Kì thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2012 - 2013 môn thi : ngữ văn

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2012 - 2013 môn thi : ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 
TRƯỜNG THPT VĨNH YÊN NĂM HỌC 2012 - 2013 
 
 MÔN THI : NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu 1 (2,0 điểm):
 Trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, nhân vật bà cụ Tứ đã có những cử chỉ, hành động nào vào buổi sáng hôm sau? Nêu ý nghĩa của những chi tiết ấy. 
 Câu 2 (3,0 điểm):
 Viết một bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh, chị về quan niệm sau: 
 “Công việc tránh cho ta ba cái hại lớn: buồn chán, hư đốn, túng thiếu”. (Vôn-te, nhà văn Pháp , 1694 -1778).
PHẦN ĐỀ TỰ CHỌN : Thí sinh chỉ làm câu 3a hoặc 3b
Câu 3a. Theo chương trình Chuẩn: ( 5.0 điểm) 
 Phân tích đoạn thơ sau :
 “ Trong anh và em hôm nay
 Đều có một phần Đất Nước
 Khi hai đứa cầm tay
 Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
 Khi chúng ta cầm tay mọi người
 Đất Nước vẹn tròn, to lớn
 Mai này con ta lớn lên
 Con sẽ mang Đất Nước đi xa
 Đến những tháng ngày mơ mộng
 Em ơi em Đất nước là máu xương của mình
 Phải biết gắn bó và san sẻ
 Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
 Làm nên đất Nước muôn đời…”
 (Đoạn trích Đất Nước - Trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm, tr 119 và 120, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2008 ).

Câu 3b. Theo chương trình Nâng cao: ( 5.0 điểm)
 Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
_____________Hết___________

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.






SỞ GD & ĐT TẠO VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT VĨNH YÊN
HD CHẤM THI THỬ TN THPT NĂM HỌC 2012 - 2013

 MÔN: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm gồm 03 câu, 03 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo nắm chắc mục đích yêu cầu đề bài; vận dụng linh hoạt đáp án biểu điểm, sử dụng thang mức điểm hợp lý; trân trọng bài viết sáng tạo và có chất văn. Những bài làm giống như trong tài liệu không đánh giá trên điểm trung bình. Điểm toàn bài để lẻ đến 0.5 điểm.
B.YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1

Trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, nhân vật bà cụ Tứ đã có những cử chỉ hành động nào vào buổi sáng hôm sau ? Nêu ý nghĩa của những chi tiết ấy. 
2.0

 Chi tiêt: Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăng xắn thu dọn, quét tước nhà cửa.
0.5

Bà vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau. Bà mời con món chè khoán vừa khuấy vừa cười đon đả và ăn ngon lành.
0.5

Ý nghĩa: Bà muốn chia sẻ với con, cùng con lo toan và xây dựng cuộc sống gia đình hòa thuận, ấm no; chia sẻ với con niềm vui hạnh phúc.
0.5

Những cử chỉ hành động của người mẹ Tràng là thứ đáng giá nhất dành cho các con: tình thương yêu, sự đùm bọc, che chở ; cho con sự lạc quan, tin tưởng vào ngày mai.
0.5
 2

Suy nghĩ về quan niệm: “Công việc tránh cho ta ba cái hại lớn: buồn chán, hư đốn, túng thiếu”. (Vôn - te) 
3.0

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận. 
0.25

2. Giải thích ý nghĩa câu nói.
0.5

- “Công việc” là tất cả những việc làm, những hoạt động của con người được thực hiện bằng chân tay hoặc bằng đầu óc.
0.25

- Câu nói đề cập tới vai trò và ý nghĩa của công việc trong cuộc sống con người: có công ăn việc làm con người sẽ tránh được ba cái hại lớn: buồn chán, hư đốn và sự túng thiếu.
0.25

3. Phân tích, bàn luận về quan niệm. 
2.0

- Trong cuộc sống, ai cũng phải làm việc, mỗi người ít nhất có một công việc hay còn gọi là nghề nghiệp chủ yếu. Công việc sẽ đem lại cho chính cá nhân và xã hội những ý nghĩa to lớn. 
0.5

- Công việc khiến con người phải vận động chân tay và hoạt động trí não nhờ đó trở nên khỏe về thể chất, mạnh về tinh thần. 
0.25

- Công việc lại giúp chúng ta tránh được ba cái hại lớn: buồn chán, hư đốn, túng thiếu. Bởi vì, công việc phủ kín thời gian, cuốn người ta vào sự đam mê, yêu thích không còn thời gian trống để buồn chán. Có công việc và nỗ lực làm việc, con người sẽ có được cuộc sống đủ đầy, tốt đẹp, có tương lai tươi sáng. 
0.5

