Kiểm tra 1 tiết môn: Vật lí 6 - Đề số 1

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết môn: Vật lí 6 - Đề số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: 	 KIỂM TRA 1 TIẾT 
Lớp: 	 	 Môn : Vật lí 6
ĐÊ1 (45 phút)
I.TRẮC NGHIỆM: 	Hãy chọn đáp án đúng nhất ( 3,5 điểm )
Câu 1: Trên vỏ hộp sữa có ghi 450 gam, số đó cho biết gì?
a. Khối lượng của hộp sữa.	c. Trọng lượng của hộp sữa.
b. Khối lượng của sữa trong hôp	d. Trọng lượng của sữa trong hộp.
Câu 2: Con số nào dưới đây chỉ lượng chất chứa trong một vật:
a. 3 m	b. 2 lít	c. 5 gói	d. 1,5 kg
Câu 3: Đơn vị chính để đo khối lượng là:
a. gam (g)	b. Mét khối (m3)	c. Ki lô gam (kg)	d. Niu tơn (N)
Câu 4: Một vật có khối lượng 200 gam sẽ có trọng lượng là bao nhiêu?
a. 20 N	b. 200 N	c. 2 N	d. 0,2 N
Câu 5: Người ta dùng bình chia độ đo thể tích một hòn đá, bình có độ chia nhỏ nhất là 1 cm3.Trong bình chứa 70 cm3 nước, sau khi thả hòn đá ngập vào trong nước thì mực nước dâng lên tới vạch 95cm3. Thể tích hòn đá là:
a. 85 cm3	b. 35 cm3	c. 70 cm3	d. 25 cm3
Câu 6: Trong các câu sau, câu nào có số liệu chỉ khối lượng của hàng hoá?
a. Trên chai nước khoáng có ghi 330 ml	b. Trên vỏ hộp Vitamin có ghi 100 viên
c. Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi 99,99	d. Trên gói xà phòng bột có ghi 0,5 kg
Câu 7: Có thể dùng bình chia độ hoặc bình tràn để đo thể tích của các vật nào dưới đây?
a. Một viên phấn.	b. Một cuốn sách.	c. Một hòn bi.	d. Một quả bóng bay.
II.ĐIỀN TỪ THÍCH HỢP VÀO CHỖ TRỐNG: ( 2 điểm )
1. Người ta đo  của chất lỏng bằng bình chia độ.
2. Ném hòn đá lên cao, hòn đá rơi xuống đất, vì trái đất tác dụng lên hòn đá.
3. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng  nhưng ngược 
4. Ném một cái búa đóng vào một cái đinh. Búa đã tác dụng vào đinh một 
III. CHỌN TỪ HOẶC SỐ THÍCH HỢP ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG: ( 2 điểm )
1m =  dm =  cm
0,5 m3 =  cm3 =  dm3 =  lít
5 kg =  lạng =  gam 
Vật có khối lượng bằng 25 kg có trọng lượng là P =  ( N )
IV. HÃY GHÉP MỘT MỆNH ĐỀ BÊN TRÁI VỚI MỘT MỆNH ĐỀ BÊN PHẢI ĐỂ THÀNH MỘT CÂU HOÀN CHỈNH : ( 1,25 điểm )
1. Khối lượng của một vật 
2. Mỗi lực đều có 
3. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật kia
4. Trọng lượng của một vật
5. Nếu một vật chịu tác dụng của hai lực mà vẫn đứng yên 
A. là lực hút của trái đất lên vật đó.
B. chỉ lượng chất tạo thành vật đó.
C. thì đó là hai lực cân bằng.
D. gọi là lực.
E. phương , chiều và cường độ xác định
	KẾT QUẢ : 	1 - 	 2 -  3 - 	 4 - 	 5 - 
V. TRẢ LỜI CÂU HỎI: 
1. Một em nhỏ đá vào một quả bóng đang nằm yên trên mặt đất, điều gì sẽ xảy ra sau đó đối với quả bóng? ( 0,5 điểm )
2. Khi cân một túi đậu, người ta đã đùng một quả cân 1kg , một quả cân 0,5 kg và một quả cân 100g. Hỏi khối lượng của túi đậu là bao nhiêu? ( 0.75 điểm )
ĐÊ2 (60 phút)
I.TRẮC NGHIỆM: 	Hãy chọn đáp án đúng nhất ( 3,5 điểm )
Câu 1: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1 dm để đo chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng?	a. 5 m	b. 50 dm	c. 500 cm	d. 50,0 dm.
Câu 2: Trong số các thước sau đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài sân trường em?
a. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1 mm.	b. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
c. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.	d. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.
Câu 3: Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l:
a. Bình 1000ml có vạch chia tới 10ml.	b. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml.
c. Bình 100ml có vạch chia tới 1ml.	d. Bình có vạch chia tới 5ml.
Câu 4: Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây:
a. V1 = 20,2 cm3	b. V2 = 20,50cm3	c. V3 = 20,5cm3	d. V4 = 20cm3
Câu 5: Bình chia độ chứa nước ở ngang vach 100cm3, thả viên bi bằng sắt vào bình, mực nước trong bình dâng lên đến vạch 250cm3. Vậy thể tích viên bi là:	a. 250cm3	b. 350cm3	c. 150cm3	d. 100cm3
Câu 6: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng: 
