Kiểm tra 15 phút môn văn 8 (đề 3) Trường THCS Triệu Đại

doc1 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 15 phút môn văn 8 (đề 3) Trường THCS Triệu Đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục đào tạo triệu phong

Điểm
Trường thcs triệu đại



Họ và tên: ................................................................


Lớp: 8 ...


Kiểm tra 15 phút
môn Văn 8 (Đề 3)
Trắc nghiệm:
Câu 1: 
Trong những câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi ?
A.
Trời ơi! sao tôi khổ thế này?
B.
Bao giờ bạn đi Hà Nội?
C.
Ai là tác giả của bài thơ này?
D.
Mẹ đi chợ chưa ạ?
Câu 2: 
Câu thơ nào miêu tả cụ thể những nét đặc trưng của "dân chài lưới" ?
	A. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng – dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.	
	B. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới nước bao vây cách biển nữa ngày sông.
	C. Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ – khắp dân làng tấp nập đón ghe về.	
	D. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng – cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Câu 3: 
Trong những câu nghi vấn sau, cầu nào dùng để cầu khiến ?
 A. Nhưng lại đằng này về làm gì vội?	B. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?
 C. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?	D. Người thuê viết nay đâu?
Câu 4: 
"Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào"?  là kiểu câu gì ?
A.
Câu trần thuật.
B.
Câu nghi vấn.
C.
Câu cầu khiến.
D.
Cả A, B, C đều sai.
Câu 5: 
Trong bốn kiểu câu đã học, kiểu câu nào được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp hằng ngày?
A.
Câu cảm thán.
B.
Câu nghi vấn.
C.
Câu trần thuật.
D.
Câu cầu khiến.
Câu 6: 
Chiếu dời đô được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
A.
Thuyết minh.
B.
Lập luận.
C.
Biểu cảm.
D.
Tự sự.
Câu 7: 
Hai câu thơ: "Nhân hướng sông tiền khán minh nguyệt – Nguyệt tòng song khích khán thi gia". Sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
A.
Hoán dụ.
B.
Đối xứng.
C.
ẩn dụ.
D.
So sánh.
Câu 8: 
Hoài Thanh cho rằng: "Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường". Theo em, ý kiến đó chủ yếu nói về đặc điểm gì của bài thơ Nhớ Rừng ?
A.
Tràn đầy cảm xúc mãnh liệt.
B.
Giàu hình ảnh.
C.
Giàu nhịp điệu.
D.
Giàu giá trị tạo hình.
Câu 9: 
"Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi." là câu phủ định. Đúng hay sai ?
A.
Đúng

B.
Sai
Câu 10: 
Từ nào có thể thay thế từ "mưu toan" trong cụm từ "mưu toan nghiệp lớn" ?
A.
Mưu tính.
B.
Mưu sinh.
C.
Mưu hại.
D.
Âm mưu.
Câu 11: 
Câu nào dưới đây không phải là câu cảm thán ?
	A. ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!	
	B. Thảm hại thay cho nó! (Nam Cao)
	C. Thế thì con biết làm thế nào được! (Ngô Tất Tố)	
	D. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết nhường nào! (Trần Quốc Tuấn)
Câu 12: 
Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì ?
A.
Cử chỉ.
B.
Nét mặt.
C.
Điệu bộ.
D.
Ngôn từ
Câu 13: 
Nguyễn ái Quốc là tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kì nào ?
	A. Thời kì niên thiếu Bác sống ở Huế.	
	B. Thời kì Bác lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mỹ.
	C. Thời kì Bác lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Pháp.	
	D. Thời kì Bác hoạt động cách mạng ở nước ngoài.
II. Tự luận:
Câu 14: 	Em hãy nói rõ ý nghĩa câu: “Trẩm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”.
Câu 15: 	Người ta thường viết Hịch khi nào?
Câu 16: Cáo là thể văn nghị luận cổ thường được dùng để làm gì?

File đính kèm:

  • docDe so 3.doc