 300 g + 100 g + 40 g + 10 g = 450 g (0,5 điểm)
 - Khối lượng của 1 bì bánh là : 450 g : 3 = 150 g (0,5 điểm)
Khối lượng của 6 bì kẹo bằng khối lượng 4 bì bánh và bằng : 150 g . 4 = 600 g (0,5 điểm)
Khối lượng của 1 bì kẹo là : 600 g : 6 = 100 g (0,5 điểm)
Bài 2: (3 điểm)
Trọng lượng các viên sỏi là: P = 10.m = 10.0,26 = 2,6(N) (1 điểm)
Khối lượng riêng của sỏi là: D = m/V (1 điểm)
 = 0,26kg : 0,000 10m3 = 2 600kg/m3 (1 điểm)
(HS có thể giải khác trên ; nếu đúng vẫn đạt điểm tối đa cho câu đó).

File đính kèm:

  • docKtra HK 1 Ly 6 1314.doc
Đề thi liên quan