Kiểm tra 45 phút môn Sinh học khối 7

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 45 phút môn Sinh học khối 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra 45 phút môn sinh học 7
ma trận đề kiểm tra
 Cấp độ
 Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
 1. Ngành động vật nguyên sinh
 - Lựa chọn được đáp án đúng thể hiện con đường xâm nhập vào cơ thể người của trùng sốt rét 
 - Sắp xếp lại một số đặc điểm của từng đại diện của ngành động vật nguyên sinh
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
1 
0.5
25%
1
1.5
75%
2
2
20% 
2. Ngành ruột khoang 
 - Lựa chọn được đáp án đúng thể hiện phương thức sinh sản của thủy tức phù hợp với điều kiện sống
 - Điền đúng từ thích hợp
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
0.5
25% 
1
1.5
75%
 2
2
20%
3. Các ngành giun
 - Lựa chọn được đáp án đúng thể hiện được hình thức sinh sản của sán lá gan
- Trình bày được vòng đời của giun đũa
 - Hiểu được hậu quả khi giun đũa kí sinh ở người
 - Tìm được các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người 
 - Vận dụng kiến thức dể giải thích vì sao khi mổ ĐVKXS phải mổ ở mặt lưng 
- Cho biết cách xác định mặt lưng và mặt bụng của giun đất
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
0.5
8% 
0.5
2
34% 
1
0.5
8%
0.5
1.5
25% 
1
1.5
25%
 4
6
60%
Tổng sốcâu 
Tổng số điểm Tỉ lệ %
3.5
3.5
35% 
3
3.5
35% 
0.5
1.5
15% 
 1
1.5
15% 
8 
10
100% 
 Câu hỏi đề kiểm tra
Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1(0.5 điểm). Trùng sốt rét vào cơ thể người bằng con đường nào?
a. Qua ăn uống	b. Qua hô hấp 	c. Qua máu 	d. Qua da
Câu 2 (0.5 điểm). Hình thức dinh dưỡng của sán lá gan là:
a. Tự dưỡng	b. Kí sinh	c. Dị dưỡng	d. Tự dưỡng và dị dưỡng
Câu 3 (0.5 điểm). Khi đầy đủ thức ăn, thủy tức thường sinh sản theo cách nào?
	a. Mọc chồi	b. Sinh sản hữu tính
	c. Tái sinh	d. Cả a và c
Câu 4 (0.5 điểm). Khi sống trong ruột người, giun đũa có thể gây nên hậu quả gì?
	a. Tắc ruột, tắc ống mật	b. Lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể người
	c. Sản sinh ra độc tố	d. Cả a, b, c
Câu 5 (1,5 điểm): Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp trong các từ và cụm từ sau điền vào chỗ chấm: Tế bào gai, tập đoàn, đa dạng, bơi lội, hình dù, bám.
Ruột khoang ở biển có nhiều loài, rất .............(1)............... và phong phú. Cơ thể sứa ................(2)............... cấu tạo thích nghi với lối sống.............(3)............., cơ thể hải quì, san hô thích nghi với lối sống..............(4).............Riêng san hô còn phát triển khung xương đá vôi và có tổ chức cơ thể kiểu .............(5)............., chúng đều là động vật ăn thịt và có các ............(6).............. tự vệ.
Câu 6 (1,5 điểm)
Hãy chọn những nội dung ở cột B sao cho phù hợp với cột A rồi điền vào cột trả lời
Cột A
Một số đại diện của ngành động vật nguyên sinh
Cột B
Đặc điểm
Trả lời
1. Trùng roi
2. Trùng biến hình
3. Trùng giày
a. Là động vật đơn bào
b. Di chuyển nhờ roi
c. Di chuyển nhờ chân giả
d. Di chuyển nhờ lông bơi
e. Vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng
f. Dị dưỡng
g. Sinh sản bằng cánh phân đôi, phân nhiều
h. Sinh sản theo hình thức phân đôi và tiếp hợp
1 - ............
2 - ............
3 - ............
Câu 7 (3,5 điểm): Trình bày vòng đời của giun đũa? Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?
Câu 8 (1,5 điểm): Vì sao khi mổ ĐVKXS phải mổ ở mặt lưng? Làm thế nào để xác định mặt lưng và mặt bụng của giun đất ?
Đáp án và biểu điểm
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5 
Câu 6
Câu 7
Câu 8
c
b
a
d
1: Đa dạng 
2: Hình dù 
3: Bơi lội 
4: Bám
5: Tập đoàn
6: Tế bào gai
1 – a,b,e,g
2 – a,c,f,g
3 – a,d,f,h
Vòng đời của giun đũa: 
- Trứng theo phân ra ngoài gặp ẩm và thoáng khí , phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải thức ăn có trứng giun sẽ bị nhiễm giun. 
- Khi giun vào ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua gan, tim, phổi rồi lại về ruột non lần thứ 2 mới chính thức kí sinh ở đó
* Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người:
- Vệ sinh thực phẩm, ăn chín uống sôi
- Rửa sạch tay trước khi ăn
- Tẩy giun định kì 1 -2 lần trong 1 năm
* Khi mổ ĐVKXS bao giờ cũng mổ ở mặt lưng để giữ nguyên hệ thần kinh 
Giải thích: Vì hệ thần kinh thường nằm ở mặt bụng
* Phân biệt mặt lưng và mặt bụng:
 - Mặt lưng có màu sẫm hơn mặt bụng.
 - Phần bụng còn có các lỗ sinh dục, mặt lưng không có.
 0.5
0.5
0.5
0.5
1.5điểm
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
1.5điểm
0.5
0.5
0.5
3.5điểm
2 
1.5
1.5điểm
1 
0.5

File đính kèm:

  • docde kiem tra sinh hoc 7.doc
Đề thi liên quan