- Có việc làm, người ta cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa. Làm việc, con người sẽ có thể đóng góp sức mình cho cuộc đời, cho xã hội, từ đó, con người sẽ được xã hội trân trọng. Nhờ có việc làm, con người sẽ nhận ra giá trị của mình trong cuộc sống, tìm thấy niềm vui trong công việc và biết sống có ích.
0.5

- Nếu không có việc làm hoặc lười biếng, không chịu làm việc, con người dễ sinh ra buồn chán, bi đát, thất vọng, dễ buông thả, sa ngã, không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, sống không ý nghĩa và trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội. Không có việc làm, lười lao động, con người sẽ rơi vào tình cảnh khó khăn túng thiếu. 
0.25

4. Bài học nhận thức và hành động.
0.5

- Dù ở hoàn cảnh nào, điều kiện sống ra sao, mỗi người đều phải làm việc. 
- Đối với học sinh, chỉ có say mê học tập mới không sinh ra buồn chán, hư đốn. Chỉ có học tập mới có được tương lai tươi sáng và cuộc sống ấm no.
0.25

0,25


- Khẳng định tính đúng đắn, ý nghĩa, giá trị câu nói: câu nói chứa đựng một quan niệm sống đúng đắn và sâu sắc, nó có ý nghĩa với bất cứ ai, bất cứ quốc gia nào, đúng với mọi thế hệ, mọi thời đại.
0.25


Câu 3a

Phân tích đoạn thơ trong bài “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm.( theo đề bài)
5.0

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ “Đất Nước ”.
- Giới thiệu chủ đề đoạn thơ, trích dẫn thơ.
0.25
0.25

Phân tích đoạn thơ
4.0

 - Đất Nước không phải là cái gì xa lạ mà có ngay trong sự sống, trong cuộc đời mỗi người.
0.5

- Đất Nước là sự hài hòa, thống nhất giữa riêng và chung, giữa công dân và cộng đồng. Đó là sự gắn bó giữa số phận cá nhân và vận mệnh chung của cộng đồng, dân tộc .
1.5

- Đất Nước được gìn giữ, lưu truyền và phát huy qua nhiều thế hệ 
0.5

 - Suy ngẫm về trách nhiệm mỗi người đối với Đất Nước : Đất Nước là máu xương, là sinh mệnh nên trách nhiệm với Đất Nước trước tiên là trách nhiệm với bản thân. Đồng thời mỗi người phải biết gắn bó, san sẻ và hi sinh để làm nên Đất Nước bền vững muôn đời 
1.0

3. Nghệ thuật 
- Hai chữ “Đất Nước” được viết hoa trang trọng, điệp ngữ “Đất Nước” vang vọng cả bài thơ. Giọng điệu tâm tình, gần gũi, trang trọng.
- Với ngôn ngữ giản dị, mộc mạc nhà thơ đã bình dị hóa Đất Nước một cách bất ngờ, để Đất Nước hóa thân vào truyền thuyết, cổ tích, ca dao, dân ca …

0,25

0,25

Đánh giá khái quát về đoạn thơ và bài thơ.
0,5
Câu 3b

Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
5.0

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
0,25

- Giới thiệu và nêu ấn tượng, nhận xét khái quát nhân vật người đàn bà làng chài. 
0,25

- Phân tích đặc điểm của nhân vật:
4.0

+ Ngoại hình: Gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng (thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với khuôn mặt mệt mỏi,…) 
0,5

+ Số phận: Nhiều khốn khó với những nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần 
 - Cuộc sống chật vật (lênh đênh sông nước, đông con, đói khổ phải ăn xương rồng luộc,..)
 - Bị người chồng hành hạ, đánh đập thậm tệ.
 - Phải chứng kiến cảnh cha con đối xử với nhau như kẻ thù.

1.0

+ Phẩm chất: 
 - Đức hi sinh: Biết nhận lỗi về phần mình. Thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh, không than vãn, không chống trả, không trốn chạy, vì: Thấu hiểu, đồng cảm với nỗi khổ của người chồng (lời kể về chồng...).
 - Thương con, cảm nhận được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, đơn giản (vui khi thấy đàn con được ăn no...). 
 - Sự từng trải, hiểu thấu lẽ đời. 

0,5


0,5

0.5

+ Đánh giá:
 - Sự cam chịu của người đàn bà có thể đáng trách, nhưng trên hết cũng vẫn rất đáng chia sẻ, cảm thông. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng bao người phụ nữ Việt Nam tần tảo, thương chồng yêu con, nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha.
 -Nhân vật chứa đựng nhiều mâu thuẫn, thể hiện cái nhìn đa diện, mới mẻ của nhà văn về cuộc đời và con người, đánh dấu sự đổi mới tư duy nghệ thuật của nhà văn. Tác phẩm thể hiện rõ quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu: Sáng tác văn học là đi tìm cái hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người.


0,5



0.5
 

Đánh giá khái quát về nhân vật và tác phẩm
0.5


- Hết -

File đính kèm:

  • docDe thi thuTN vanVY.doc