Kiểm tra 15 phút môn Vật lí 9 - Đề 25

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 773 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 15 phút môn Vật lí 9 - Đề 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Nhóm Quận 6
	Tổ 5
	Họ và tên: Vũ Ngọc Hằng
	 Lâm Trung Quyền
	Đơn vị: Trường THCS BC Hậu Giang
Trường THCS:
Lớp :
Họ và tên :
	Đề 
	Kiểm tra 15 ‘
	Môn : Vật Lí 9
	Điểm
	Lời phê của GV
I. TRẮC NGHIỆM: ( 5 ĐIỂM)
Câu 1: Khi nói về động cơ điện một chiều, có các câu nói sau đây, hãy chọn câu nói đúng. Động cơ điện một chiều là một thiết bị:
có hai bộ phận chính là nam châm điện và khung dây dẫn
hoạt động dựa vào tác dụng từ lên khung dây dẫn có dòng điện
biến điện năng thành cơ năng
cả 3 câu A, B, C đều đúng
Câu 2: Quy tắc bàn tay trái dùng để làm gì? Hãy chọn câu trả lời đúng
Xác định chiều của lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường
Xác định chiều dòng điện chạy trong ống dây
Xác định chiều đường sức từ của thanh nam châm
Xác định chiều đường sức từ của dòng điện trong dây dẫn thẳng
Câu 3: Hãy chọn câu trả lời sai trong các câu sau :
Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi mạch điện kín hay một phần mạch điện kín chuyển động trong từ trường và cắt các đường cảm ứng từ
Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi mạch điện kín hay một phần mạch điện kín đứng yên, nhưng từ trường xuyên qua nó là trường biến thiên
Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi có nhiều đường sức từ xuyên qua mạch điện kín
Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi có từ thông qua mạch điện kín đó là biến thiên
Câu 4: Trong các dòng điện sau đây, dòng điện nào được gọi là dòng điện cảm ứng? Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:
Dòng điện chạy qua động cơ gắn trên xe đồ chơi của trẻ em
Dòng điện qua bóng đèn ở xe máy
Dòng điện qua bóng đèn ở đinamô xe đạp
Dòng điện qua bóng đèn ở đèn pin
Câu 5: Nguồn điện nào sau đây có thể tạo ra dòng điện xoay chiều? Hãy chọn câu trả lời đúng.
Máy phát điện có bộ góp là hai vòng khuyên và hai chổi quét
Máy phát điện có bộ góp là hai bán khuyên và hai chổi quét
Aécquy 
Pin khô ở ngoài cửa hiệu
Câu 6: Máy biến thế có dùng cho dòng điện không đổi hay không? Tại sao?
Không, vì khi dùng dòng điện không đổi thì từ trường xuyên qua cuộn thứ cấp của máy biến thế không phải là từ trường biến thiên
Có, vì khi dùng dòng điện không đổi thì vẫn có từ trường xuyên qua cuộn thứ cấp của máy biến thế
Có, vì khi dùng dòng điện không đổi thì lõi sắt của máy biến thế cũng bị nhiễm từ
Không, vì khi dùng dòng điện không đổi thì lõi sắt của máy biến thế không bị nhiễm từ
Câu 7: Máy biến thế dùng để làm gì? 
Tăng hiệu điện thế trước khi vận tải điện năng đi xa để làm giảm hao phí điện trên đường dây
Giảm hiệu điện thế trước khi vận tải điện năng đi xa để giảm hao phí điện trên đường dây
Giảm hiệu điện thế đến nơi tiêu thụ để phù hợp với các thiết bị sử dụng điện
Câu trả lời A, C đúng, B sai
Câu 8: Trong các phát biểu sau, hãy chọn câu phát biểu sai khi nói về các tác dụng của dòng điện xoay chiều
Dòng điện qua nồi cơm điện chủ yếu gây ra tác dụng nhiệt
Dòng điện qua bóng đèn nêôn chủ yếu gây ra tác dụng phát sáng
Dòng điện qua quạt chủ yếu gây ra tác dụng nhiệt
Dòng điện qua chuông điện chủ yếu gây ra tác dụng từ
Câu 9: Số vòng dây của cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế lần lượt là 3300 vòng và 150 vòng. Hỏi hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là bao nhiêu? Biết hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp là 220V. Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
U2 = 10 V
U2 = 2250 V
U2 = 4840 V
Một kết quả khác
Câu 10: Hãy nêu cách làm quay rô to của máy phát điện xoay chiều ( trong kỹ thuật). Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau:
Người ta dùng động cơ nổ
Người ta dùng tua bin nước
Người ta dùng cánh quạt gió
Cả 3 cách A, B, C đều đúng
II. TỰ LUẬN: ( 5 ĐIỂM)
Câu 11: Treo một thanh nam châm gần một ống dây như hình vẽ
Đóng mạch điện. Thanh nam châm định hướng như hình vẽ. Hỏi P và Q tương ứng với cực nào của nguồn điện? Giải thích tại sao?
Đổi chiều dòng điện trong ống dây bằng cách đổi hai cực của nguồn điện, hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào? Hãy giải thích?
Trả lời:
Đáp án 
I. Trắc nghiệm: mỗi câu 0,5 điểm
Câu 1: C
Câu 2: A
Câu 3: C
Câu 4: C
Câu 5: A
Câu 6: A
Câu 7: D
Câu 8: C
Câu 9: A
Câu 10: D
II. Tự luận:
Khi đóng mạch điện vì cực từ nam của nam châm bị hút về phía ống dây nên đầu B của ống dây là cực từ bắc. Theo quy tắc nắm tay phải thì dòng điện phải có chiều đi từ P qua ống dây dẫn đến Q. Vậy P là cực dương còn Q là cực âm của nguồn điện (3 điểm)
Khi đổi chiều dòng điện, các cực từ của ống dây cũng thay đổi, khi đó đầu B của ống dây là cực từ nam, nó sẽ hút cực từ bắc của thanh nam châm làm cho thanh nam châm sau khi dao động nhiều lần sẽ cố định theo chiều ngược lại, tức là cực từ bắc của thanh nam châm sẽ quay về phía ống dây.( 2 điểm)

File đính kèm:

  • docDe KT 15Ph-VL 9 (55).doc