a. Thể tích bình tràn.	b. Thể tích bình chứa.
c. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa	d. Thể tích nước còn lại trong bình tràn.
Câu 7: Trên một hộp mức có ghi 250g. Số đó chỉ:
a. Sức nặng của hộp mức.	b. Thể tích của hộp mức.
c. Khối lượng của hộp mức.	c. Sức nặng và khối lượng của hộp mức.
Câu 8: Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu một lò xo bút bi lại. Nhận xét về tác dụng của các ngón tay lên lò xo và của lò xo lên ngón tay. Chọn câu đúng:
a. Lực mà ngón cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái là hai lực cân bằng.
b. Lực mà ngón trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón trỏ là hai lực cân bằng.
c. Hai lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng.
d. Các câu trả lời a, b, c đều đúng.
Câu 9: Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang vì:
a. Đã có hai lực cân bằng nhau tác dụng vào quyển sách.	b. Mặt bàn đã tác dụng lực lên quyển sách.
c. Lực hút của trái đất tác dụng lên quyển sách.	d. Vì một nguyên nhân khác.
Câu 10: Một quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt bàn ngang và sát một bức tường. Dùng tay ép mạnh quả bóng vào tường. Hãy chọn câu trả lời đúng:
a. Chỉ có quả bóng cao su bị biến dạng.	b. Chỉ có tay bị biến dạng.
c. Cả quả bóng và tay đều không có biến dạng.	d. Cả quả bóng và tay đều bị biến dạng.
Câu 11: Trọng lượng của một vật cho biết:
a. Khối lượng của vật đó.	c. Trọng lực tác dụng lên vật đó.	
d. Độ lớn của lực hút của trái đất tác dụng lên vật.	d. Cả b và c đều đúng.
Câu 12: Hãy chọn câu sai
a. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất thì không bị Trái Đất hút nữa. Vì nếu bị hút thì nó đã rơi ngay xuống trái đất.
b. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất thì không bị Trái Đất hút nữa. Vì ta thấy nhà du hành vũ trụ lơ lửng trong con tàu.
c. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất thì Vẫn bị Trái Đất hút. Nhưng lực hút này cân bằng với lực đẩy của động cơ.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 13: Lực hút của Sao Mai bằng 0,8 lần lực hút của Trái Đất. Một vật khi ở trái đất có khối lượng là 10kg thì trọng lượng của nó khi ở trên Sao Mai là bao nhiêu?	a.0,8 N	b. 8 N	c. 80 N	d. 800 N
Câu 14: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20cm. Khi treo một vật nặng m vào thì lò xo dài 22cm. Tính độ biến dạng của lò xo khi treo vật nặng m’ = 2m vào lò xo: 	a. 24 cm	b. 2 cm	d. 4 cm	d. 20cm
II.ĐIỀN TỪ THÍCH HỢP VÀO CHỖ TRỐNG: ( 2 điểm )
a. 200g là  của kẹo trong hộp.
b. Người ta dùng  để đo khối lượmg.
c. Trọng lực là  của Trái Đất.  có phương thẳng đứng, chiều hướng về 
d. Độ biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng 
e. Một bao cát được buộc vào một sời dây và treo trên một cành cây. Sợi dây bị căng ra. Sợi dây đã chịu tác dụng của hai Một là lực căng của sợi dây. Lực kia do  tác dụng.
III. Đổi đơn vị: (2 diểm)
a. 2 052 dm = m = km	b. 0,015km =  dm =  m
c. 0,1 m3 =  lít = cm3	d. 0,5 lít =  cc =  dm3
e. 1500ml = cm3 =  lít.	f. 2 lạng =  kg =  g 
g. 2053 kg = tấn = yến	h. Vật có trọng lượng 0,5 N thì có khối lượng là  kg 
IV. Bài tập tự luận: (3,5 điểm)
Bài 1: Bạn Na dùng một bình chia độ đã chứa sẵn 60 cm3 nước. Khi thả một hòn đá vào bình thì mực nước trong bình là 75 cm3. Thả tiếp một viên bi ve vào bình thì mực nước trong bình là 98 cm3. Hỏi hòn đá và viên bi vật nào có thể tích lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu? (1,5 điểm)
Bài 2: Một người muốn bán 1 lít nước mắ nhưng chỉ có 1 ca 5 lít và một ca 2 lít. Làm thế nào để đong được 1 lít khi chỉ dúng hai ca này? (0,75 điểm)
Bài 3: Để xác định thể tích quả chanh, người ta buộc một vật nặng (không thấm nước) có thể tích 33,5 cm3 bằng một sợi chỉ nhỏ (thể tích sợi chỉ không đáng kể) vào quả chanh rồi bỏ vào bình tràn. Hứng lấy phần nước tràn ra ngoài đổ vào bình chia độ, mực nước ở ngang vạch 224,5 cm3. Hãy cho biết thể tích của quả chanh. (1,25 điểm)

File đính kèm:

  • dockiem tra 1 tiet li 6 2 de hay.doc
Đề thi liên quan