Kiểm tra chất lượng giữa kì môn Ngữ văn Lớp 7

doc2 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra chất lượng giữa kì môn Ngữ văn Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Kiểm tra chất lượng giữa kì
	Môn: Ngữ văn 7
	Thời gian: 45 phút.
	(Học sinh làm vào giấy thi)
Trắc nghiệm: (3 điểm)
 *Nối ý ở cột A với cột B và cột C: (0,25)
 Văn bản
 Tác giả
 Kiểu văn bản
I. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
1, Hoài Thanh
a, Trữ tình
II. Ý nghĩa văn chương
2, Hồ Chí Minh
b, Tự sự

III. Sông núi nước Nam
3, Lý Lan
c, Nghị luận văn học
IV. Cổng trường mở ra
4, Lý Thường Kiệt
d, Nghị luận xã hội

 * Chọn đáp án đúng ghi vào giấy thi: (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm) 
 1, Nghệ thuật tiêu biểu của các văn bản nghị luận đã học:
 A. Dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, thuyết phục.
 B. Lời văn cô đọng, hàm súc, sắc sảo.
 C. Cách dẫn dắt vấn đề tự nhiên, lôi cuốn.
 D. Bố cục rành mạch, rõ rảng.
 2, Văn bản nào không cùng kiểu nghị luận với văn bản còn lại?
 A. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
 B. Ý nghĩa văn chương.
 C. Tình yêu nước.
 D. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
 3, Yếu tố nào không cần thiết có trong kiểu nghị luận sau:
 A. Luận điểm B. Luận cứ
 C. Lập luận D.Thuyết minh
 4, Điều nào không được Phạm Văn Đồng nói tới trong”Đức tính giản dị của Bác Hồ”:
 A. Nơi ở B. Bữa ăn
 C. Đồ dùng sinh hoạt D. Giao tiếp
 5, Bài viết “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt”, xét đến ý nghĩa sâu xa là:
 A. Ngợi ca Tiếng Việt giàu đẹp.
 B. Tự hào về Tiếng Việt.
 C. Yêu mến Tiếng Việt.
 D. Thể hiện niềm tự tôn dân tộc.
 6, Câu nói của Hoài Thanh “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta mhững tình cảm ta sẵn có” là nói về giá trị nào của văn chương:
 A. Giá trị thẩm mĩ B. Giá trị chân thực 
 c. Giá trị giáo dục D. Cả A, B, C
 7, Câu tục ngữ” Lá lành đùm lá rách” “gây cho ta những tình cảm” nào?
 A. Tình yêu Tổ quốc B. Tình yêu gia đình
 C. Tình yêu con người D. A, B, C đều sai
 8, Câu văn” Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” có âm điệu:
 A. Dàn trải, mênh mang. B. Hào sảng, hùng hồn
 C. Sôi nổi, gấp gáp D. Trầm lắng, thiết tha
 9, Âm điệu ấy góp phần diễn tả:
 A. Tình cảm yêu nước âm thầm, kín đáo mà tha thiết
 B. Tình cảm yêu nước sâu lắng, mãnh liệt
 C. Tình cảm yêu nước thống thiết, mạnh mẽ
 D Tình cảm yêu nước dào dạt, sôi nổi, mãnh liệt
 10,Câu văn ấy có bao nhiiêu cụm c-v mở rộng thành phần?
 A. 4 B. 3
 C. 2 D. 1
 11, Câu nào không phải là câu bị động;
 A. Ngôi nhà đã được sửa.
 B. Tôi được cô khen.
 C. Nam đựơc điểm mười.
 D. Chúng tôi được tổ chức cắm trại tại trường.
 12,Trong câu thơ:” Ô! Vẫn còn đây của các em
 Chồng thư mới mở Bác đang xem.”
 (Tố Hữu)
 Có:
1 câu đặc biệt,1 câu rút gọn.
1 câu đặc biêt, 2 câu rút gọn.
 2 câu đặc biệt, 1 câu rút gọn.
 1 câu đặc biệt, không có câu rút gọn.

 II. Tự luận:(7 điểm)
 Viết 1 đoạn văn nghị luận chứng minh với luận điểm:” Con người Việt Nam dù đi đâu cũng luôn nhớ về quê hương, làng xóm, gia đình.” (Đoạn văn khoảng 1 trang.)

File đính kèm:

  • docKiem tra chat luong 9.doc